Nâng cao hiệu quả kiểm tra sau thông quan và thanh tra thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại cục hải quan tỉnh long an (Trang 71)

6. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.2.4. Nâng cao hiệu quả kiểm tra sau thông quan và thanh tra thuế

Trong thời gian thực hiện quyết định kiểm tra tại trụ sở người khai hải quan, trường hợp cần xác minh gấp, Trưởng đoàn kiểm tra sau thông quan được thực hiện việc xác minh theo quy định tại điểm a khoản này;

Việc xác minh được thực hiện bằng hình thức gửi văn bản yêu cầu và đề nghị trả lời bằng văn bản hoặc cử người làm việc trực tiếp với đối tượng xác minh theo giấy giới thiệu của người yêu cầu xác minh. Kết quả xác minh được ghi bằng văn bản hoặc biên bản làm việc.

Thực hiện kiểm tra sau thông quan là một biện pháp nghiệp vụ hải quan góp phần thực hiện cải cách thủ tục hành chính, giảm áp lực tại các khâu trước và trong thông quan, đồng thời kiểm tra chặt chẽ quá trình kinh doanh, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Để thực hiện nghiệp vụ này theo đúng thông lệ quốc tế, trước hết cơ quan hải quan và các đối tượng nộp thuế phải có cách nhìn nhận thật đúng về công tác kiểm tra sau thông quan như một hoạt động nghiệp vụ thường xuyên của cơ quan hải quan, thay vì chỉ kiểm tra đối tượng có dấu hiệu vi phạm pháp luật như hiện nay. Phân tích, rà soát hồ sơ XNK, chú trọng hồ sơ các lô hàng

được phân luồng xanh có thuế NK; các trường hợp giá thấp hơn giá trong danh mục quản lý rủi ro, giá hàng hóa do DN khai báo thấp dần, áp mã không thống nhất…

Xây dựng đội ngũ cán bộ kiểm tra sau thông quan đủ năng lực, phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp phải và coi đó là chìa khóa chính đi đến sự thành công. Mô hình kiểm tra sau thông quan phải được xây dựng trên cơ sở các chuẩn mực cần thiết và tuân theo một quy trình chặt chẽ. Công tác sau thông quan căn cứ vào cơ sở dữ liệu thu thập được, hàng hóa có thuế suất cao, nhạy cảm, áp mã hàng hóa chưa có sự thống nhất giữa các Chi cục hoặc giữa Chi cục với doanh nghiệp…; đánh giá các tiêu chí quản lý doanh nghiệp dựa trên tiêu chí quản lý rủi ro theo phương pháp quản lý hiện đại, nhằm hướng doanh nghiệp đến việc tuân thủ, chấp hành pháp luật đồng thời có chế tài mạnh đối với các doanh nghiệp cố tình trốn thuế, gian lận gây thất thu thuế nhập khẩu.

3.3 Kiến nghị

3.3.1 Kiến nghị Tổng Cục hải quan

Tổng Cục hải quan phải căn cứ trên những cơ sở khoa học, dựa vào tình hình thực tế về hoạt động xuất nhập khẩu của mỗi năm để giao chỉ tiêu thu ngân sách, không nên giao chỉ tiêu theo xu hướng năm sau phải cao hơn năm trước, cần chú trọng các mặt hàng xuất khẩu có tiềm năng để khai thác, tránh tình trạng chạy theo thành tích.

Tổng cục Hải quan cần sớm có hướng dẫn cụ thể về việc giải quyết đối với số nợ thuế của các đối tượng đã có quyết định giải thể, phá sản, không có khả năng thu đòi, nhằm tạo thuận lợi cho việc theo dõi nợ thuế của cục Hải quan tỉnh, thành phố. Tổng cục Hải quan cần làm tốt hơn nữa sự kết hợp 4 chương trình: Hệ thống kế toán, quy trình kiểm tra sau thông quan, quy chế quản lý sử dụng hệ thống thông tin quản lý tờ khai hải quan, giá tính thuế tạo một hệ thống thống nhất áp dụng trong toàn ngành.

Hiện nay, mỗi năm các doanh nghiệp phải đón nhiều đoàn thanh tra khác nhau, nội dung kiểm tra trùng lắp và chổng chéo gây khó khăn làm tiêu tốn thời gian của doanh nghiệp ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất, kinh doanh vì vậy trước khi tiến hành kiểm tra cần lên kế hoạch cụ thể và rà soát chồng chéo trong thanh tra, kiểm tra giữa các cơ quan ban ngành.

Cần tiếp tục đơn giản hóa các thủ tục hành chính hải quan; tăng cường tính công khai, minh bạch trong thực hiện thủ tục hành chính hải quan; áp dụng quản lý rủi ra và kiểm tra sau thông quan làm nền tảng cho việc xây dựng ban hành và thực hiện các chính sách quản lý; mở rộng đối tượng doanh nghiệp ưu tiên trong lĩnh vực có rủi ro thấp.

Cần nâng cao hiệu quả của đường dây nóng tốt hơn nhằm tạo sự tương tác mật thiết giữa doanh nghiệp với cơ quan hải quan trong tháo gỡ các vướng mắc xảy ra trong quá trình làm thủ tục hải quan.

Ngành Hải quan cần phối hợp với các Bộ ngành khác nhằm giải quyết sự chồng chéo các thông tư với nhau, sự áp dụng các Nghị định, Thông tư khác nhau giữa các Chi cục Hải quan, gây khó khăn cho doanh nghiệp vì vậy cần phải đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong quá trình thực hiện.

3.3.2 Kiến nghị với Ủy ban nhân dân tỉnh Long An

Ban hành quy chế phối hợp với các cơ quan hữu quan: Công an, Bộ đội Biên phòng, Thú y, Kiểm dịch để thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về Hải quan.

Phối hợp trao đổi thông tin với Cục thuế tỉnh về tình hình hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp nắm được danh sách các doanh nghiệp tuân thủ pháp luật, doanh nghiệp có độ rủi ro cao, doanh nghiệp vi phạm pháp luật để có cơ chế quản lý phù hợp và hiệu quả.

Phối hợp trong thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp phải đảm bảo chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời; không trùng lặp về nội dung thanh tra, kiểm tra; không cùng thời gian giữa các cơ quan thực hiện thanh tra, kiểm tra; không ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Trong chương 3 tác giả đã đưa ra mộ số giải pháp gồm: Nâng cao hiệu quả quản lý đối tượng nộp thuế; Nâng cao hiệu quả tính thuế; Kiện toàn bộ máy tổ chức, quy trình nghiệp vụ, đào tạo cán bộ công chức tại Cục Hải quan tỉnh Long An phục vụ tốt hơn công tác tính và thu thuế.

Bên cạnh đó tác gải còn đưa ra một số kiến nghị với các cơ quan quản lý liên quan.

Với các nhóm giải pháp và các kiến nghị trong chương này tác giả mong muốn góp phần nâng cao hiệu quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Long An trong thời gian tới.

KẾT LUẬN

Trên cơ sở định hướng, chiến lược nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu. Tác giả đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Long An trong thời gian đến. Để thực hiện tốt nhiệm vụ đó, Hải quan Việt Nam nói chung và Cục Hải quan tỉnh Long An nói riêng phải đứng trước một thách thức rất lớn, đó là yêu cầu về quản lý, yêu cầu tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu và yêu cầu làm tròn nhiệm vụ thu nộp ngân sách hàng năm để góp phần xây dựng đất nước hùng mạnh. Trong khi đó mô hình quản lý, tổ chức bộ máy, cơ sở vật chất,trang thiết bị của Hải quan chưa đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ. Đội ngũ cán bộ công chức còn yếu kém về trình độ, năng lực. Ngoài ra, chính sách thuế của Việt Nam còn chưa thay đổi kịp để phù hợp với yêu cầu hội nhập. Do đó, để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, một trong những yêu cầu cấp bách là nâng cao hiệu quả quản lý thuế xuất nhập khẩu là một đòi hỏi khách quan. Thông qua việc phân tích, đánh giá thực trạng tình hình quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Long An, tác giả đã nêu một số tồn tại, vướng mắc và đề ra một số giải pháp chủ yếu cho công tác này. Những giải pháp về nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Long An sẽ thực sự có hiệu quả khi có sự quyết tâm thực hiện của cả ngành Hải quan, Cục Hải quan tỉnh Long An, các cơ quan quản lý liên quan và của cả cộng đồng doanh nghiệp.

Do điều kiện nghiên cứu còn hạn chế về nguồn tài liệu cũng như thời gian nghiên cứu, về phía tác giả khả năng, kinh nghiệm và tư duy khoa học còn nhiều hạn chế do đó kết quả nghiên cứu không thể tránh khỏi thiếu sót. Tác giả luận văn rất mong được sự đóng góp của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo sẽ mở rộng thời gian nghiên cứu dài hơn và nghiên cứu kỹ hơn về từng mảng như quản lý thuế nhập khẩu, quản lý thu thuế xuất khẩu để có thể đánh giá toàn diện hơn công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại đơn vị.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính (2015), Thông tư số 38/2015/TT-BTC quy định về thủ tục hải

quan; ki m tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, ban hành ngày 25/3/2015.

2. Chính phủ (2013), Nghị định số 83/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi

tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế, ban hành ngày 22/7/2013.

3. Chính phủ (2015), Nghị định số 08/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi

tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan về thủ tục hải quan, ki m tra, giám sát, ki m soát hải quan, ban hành ngày ngày 21/01/2015.

4. Cục Hải quan tỉnh Long An (2015, 2016, 2017, 2018), Báo cáo tổng kết năm

2015, 2016, 2017, 2018.

5. PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn (2017), Giáo trình Tài chính tiền tệ, Nhà xuất

bản kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

6. Kiểm toán Nhà nước (2019), Quyết định 475/QĐ-KTNN năm 2019 về đề

cương ki m toán chuy n đề quản lý thu thuế xuất nhập khẩu do ki m toán Nhà nước

7. Quốc hội (2014), Luật Hải quan số 54/2014/QH13, ban hành ngày

23/6/2014.

8. Quốc hội (2014), Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của

các Luật về thuế, ban hành ngày 26/11/2014.

9. Quốc hội (2016), Luật số 107/2016/QH13 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập

khẩu, ban hành ngày 06/4/2016.

10. Tổng cục Hải quan (2015), Quyết định số 952/QĐ-TCHQ sửa đổi một số

nội dung của Tuy n ngôn phục vụ khách hàng, ban hành ngày 03/4/2015.

11. Tổng cục Hải quan (2015), Quyết định số 1966/QĐ-TCHQ ban hành quy

trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, ban hành ngày

10/7/2015.

12. TS. Nguyễn Thanh Sơn, ThS. Nguyễn Văn Nộng (2010), Giáo trình Thuế,

13. TS. Lê Xuân Trường (2010), Giáo trình Quản lý Thuế, Nhà xuất bản tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại cục hải quan tỉnh long an (Trang 71)