Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả tín dụng doanh nghiệp tại một số ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tình hình tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh tỉnh long an (Trang 33 - 35)

9. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

1.4.1. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả tín dụng doanh nghiệp tại một số ngân

thương mại trên địa bàn và bài học kinh nghiệm rút ra cho ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Long An

1.4.1. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả tín dụng doanh nghiệp tại một số ngân hàng thương mại trên địa bàn thương mại trên địa bàn

Kinh nghiệm của Vietcombank Long An

Một là, tách bạch, phân công rõ chức năng các bộ phận và tuân thủ các khâu trong quy trình giải quyết các khoản vay. Kết quả của quá trình này là sự tách bạch giữa các khâu của quy trình cho vay: tiếp xúc KH, phân tích cho vay, thẩm định cho vay, đánh giá rủi ro tín dụng, quyết định cho vay, thủ tục giấy tờ hợp đồng và giải ngân, đánh giá chất lượng và xem lại khoản vay. Trên cơ sở đó xây dựng mô hình tồ chức triển khai dịch vụ cho vay theo nguyên tắc phân định rõ trách nhiệm thành 2 bộ phận: bộ phận tiếp nhận, giải quyết hồ sơ và bộ phận thẩm định; hoặc thành 3 bộ phận: Marketing KH, bộ phận thẩm định và bộ phận quyết định cho vay.

Hai là, tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề có tính nguyên tắc trong cho vay.

Trước đây Vietcombank đặt nặng vai trò của tài sản thế chấp, không quan tâm đến dòng tiền của KH vay, đã dẫn đến có lúc nợ xấu cao.Và họ đã tìm ra nguyên nhân đó là họ đã không tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc cho vay trong quá trình cho vay. Hiện nay, NH này đã quan tâm và thực hiện triệt để các nguyên tắc cho vay. Trên cơ sở báo cáo tài chính và các nguồn thông tin, NH xác định vòng chu chuyển dòng tiền

và vòng thu hồi vốn dầu tư, tiến hành dự báo rủi ro trong tương lai, các phương án vàkhả năng khắc phục của DN.

Ba là, giám sát khoản vay. Hoạt động kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi cho vay được tăng cường, trên cơ sở thông tin thu thập được để đánh giá xếp loại KH và có biện pháp xử lý kịp thời các tình huống rủi ro. Tại Trụ sở chính có 2 bộ phận: bộ phận tác nghiệp và bộ phận tái xét. Bộ phận tác nghiệp giám sát sự thay đổi những rủi ro của từng khoản vay và có hành động thích ứng kịp thời nhằm đảm bảo tất cả các điều khoản và điều kiện của khoản vay phải được tuân thủ. Bộ phận tái xét: quy định cụ thể phương pháp tái xét phải thực thi theo quy định của NHNN. Bộ phận quản lý rủi ro tín dụng quản lý chặt chẽ danh mục cho vay, thường xuyên cập nhật các bản tin thị trường, báo cáo xếp hạng cho vay, các khoản vay có vấn đề và danh mục khoản vay cần giám sát, khoản nợ không hoạt động.

Bốn là, tuân thủ thẩm quyền phán quyết cho vay. Tùy theo mức vốn vay, thẩm quyền phán quyết cho vay được phân cấp cho giám đốc chi nhánh, hoặc trình hội đồng tín dụng, hội đồng quản trị,...

Kinh nghiệm của Viettinbank Long An

Vietinbank cũng là một trong số những NH thương mại cổ phần thành công trong việc quản lý rủi ro tín dụng. Trước xu thế phát triển, hội nhập kinh tế của đất nước và những thay đổi quan trọng trong chính sách quản lý của NHNN, Vietinbank đã nhanh chóng chuyển đổi mô hình tổ chức bộ máy cho vay trong toàn hệ thống với các chức năng độc lập, vừa đảm bảo tính chuyên nghiệp cao, vừa tăng cường khả năng giám sát giữa các chức năng, theo đó chức năng nghiên cứu tham mưu ban hành chính sách cho vay được tách biệt với chức năng quản lý KH, thẩm định và đề xuất cho vay (Phòng khách hàng); thẩm định rủi ro và quản lý danh mục cho vay (phòng Quản lý rủi ro); theo dõi, quản lý các khoản nợ bị suy giảm khả năng trả nợ (Phòng quản lý nợ có vấn đề); kiểm tra, giám sát cho vay độc lập (Ban kiểm tra, kiểm soát nội bộ). Nhờ đó, quá trình đổi mới chính đã mang lại những kết quả quan trọng.

Vietinbank chú trọng quản lý điều hành tập trung bằng cơ chế, chính sách, quy trình cho vay, thực hiện phân quyền cho các cá nhân, đơn vị trong quá trình thực hiện. Hoạt động cho vay được diễn ra thống nhất trong toàn hệ thống, đảm bảo các giới hạn chấp nhận rủi ro thông qua các tiêu chuẩn cấp cho vay, cũng như các biện pháp quản

lý cho vay, đảm bảo rằng dù KH quan hệ cho vay ở bất cứ chi nhánh nào, cũng được hưởng lợi các sản phẩm cho vay như nhau. Đồng thời, các cá nhân, đơn vị được quyền chủ động thực hiện thông qua việc phân cấp, uỷ quyền của Hội đồng Quản trị, Tổng giám đốc và các cấp có thẩm quyền trên cơ sở phù hợp với môi trường, chất lượng hoạt động, xếp hạng cho vay của từng đơn vị và năng lực, trình độ, kinh nghiệm quản lý của người được uỷ quyền.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tình hình tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh tỉnh long an (Trang 33 - 35)