Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tình hình tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh tỉnh long an (Trang 70 - 71)

9. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

2.3.1. Kết quả đạt được

- Căn cứ định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; Nghị quyết của Hội đồng quản trị Agribank; Ban Giám đốc Agribank chi nhánh tỉnh Long An đã kịp thời triển khai đến các cán bộ tín dụng trong toàn chi nhánh để tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác này; trong đó việc tăng trưởng tín dụng phải trên cơ sở thực hiện “tín dụng có chọn lọc” cả về khách hàng lẫn đối tượng đầu tư, thể loại tín dụng. Từ đó ngân hàng đã chủ động ưu tiên bố trí vốn cho các dự án, phương án sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, đặc biệt là thực hiện tốt sự chỉ đạo của cấp trên trong tín dụng thu mua lương thực; đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn; cho ưu đãi xuất khẩu…

- Về công tác chỉ đạo, điều hành, ngân hàng luôn bám sát định hướng, thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của ngân hàng cấp trên, đồng thời dự đoán đúng tình hình nên đã tận dụng được thời cơ trong tín dụng nói chung, tín dụng doanh nghiệp nói riêng, nắm bắt kịp thời diễn biến lãi suất, biện pháp ưu đãi của các TCTD khác để từ đó có chỉ đạo đúng lúc, có hiệu quả.

- Thu nhập từ tín dụng doanh nghiệp chiếm gần ¼ tổng thu từ hoạt động tín dụng ngân hàng năm 2018. Cụ thể, từ 22% năm 2016 tăng lên 26.31% (tăng 4.31%) năm 2018. Diều này cho thấy được tầm quan trọng trong hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng.

- Công việc thu hồi nợ không phải là công việc đơn giản. Nói về hình thức thu hồi nợ, có rất nhiều hình thức khác nhau. Hiện ngân hàng thu nợ qua 2 hình thức, khi đến kỳ trả nợ, tùy vào từng doanh nghiệp mà doanh nghiệp sẽ trả nợ qua hình thức chuyển khoản hoặc tiền mặt tại ngân hàng. Khoảng 10 ngày trước khi khách nợ đến hạn phải thanh toán, bạn nên nhắc nhở họ chuẩn bị tiền. Ngân hàng gửi email nhắc nhở doanh nghiệp. Đối với một số trường hợp khách nợ đặc biệt, ngân hàng sắp xếp một cuộc hẹn để trao đổi trước. Nếu họ nói họ có vài vấn đề, bạn hãy đề nghị gặp mặt trực tiếp để tìm hiểu nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của tình hình.

- Sản phẩm tín dụng đa dạng, linh hoạt, đáp ứng hầu hết các nhu cầu doanh nghiệp.

- Để khắc phục rủi ro lãi suất, các chi nhánh đã thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Giám đốc Agribank tỉnh, từ đó lãi suất tín dụng được điều chỉnh kịp thời (cả năm 2018 đã điều chỉnh tăng, giảm lãi suất tín dụng 16 lần). Trên cơ sở đó đã thu hút và giữ chân được các khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng.

- Nhằm hạn chế rủi ro tín dụng ngay từ đầu, các chi nhánh đã xem khâu thẩm định phương án sản xuất kinh doanh (kiểm tra trước), cùng với việc thường xuyên kiểm tra trong và sau khi tín dụng là điều kiện hạn chế đến mức thấp nhất việc phát sinh rủi ro do chủ quan. Xuất phát từ quá trình trên, Agribank chi nhánh tỉnh Long An đã đánh giá kịp thời, đầy đủ, chính xác công tác tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng để chủ động quản trị rủi ro, bố trí lại cán bộ tín dụng…

- Từ khi áp dụng đến nay, chương trình IPCAS đã phát huy được hiệu quả, giúp cán bộ tín dụng xử lý nhanh hơn các thủ tục trong quy trình tín dụng nhưng vẫn đảm bảo tính chính xác, hầu hết các giấy tờ, biểu mẫu đều được in sẵn, không phải viết tay nhằm đơn giản cho khách hàng khi thực hiện thủ tục vay vốn.

- Công tác thi đua trong hoạt động tín dụng được tổ chức thường xuyên, sáng tạo, có trọng tâm nên hoạt động này ngày càng đi vào chiều sâu. Từ đó khiến cán bộ tín dụng tại ngân hàng luôn nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ, không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tình hình tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh tỉnh long an (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)