- Biến độc lập:
3.2.2. Giải thích và đo lường các biến trong mô hình
Các biến độc lập liên quan đến mô hình được thu thập trong báo cáo tài chính của DN và hồ sơ DN lưu trữ tại Chi cục Thuế huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang, chấp nhận số liệu tự kê khai của DN.
Y: biến phụ thuộc là số thuế TNDN phát sinh phải nộp trong năm của DN (triệu đồng). Thuế TNDN phải nộp là thuế TNDN do DN tự kê khai phát sinh phải nộp trong năm tài chính. Thuế TNDN phải nộp trong kỳ tính thuế bằng thu nhập tính thuế nhân (x) với thuế suất.
X1: Ln doanh thu. Doanh thu được đề cập trong nghiên cứu này là doanh thu của toàn bộ số tiền do tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, hoạt động tài chính, hoạt động khác của DN phát sinh trong một niên độ kế toán tính từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12. Phạm Văn Đức (2015) nghiên cứu đã chỉ ra rằng doanh thu có quan hệ cùng chiều với thuế TNDN. Kỳ vọng chỉ tiêu doanh thu sẽ có quan hệ cùng chiều và mang dấu (+) với thuế TNDN phải nộp, doanh thu càng cao làm tăng thuế TNDN phải nộp.
X2: Ln tổng tài sản. Tổng tài sản bao gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn, DN có tài sản lớn chứng tỏ mục đích đầu từ trong kinh doanh, kỳ vọng về quá trình tồn tại và phát triển lâu dài của DN. Kỳ vọng chỉ tiêu tổng tài sản sẽ có quan hệ cùng chiều và mang dấu (+) với thuế TNDN phải nộp, tổng tài sản càng lớn khả năng thuế TNDN phải nộp càng tăng, phù hợp theo mô hình nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Thu (2015), Phạm Văn Đức (2015) kỳ vọng dấu cùng chiều với thuế TNDN.
X3: Tỷ lệ nợ/vốn (%). Tỷ số này cho biết mối quan hệ giữa nợ và vốn của DN, phản ánh tình hình tài chính của DN. Tỷ số này nhỏ chứng tỏ DN ít phụ thuộc vào hình thức huy động vốn bằng vay nợ, có thể hàm ý DN chịu độ rủi ro thấp. Tuy
nhiên, nó cũng có thể chứng tỏ DN chưa biết cách vay nợ để kinh doanh. Kỳ vọng chỉ tiêu này quan hệ cùng chiều và mang dấu ( + ) với thuế TNDN phải nộp.
X4: ROA (%). Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản cho biết hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập của DN trong một niên độ, tỷ số này càng cao thể hiện tính hiệu quả sử dụng tài sản của DN, được đo lường bằng tỷ lệ phần trăm; Theo Abel và Eberly (1994) hệ số càng lớn khả năng sinh lời càng tăng; Phạm Văn Đức (2015) nghiên cứu cho rằng ROA có quan hệ cùng dấu với thuế TNDN và kỳ vọng sẽ có quan hệ cùng chiều và mang dấu (+) với thuế TNDN phải nộp.
X5: Ngành nghề. Ngành nghề được qui ước trong nghiên cứu đối với lĩnh vực thương mại = 1 và các lĩnh vực khác = 0. Thương mại bao gồm hoạt động mua bán thuần tuý, hàng hóa lưu thông trên thị trường theo hình thức mua đi bán lại. Các lĩnh vực khác bao gồm dịch vụ, xây dựng, gia công, ăn uống... Quy ước ngành thương mại mang giá trị (1), các ngành kinh doanh khác mang giá trị (0). Kỳ vọng chỉ tiêu ngành nghề sẽ có quan hệ ngược chiều và mang dấu (-) với thuế TNDN phải nộp, DN kinh doanh theo lĩnh vực thương mại sẽ có xu hướng thuế TNDN phải nộp thấp hơn ngành khác.
X6: Độ tuổi (số năm). Độ tuổi của chủ DN được nhiều tác giả chọn làm biến độc lập để giải thích mức độ ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế, người quản lý có tuổi đời cao sẽ ý thức việc tuân thủ thuế. Jackson và Milliron (1986) tuổi tác và sự tuân thủ của người nộp thuế có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Bên cạnh đó Anderoni (1998) cho biết hành vi không tuân thủ pháp luật về thuế có mức độ ảnh hưởng thấp và ít xảy ra trong các hộ gia đình, trong đó người đứng đầu hoặc vợ, chồng của họ trên 65 tuổi. Tuổi tác là một yếu tố ảnh hưởng đến hành vi cố ý trốn thuế, với người nộp thuế có tuổi đời trẻ thì họ chấp nhận hình phạt đối với hành vi của mình (Ritsema và các tác giả, 2003). Kỳ vọng tuổi đời của chủ doanh nghiệp càng cao hay càng lâu đời thì mức độ tuân thủ thuế tốt hơn thì thuế TNDN phải nộp cao do đó có quan hệ cùng chiều và mang dấu (+) cùng chiều với thuế TNDN phải nộp.
X7: Giới tính (nam = 1, nữ = 0). Giới tính nhận định qua thực tế thống kê giới tính của đại diện pháp luật của DN cho thấy các nhà quản lý DN đa số là nam chiếm tỷ lệ 71% trên tổng số DN được khảo sát, chứng tỏ nam giữ vai trò chủ đạo
quyết định công việc liên quan đến DN. Tittle (1980) cho thấy rằng nữ có khả năng tuân thủ thuế cao hơn nam và theo nghiên cứu của Baldry (1987) cũng cho kết quả tương tự là bằng nghiên cứu thực nghiệm đã tìm ra rằng phụ nữ có xu hướng tuân thủ thuế cao hơn nam. Khác với hai nghiên cứu trên, Houston (2001) nghiên cứu hành vi trốn thuế cho thấy nữ có tỷ lệ không tuân thủ cao hơn nam. Kỳ vọng về dấu đối với giới tính của chủ DN là dấu (+) quan hệ cùng chiều với thuế TNDN phải nộp, cụ thể là nam sẽ có thuế TNDN phải nộp nhiều hơn nữ.
X8: Trình độ học vấn (số năm đi học). Trình độ học vấn quyết định ý thức chấp hành pháp luật của các doanh nghiệp. Fischer (1992) khả năng không tuân thủ thuế ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp thông qua thái độ và nhận thức. Chan và cộng sự (2000) điều tra những tác động trực tiếp và gián tiếp của hai khả năng không tuân thủ thuế, cụ thể là giáo dục và mức thu nhập. Ngoài ra trình độ học vấn cao có liên quan trực tiếp đến hành vi tuân thủ, theo nghiên cứu Chan (2000) người nộp thuế có kiến thức sẽ nhận thức được hành vị không tuân thủ, nhưng sự hiểu biết về hệ thống thuế và nhận thức về đạo đức do đó thúc đẩy người nộp thuế tuân thủ thuế cao hơn. Kỳ vọng về dấu với biến trình độ học vấn của chủ DN là dấu (+) thể hiện quan hệ cùng chiều với thuế TNDN phải nộp, càng có kiến thức họ sẽ ý thức về việc chấp hành thuế cao hơn thì thuế TNDN phải nộp cao hơn.
X9: Kinh nghiệm quản lý (số năm quản lý kinh doanh). Kinh nghiệm quản lý của chủ DN thể hiện khoảng thời gian làm việc của chủ DN trên một lĩnh vựa hoạt động kinh tế. Theo Lumumba và các tác giả (2010) phần lớn người nộp thuế không tuân thủ thuế chiếm tỷ lệ 43% trên tổng số người khảo sát có kinh nghiệm công tác từ 1 đến 5 năm. Kỳ vọng sẽ có quan hệ cùng chiều và mang dấu ( + ) với thuế TNDN phải nộp, theo đó chủ DN có kinh nghiệm công tác càng lâu thì họ thể hiện ý thức tuân thủ cao hơn, thuế TNDN phải nộp lớn.
X10: Số lao động (người). DN sử dụng lao động càng nhiều, quy mô lớn dẫn đến mức độ tuân thủ thuế cao thì số thuế TNDN phải nộp cao hơn các DN sử dụng ít lao động (Phạm Văn Đức, 2015). Số lao động làm việc tại DN có hợp đồng lao động và có đăng ký lao động, kỳ vọng sẽ có quan hệ cùng chiều và mang dấu ( + ) với thuế TNDN phải nộp.
X11: Thuế suất thuế TNDN (%). Thuế suất thuế TNDN thể hiện tỷ lệ nộp thuế của DN trong năm tài chính. Administration (2004) mỗi sắc thuế khác nhau thì hành vi tuân thủ cũng khác nhau. Thực tế cho thấy, khi Chính phủ các nước tăng số thu thuế, cách nhanh nhất là tăng thuế suất hay nói các khác, số thu thuế có quan hệ đồng biến với thuế suất. Biến này được kỳ vọng có quan hệ cùng chiều và mang dấu (+) cùng chiều với thuế TNDN phải nộp, thuế suất thuế TNDN tăng thì thuế TNDN nộp tăng.
X12: Kiểm tra thuế (có kiểm tra = 1, không kiểm tra = 0). Kiểm tra thuế đây là công cụ quan trọng của cơ quan thuế, vừa mang tính răng đe, vừa là công cụ để chống thất thu ngân sách nhà nước để người nộp thuế chấp hành tốt pháp luật về thuế. Cơ quan thuế tăng cường công tác kiểm tra thuế thì hạn chế tình trạng trốn thuế của người nộp thuế. Theo Lauoie (2008) cho rằng nhà nước cần phải tăng tính răng đe qua phạt tài chính,…thì giúp người nộp thuế tuân thủ thuế tốt hơn. Nghiên cứu của Phạm Văn Đức (2015) kết quả cho rằng DN bị truy thu phạt vi phạm qua kiểm tra thuế có quan hệ cùng chiều với thuế TNDN. Kỳ vọng mang dấu dương (+) cùng chiều với thuế TNDN phải nộp.
Bảng 3.1. Diễn giải các biến ảnh hưởng đến thuế TNDN phải nộp
Ký
hiệu Mô tả biến Tác giả nghiên cứu
Kỳ vọng dấu
X1 Ln doanh thu: doanh thu bán hàng trong một năm Nguyễn Ngọc Thu (2015), Phạm Văn Đức (2015) + X2 Ln tổng tài sản Nguyễn Ngọc Thu (2015), Phạm Văn Đức (2015) + X3 Tỷ lệ nợ trên vốn (%)
Dựa trên thực tế tại địa phương
nghiên cứu. +
X4 ROA: Lợi nhuận trên doanh thu (%)
Theo Abel và Eberly (1994); Lambrecht và Peraudin (2003), Nguyễn Ngọc Thu (2015), Phạm Văn Đức (2015)
X5 Ngành nghề kinh doanh (Thương mại = 1; ngành khác = 0) Nguyễn Ngọc Thu (2015), Phạm Văn Đức (2015) - X6 Độ tuổi của chủ DN (năm) Ritsema và ctg (2003), Nguyễn Ngọc Thu (2015) + X7 Giới tính của chủ DN (Nam=1; Nữ =0) Houston (2001), Nguyễn Ngọc Thu (2015 + X8 Trình độ học vấn của chủ DN (năm)
Chan (2000), Nguyễn Ngọc Thu
(2015) +
X9 Thời gian kinh doanh của chủ DN (năm)
Lumumba và các tác giả (2010) +
X10 Số lao động trung bình
trong năm (người) Phạm Văn Đức (2015) + X11 Thuế suất thuế TNDN
(%)
Dựa trên thực tế tại địa phương
nghiên cứu +
X12
DN trong năm kiểm tra thuế (Kiểm tra = 1, không kiểm tra = 0)
Phạm Văn Đức (2015) +
Nguồn: Tác giả đề xuất