Sự cần thiết phải cấp tín dụng đối với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tình hình tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh tỉnh long an (Trang 25 - 26)

9. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

1.2.2. Sự cần thiết phải cấp tín dụng đối với doanh nghiệp

Tín dụng đối với doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu về vốn cho nền kinh tế là người trung gian điều hoà quan hệ cung cầu về vốn trong nền kinh tế, hoạt động tín dụng đã thông dòng cho vốn chảy từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn. Ngân hàng ra đời gắn liền với sự vận động trong quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá. Nền sản xuất

hàng hoá phát triển nhanh chóng đã thúc đẩy hàng hoá - tiền tệ ngày càng sâu sắc, phức tạp và bao trùm lên mọi sinh hoạt kinh tế xã hội.

Tín dụng đối với doanh nghiệp tạo ra nguồn vốn hỗ trợ cho quá trình sản xuất được thực hiện bình thường liên tục và phát triển nhằm góp phần đẩy nhanh quá trình tái ẩn xuất mở rộng, đầu tư phát triển kinh tế, mở rộng phạm vi quy mô sản xuất. Hoạt động tín dụng ngân hàng ra đời đã biến các phương tiện tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong xã hội thành những phương tiện hoạt động kinh doanh có hiệu quả, động viên nhanh chóng nguồn vật tư, lao động và các nguồn lực sẵn có khác đưa vào sản xuất, phục vụ và thúc đẩy sản xuất lưu thông hàng hoá đẩy nhanh quá trình tái sản xuất mở rộng.

Tín dụng đối với doanh nghiệp thúc đẩy việc sử dụng vốn có hiệu quả và củng cố chế độ hoạch toán kinh tế. Đặc trưng cơ bản của tín dụng là cho vay có hoàn trả và có lợi tức Ngân hàng huy động vốn của doanh nghiệp khi họ có vốn nhàn rỗi và cho vay khi họ cần vốn để bổ xung cho sản xuất kinh doanh. Khi sử dụng vốn vay của ngân hàng, doanh nghiệp phải tôn trọng mọi điều kiện ghi trong hợp đồng tín dụng, trả nợ vay đúng hạn cả gốc và lãi. Do đó thúc đẩy các doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp tăng hiệu quả sử dụng vốn, giảm chi phí, tăng vòng quay vốn... để tạo điều kiện nâng cao doanh lợi cho doanh nghiệp. Muốn vậy các doanh nghiệp phải tự vươn lên thông qua các hoạt động của mình, một trong những hoạt động khá quan trọng là hạch toán kinh tế. Quá trình hạch toán kinh tế là quá trình quản lí đồng vốn sao cho có hiệu quả. Để quản lí đồng vốn có hiệu quả thì hạch toán tinh tế phải giám sát chặt chẽ quá trình sử dụng vốn để nó được sử dụng đúng mục đích, tạo ra doanh lợi cho doanh nghiệp.

Tín dụng đối với doanh nghiệp tạo điều kiện mở rộng và phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại. Ngày nay sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia luôn luôn gắn quan hệ kinh tế với thị trường thế giới, nền kinh tế “đóng” tự cung tự cấp trước đây nay đã nhường chỗ cho nền kinh tế “mở” phát triển, mở rộng quan hệ kinh tế với các nước trên thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tình hình tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh tỉnh long an (Trang 25 - 26)