9. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Long An
2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn
Hoạt động kinh doanh tiền tệ của ngân hàng thực chất là “đi vay để tín dụng”. Chính vì thế, hoạt động huy động vốn được xem là một trong những nhiệm vụ chủ yếu và quan trọng của ngân hàng, nó là cơ sở để mở rộng hoạt động tín dụng và là tiền đề quyết định hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Trong những năm qua Agribank Long An đã xây dựng cho mình một chính sách huy động vốn linh hoạt, đáp ứng được mọi nhu cầu của khách hàng. Kết quả đạt được khả quan và không ngừng tăng trưởng.
Bảng 2.1. Cơ cấu nguồn vốn huy động tại Agribank Long An giai đoạn 2016 – 2018
ĐVT: Triệu đồng, %
Chỉ tiêu
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Số dư Tỷ trọng
(%) Số dư Tỷ trọng
(%) Số dư Tỷ trọng
(%)
I. Theo loại tiền 11.062.780 100 13.938.716 100,00 16.800.922 100,00
- Nội tệ 10.998.022 99,41 13.886.731 99,63 16.747.156 99,68
- Ngoại tệ 64.758 0,59 51.985 0,37 53.766 0,32
II. Theo thời hạn 11.062.780 100 13.938.716 100,00 16.800.922 100,00
- Không kỳ hạn 1.226.826 11,09 1.340.121 9,61 1.588.212 9,45 - Có kỳ hạn dưới12 tháng 7.179.713 64,90 8.591.999 61,64 9.129.888 54,34 - Có kỳ hạn trên 12 tháng 2.656.241 24,01 4.006.596 28,74 6.082.822 36,21 III. Theo tính chất nguồn VHĐ 11.062.780 100 13.938.716 100,00 16.800.922 100,00
- Tiền gửi dân cư 9.679.130 87,49 12.418.124 89,09 14.931.725 88,87
- Tiền gửi TCKT,
tổ chức xã hội 1.124.254 10,16 1.279.178 9,18 1.601.036 9,53 - Tiền gửi TCTD,
TC tài chính 259.396 2,34 241.414 1,73 268.161 1,60
Nguồn: Báo cáo tài chính của Agribank Long An giai đoạn 2016-2018
Qua bảng 2.1 cho thấy nguồn vốn huy động của ngân hàng chủ yếu là từ nội tệ (chiếm trên 99% tổng vốn huy động) và có khuynh hướng tăng mạnh qua các năm (năm 2018 tăng 8.821.744 triệu đồng so với năm 2015). Nguồn huy động ngoại tệ (dưới 1% tổng vốn huy động) chủ yếu là Đô la Mỹ và có xu hướng giảm dần qua các năm. Nguyên nhân của tình trạng này là do trong những năm gần đây, nền kinh tế thế giới đang lâm vào tình trạng khủng hoảng, kéo theo đó là sự biến động bất thường của
tỷ giá hối đoái, điều này đã khiến cho người dân có tâm lý e ngại khi gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ. Mặt khác, do lãi suất huy động ngoại tệ là 0% kích thích khách hàng chuyển từ ngoại tệ sang nội tệ để gửi có hiệu quả hơn. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến cho tỷ trọng nguồn vốn ngoại tệ có xu hướng giảm so với tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng.
Xét về tính chất nguồn vốn, nguồn vốn huy động tại Agribank Long An chủ yếu là từ tiền gửi dân cư (chiếm trên 86% tổng nguồn vốn huy động) cụ thể là: năm 2016 là 9.679.130 triệu đồng, chiếm 87,49% trên tổng nguồn vốn huy động, tương ứng tăng 19,53% so với năm 2015; năm 2017 là 12.418.124 triệu đồng, chiếm 89,09% tổng nguồn vốn huy động, tăng hơn 28,29% so với năm 2016, năm 2018 là 14.931.725 triệu đồng, chiếm 88,87% trên tổng nguồn vốn huy động, tương ứng tăng 20,24% so với năm 2017. Với tỷ trọng này cho phép xác định nguồn vốn huy động tại chỗ của ngân hàng phù hợp với định hướng chung của Agribank. Về cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo thời hạn có sự gia tăng mạnh nguồn vốn huy động có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên (năm 2018 là 6.082.822 triệu đồng, chiếm 36,21% tổng nguồn vốn huy động). Nguồn vốn có kỳ hạn dưới 12 tháng luôn chiếm trên 54,34% tổng nguồn vốn huy động. Đối với các khoản tiền gửi không kỳ hạn cũng có sự gia tăng so với các năm trước. Từ đó cho thấy rằng hoạt động Marketing và chiến lược lợi ích cho khách hàng lâu dài của ngân hàng hiện tại được quan tâm đúng đắn. Bởi vì, hiện tại lãi suất tại ngân hàng còn thấp hơn so với các ngân hàng cùng địa bàn, do đó nguồn vốn huy động còn hạn chế.
Với sự chuyển dịch cơ cấu nêu trên, chứng tỏ nguồn vốn tại Agribank Long An mang tính ổn định, đảm bảo được khả năng thanh khoản; nguồn vốn tăng trưởng kéo theo dư nợ trung-dài hạn tăng theo. Đây cũng là tình hình chung của toàn hệ thống ngân hàng trong năm 2018. Hiện nay do tâm lý bất an của người dân đối với những ngân hàng yếu kém cùng với sự biến động lớn của nền kinh tế thế giới cũng như trong nước nên việc huy động vốn tại ngân hàng nói riêng cũng như toàn hệ thống nói chung cũng trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, với sự tổ chức công tác huy động vốn mềm dẻo, linh hoạt, cùng với uy tín của ngân hàng đã được tạo lập trong nhiều năm, Agribank Long An đã đạt được nhiều kết quả khả quan qua các năm. Cụ thể: năm 2016 nguồn vốn huy động là 11.062.780 triệu đồng, tăng 1.717.673 triệu đồng; năm
2017 nguồn vốn huy động là 13.938.716 triệu đồng, tăng 2.875.936 triệu đồng so với năm; năm 2018 nguồn vốn huy động là 16.800.922 triệu đồng, tăng 2.862.206 triệu đồng so với năm, đây là sự cố gắng rất lớn của chi nhánh trong định hướng mục tiêu tự cân đối nguồn vốn hoạt động kinh doanh.
2.1.3.2. Hoạt động tín dụng
Trong thời gian qua hoạt động cấp tín dụng của Agribank Long An chủ yếu là tín dụng, được xem là hoạt động tạo thu nhập chủ yếu và chiếm tỷ trọng hơn 90% thu nhập từ hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Cụ thể:
Bảng 2.2. Cơ cấu dư nợ tín dụng tại Agribank Long An giai đoạn 2016 - 2018
ĐVT: Triệu đồng, %
Chỉ tiêu
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) I. Tổng dư nợ tín dụng 10.846.490 100,00 13.042.489 100,00 15.778.908 100,00 II. Dư nợ theo kỳ
hạn 10.846.490 100,00 13.042.489 100,00 15.778.908 100,00
- Dư nợ ngắn hạn 6.536.910 60,27 7.557.907 57,95 9.185.697 58,22
- Dư nợ trung hạn 4.306.996 39,71 5.465.445 41,90 6.549.923 41,51
- Dư nợ dài hạn 2.584 0,02 19.137 0,15 43.288 0,27
III. Dư nợ phân theo thành phần kinh tế 10.846.490 100,00 13.042.489 100,00 15.778.908 100,00 - Dư nợ hộ gia đình và cá nhân 10.407.864 95,96 11.916.969 91,37 14.320.624 90,76 - Dư nợ DN và hợp tác xã 438.626 4,04 1.125.520 8,63 1.458.284 9,24
Nguồn: Báo cáo tài chính của Agribank Long An giai đoạn 2014-2018
Qua phân tích Bảng 2.2 về cơ cấu dư nợ tín dụng trong giai đoạn từ 2016 - 2018 cho thấy dư nợ tín dụng của Agribank Long An chủ yếu là dư nợ ngắn hạn, chiếm tỷ trọng trên 57% tổng dư nợ tín dụng và có xu hướng chuyển dịch sang dư nợ trung hạn qua các năm. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của tình hình lạm phát và khó khăn trong kinh tế nên các ngân hàng đều hạn chế tín dụng vốn đầu tư, mở rộng kinh doanh. Trong khi đó, dư nợ tín dụng trung hạn (từ 39,71% năm 2016 tăng lên 41,51% năm 2018) và dài hạn (từ 0,02% năm 2016 tăng lên 0,27% năm 2018) chiếm tỷ trọng lần
lượt thứ 2, thứ 3 và có xu hướng tăng qua các năm. Về cơ cấu dư nợ tín dụng xét theo thành phần kinh tế, ta thấy chi nhánh tập trung chủ yếu vào đối tượng khách hàng là hộ gia đình và cá nhân, chiếm trên 90% tổng dư nợ tín dụng các năm. Mặc dù dư nợ tín dụng đối tượng khách hàng tăng qua các năm nhưng tỷ trọng của nó trên tổng dư nợ lại có sự biến động qua các năm.
Nhìn chung trong thời gian qua, hoạt động tín dụng tại Agribank Long An đã đạt được những kết quả rất khả quan, tổng doanh số tín dụng và dư nợ tín dụng liên tục tăng qua các năm (năm 2016 dư nợ tín dụng là 10.846.490 triệu đồng, tăng 1.743.919 triệu đồng so với năm 2015; năm 2017 dư nợ tín dụng là 13.042.489 triệu đồng, tăng 2.195.999 triệu đồng so với năm 2016; và năm 2018 dư nợ tín dụng là 15.778.908 triệu đồng, tăng 2.736.419 triệu đồng so với năm 2017), công tác đảm bảo an toàn và nâng cao chất lượng tín dụng ngày càng có những dấu hiệu tốt.
2.1.3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh
Tính đến 31/12/2018 trên địa bàn tỉnh Long An đã có 22 NHTM, 01 NH chính sách Xã hội, 13 Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động cạnh tranh gay gắt. Ngoài ra, do tình hình kinh tế xã hội ở Long An vài năm trở lại đây gặp nhiều khó khăn, thiên tai, dịch bệnh luôn xảy ra làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của khách hàng vay vốn ở Agribank Long An, qua đó ảnh hưởng đến ngân hàng. Tuy nhiên, nhờ sự lãnh đạo sâu sát thực của Ban Giám đốc, toàn thể cán bộ viên chức Agribank Long An đã vượt qua mọi trở lực, không ngừng phấn đấu, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đảm bảo thu nhập cho người lao động.
Qua số liệu phân tích tại Bảng 2.3 cho thấy chênh lệch thu - chi tại Agribank Long An trong những năm qua có sự gia tăng đáng kể. Cụ thể: năm 2016 là 367.869 triệu đồng tăng 17,7 % so với năm 2015; năm 2017 là 407.913 triệu đồng tăng 10,9% so với năm 2016; đến năm 2017 chênh lệch thu - chi tăng lên 470.724 triệu đồng, tăng 15,4% so với năm 2017. Nguyên nhân của sự biến động này là do trong năm 2018 ngân hàng luôn tuân thủ quy định lãi suất của Agribank và của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, không vượt rào, cũng như không thực hiện chi hoa hồng, khuyến mãi huy động vốn. Bên cạnh đó NH đã nhiều lần đồng loạt giảm lãi suất tiền vay theo chỉ đạo của trụ sở chính trong việc chia sẻ khó khăn đối với khách hàng cá nhân và doanh
nghiệp, trong khi đó lãi suất huy động vẫn còn cao, điều này ảnh hưởng rất lớn đến kết quả tài chính của đơn vị.
Bảng 2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh tại Agribank Long An giai đoạn 2016 - 2018
ĐVT: Triệu đồng, %
Chỉ tiêu Năm Tốc độ tăng, giảm (%)
2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017
Tổng thu 1.628.068 1.859.308 2.224.822 14,2 19,7
Tổng chi 1.260.199 1.451.395 1.754.098 15,2 20,9
Chênh lệch thu – chi 367.869 407.913 470.724 10,9 15,4 Nguồn: Báo cáo KQHĐ của Agribank Long An giai đoạn 2016 - 2018
Nhìn chung, hoạt động kinh doanh của Agribank Long An trong những năm gần đây đã đạt được những kết quả tương đối khả quan. Chính vì vậy trong thời gian tới, bên cạnh việc đẩy mạnh tăng trưởng nguồn vốn, mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng, Agribank Long An cũng nên chú trọng đến việc nâng cao chất lượng tín dụng mà đặt biệt là tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng mình.
2.2. Thực trạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát riển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Long An