- Biến độc lập:
Tuoi – Tuổi của chủ DN 0,0296468 0,0303833 0,98 0,
Hocvan – Trình độ học vấn của chủ
DN (năm) -0,0248445 0,1099497 -0,23 0,821 KNQuanLy – Kinh nghiệm quản lý
(năm) 0,0671203 0,0607913 1,1 0,270
Laodong – Số lao động (người)
trong DN 0,0753531** 0,0330472 2,28 0,023
Thuesuat - Thuế suất thuế TNDN
(%) 25,69609** 12,3007 2,09 0,037
TLnotrenvon – Tỷ lệ nợ/vốn 0,063309** 0,0751693 0,84 0,400
NganhKD – Ngành kinh doanh (biến
giả) -0,9369479 0,5980221 -1,57 0,118
GioiTinh – Giới tính của chủ DN 0,9369929* 0,554065 1,69 0,092
Kiemtrathue - Kiểm tra thuế (biến
giả) -0,1901148 0,5452715 -0,35 0,728 Hằng số -21,86176 3,921412 -5,57 0,000
Ghi chú: ***: mức ý nghĩa 1%, **: mức ý nghĩa 5% và *: mức ý nghĩa 10%.
Nguồn: Dữ liệu phân tích của tác giả trên mô hình
Theo kết quả ước lượng của Mô hình Pool OLS cho thấy có 6 biến độc lập có ý nghĩa thống kê, có tác động đến thuế TNDN phải nộp (bảng 4.12 hoặc xem phụ lục 14) là:
- Doanh thu với coef = 0,8731907 và P>│t│ = 0,000 (mức ý nghĩa 1%) - Tài sản với coef = 2,021834 và P>│t│ = 0,000 (mức ý nghĩa 1%) - ROA với coef= 0,6989253 và P>│t│ = 0,000 (mức ý nghĩa 1%) - Lao động với coef = 0,0753531 và P>│t│ = 0,023 (mức ý nghĩa 1%)
- Thuế suất với coef= 25,69609 và P>│t│ = 0,037 (mức ý nghĩa 5%) - Giới tính với coef = 0,9369929 và P>│t│ = 0,092 (mức ý nghĩa 10%) Mô hình có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 1% (hệ số Prob > F = 0.0000 < 0.01). Mô hình có 6 biến chính có ý nghĩa thống kê có hệ số hồi quy mang dấu dương. Kết quả phân tích hồi quy các biến đều phù hợp với kỳ vọng dấu ban đầu.
4.5. Thảo luận kết quả hồi quy 4.5.1. Các biến có ý nghĩa thống kê 4.5.1. Các biến có ý nghĩa thống kê
Doanh thu (LnDT) là một biến có hệ số hồi quy mang dấu dương (coef =
0,8731907), với mức ý nghĩa 1%. Khi các yếu tố khác không đổi, doanh thu tăng
thêm 1% thì thuế TNDN tăng thêm 8.731,907 đồng. Kết quả nghiên cứu phù hợp với kỳ vọng dấu ban đầu và phù hợp với kết quả nghiên cứu của Phạm Văn Đức (2015). Doanh thu là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ kể cả trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Hoạt động kinh doanh phát triển theo chiều hướng tốt, doanh thu tăng lên hàng năm DN sẽ thuận lợi trong việc điều tiết đồng tiền trong lưu thông, lợi nhuận được tạo ra khi doanh thu tăng sẽ khuyến khích DN thực hiện tốt nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước khi đó thuế TNDN phát sinh phải nộp của DN sẽ tăng khi lợi nhuận DN tăng lên.
Tài sản (LnTS) là một biến có hệ số hồi quy mang dấu dương (coef =
2,021834), với mức ý nghĩa 1%. Khi các yếu tố khác không đổi, tài sản tăng thêm
1% thì thuế TNDN tăng thêm 20.218,34 đồng. Kết quả nghiên cứu phù hợp với kỳ vọng dấu ban đầu và phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Thu (2015), Phạm Văn Đức (2015). Tổng tài sản bao gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn, DN có tài sản lớn chứng tỏ mục đích đầu từ trong kinh doanh, kỳ vọng về quá trình tồn tại và phát triển lâu dài của DN. DN hoạt động kinh doanh phát triển theo chiều hướng tốt nên các DN có tích lũy, gia tăng đầu tư mua sắm tài sản nhằm mở rộng hoạt động SXKD, vì thế số thu thuế ngày càng tăng.
Biến ROA hay doanh lợi trên tài sản là một biến định lượng (tỷ lệ). Biến này ban đầu được kỳ vọng mang dấu dương, nghĩa là tác động tích cực đến thuế TNDN phải nộp của các DN. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy, kỳ vọng dấu ban đầu là đúng. Hệ số hồi quy của biến ROA bằng 0,6989253. Với mức ý nghĩa 1%, doanh
lợi/tài sản tăng thêm 1%, số thuế TNDN tăng lên 698.925,3 đồng (giả định các biến khác không thay đổi). Kết quả nghiên cứu cũng phù hợp với nghiên cứu của Abel và Eberly (1994); Lambrecht và Peraudin (2003). Hệ số càng lớn khả năng sinh lời càng tăng, vì thế số thuế thu được càng cao. Đồng thời, DN càng mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh nhiều hơn.
Số lao động trong một DN là một biến định lượng. Như đã trình bày trong phần thống kê mô tả, số lao động trong DN chỉ tính những lao động DN có hợp đồng lao động, có đăng ký sử dụng lao động. Theo kết quả nghiên cứu, số lao động trong DN có hệ số hồi quy bằng 0,0753531 (phù hợp với kỳ vọng dấu ban đầu). Với mức ý nghĩa 1%, giả định các yếu tố khác không thay đổi, DN tăng thêm 1 lao động, số thuế TNDN phải nộp gia tăng thêm 75.353,1 đồng. Kết quả nghiên cứu cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Phạm Văn Đức (2015). Số lượng lao động trong DN thể hiện quy mô của DN, DN có quy mô lớn có nhu cầu về nguồn nhân lực lớn để đáp ứng khối lượng công việc nhằm cung cấp sản phẩm, dịch vụ kịp thời cho thị trường nói riêng và nền kinh tế nói chung. Những DN có quy mô lớn, cần nhiều lao động thì DN phải chi tiêu lớn cho người lao động nên để tiếp tục hoạt động và mở rộng kinh doanh, DN phải đảm bảo hiệu quả kinh doanh, có lợi nhuận cao khi đó thuế TNDN cũng tăng lên tương ứng. Ngược lại, DN nhỏ có quy mô lao động ít thì chi phí trả cho người lao động ảnh hưởng ngược chiều với thuế TNDN.
Thuế suất thuế TNDN (%) có tác động mạnh nhất đến số thu thuế TNDN phải nộp. Theo kết quả nghiên cứu, số lao động trong DN có hệ số hồi quy bằng
25,69609 (phù hợp với kỳ vọng dấu ban đầu). Với mức ý nghĩa 5%, giả định các
yếu tố khác không thay đổi, thuế suất thuế TNDN tăng thêm 1%, số thuế TNDN phải nộp gia tăng thêm 25,69609 triệu đồng. Thực tế cho thấy, thuế suất tăng thì số tiền thu thuế sẽ tăng dù là loại thuế nào, vì số thuế thực thu = thuế suất * lợi nhuận trước thuế. Giả định rằng lợi nhuận trước thuế của các DN không thay đổi, thuế suất tăng dễ dàng dẫn đến số thu thuế tăng. Tuy nhiên, kể từ ngày 01/01/2016 thuế suất thuế TNDN chỉ còn một mức là 20%, như vậy, thuế suất có giảm nhưng nhờ DN kinh doanh tốt, lợi nhuận trước thuế gia tăng nên số tiền thu thuế TNDN vẫn tăng. Điều này thể hiện chính sách thuế của nhà nước hiện nay là phù hợp.
Giới tính của chủ DN có tác động tích cực đến thuế TNDN phải nộp, cụ thể là chủ DN là nam thực hiện nộp thuế TNDN nhiều hơn nữ. Biến giới tính có hệ số hồi quy bằng 0,9369929. Đây là biến có hệ số hồi quy dương và cao thứ 3 trong 8 biến có ý nghĩa thống kê. Giả định các yếu tố khác không thay đổi, với mức ý nghĩa 1% (độ tin cậy 99%), nếu chủ DN là nam thì DN sẽ nộp thuế TNDN cao hơn chủ DN là nữ 936.992,9 đồng. Kết quả phân tích đúng theo kỳ vọng ban đầu và phù hợp với kết quả nghiên cứu của Houston (2001) và Webley (2004). Như vậy, nam có xu hướng thực hiện đúng pháp luật về thuế và điều hành DN hiệu quả hơn, thực hiện nộp thuế TNDN theo đúng kê khai. Trong lĩnh vực SXKD, nam thường đảm nhận vai trò chủ chốt, giải quyết công việc theo một cách tổng quát, do vậy việc thực hiện nghĩa vụ ngân sách với nhà nước rất đơn giản, có phát sinh thì thực hiện nghĩa vụ, ít có hành vi tránh né, kéo dài thời gian nộp.
4.5.2. Các biến không có ý nghĩa thống kê
Kết quả nghiên cứu này, có 6 biến không đạt mức ý nghĩa thống kê là Tuoi (tuổi của chủ DN), Hocvan (trình độ học vấn của chủ DN), KNquanly (kinh nghiệm quản lý), TLnotrenvon (tỷ lệ nợ/vốn), NganhKD (ngành kinh doanh), Kiemtrathue (kiểm tra thuế) không có ý nghĩa thống kê.
Biến tuổi của chủ hộ không có ảnh hưởng đến số thuế TNDN có thể là do các chủ hộ trong mẫu nghiên cứu không có sự khác biệt lớn, thuế TNDN là số thuế phát sinh theo kết quả hoạt động SXKD, mà kết quả SXKD không phụ thuộc vào việc chủ DN có bao nhiêu tuổi.
Trình độ học vấn và kinh nghiệm quản lý của chủ DN thông thường có ít nhiều ảnh hưởng đến kết quả điều hành DN, tuy nhiên có thể do tác động gián tiếp và không có sự chênh lệch nhiều về trình độ học vấn, kinh nghiệm quản lý của các chủ DN trong mẫu nghiên cứu nên 2 biến này chưa tìm thấy sự tác động đến thuế TNDN.
Đối với biến ngành kinh doanh của DN không có ý nghĩa trong mô hình này nguyên nhân là phần lớn DN kinh doanh quy mô nhỏ, thuế TNDN nộp chênh lệch giữa các ngành với nhau không lớn nên ngành kinh doanh ảnh hưởng không rõ đến thuế TNDN phải nộp, bên cạnh đó DN trên địa bàn phần lớn hoạt động trong huyện nên công tác quản lý thuế cũng thuận lợi hơn từ đó những DN hoạt động trong tại địa phương có rủi ro về thuế ít hơn những địa phương khác.
Biến kiểm tra thuế thông thường có ảnh hưởng đến thuế TNDN phải nộp, nhưng trong nghiên cứu này bình quân số DN qua kiểm tra 3 năm là 31% chiếm tỷ lệ thấp trong tổng số DN đang hoạt động kinh doanh, bên cạnh đó do đặc điểm DN trên địa bàn nghiên cứu đa phần là DN nhỏ nên số truy thu thuế TNDN qua kiểm tra DN ít nên không tác động lớn đến số thuế TNDN phải nộp, từ đó biến kiểm tra thuế ảnh hưởng không đáng kể đến thuế TNDN phải nộp.
Nghiên cứu thực hiện tại Huyện Tân Phú Đông, Tỉnh Tiền Giang là một khu vực sản xuất nông nghiệp của tỉnh nên DN trong mẫu nghiên cứu là những DN siêu nhỏ, DN nhỏ nên tình hình vay nợ nhỏ, không ảnh hưởng nhiều đến chi phí của DN vì vậy chưa tìm thấy tác động của tỷ lệ nợ/vốn (%) đến thuế TNDN của các DN trong mẫu nghiên cứu.
Kết luận chương 4
Mô hình nghiên cứu đề xuất ban đầu gồm mười lăm yếu tố ảnh hưởng đến thuế TNDN của các DN trên địa bàn Huyện Tân Phú Đông, Tỉnh Tiền Giang bao gồm: tổng doanh thu (LnDT), tổng tài sản (LnTS), tổng nguồn vốn (Lnvon), tỷ lệ nợ/vốn, ROA, ROE, ROS, ngành nghề kinh doanh, số lao động trong DN, kinh nghiệm quản lý của chủ DN, trình độ học vấn, giới tính của chủ DN, tuổi của chủ DN, thuế suất, kiểm tra thuế. Quá trình phân tích tương quan loại bỏ 3 biến: Vốn (LnVon), ROE và ROS do có hệ số tương quan chặt lớn hơn 0,7 và có khả năng xảy ra đa cộng tuyến. Mười hai biến đưa vào phân tích hồi quy bằng phương pháp Pool OLS, REM và FEM (sau khi đã kiểm định đa cộng tuyến bằng hệ số VIF). Kết quả kiểm định cho thấy mô hình Pool OLS phù hợp hơn.
Kết quả phân tích hồi quy cho thấy có 6 biến có tác động đến thuế TNDN phải nộp là: tổng doanh thu (LnDT), tổng tài sản (LnTS), ROA, số lao động trong DN, thuế suất, giới tính của chủ DN và có tác động tích cực đến biến phụ thuộc. Còn lại 6 biến: Tuoi (tuổi của chủ DN), Hocvan (trình độ học vấn của chủ DN), KNquanly (kinh nghiệm quản lý), TLnotrenvon (tỷ lệ nợ/vốn), NganhKD (ngành kinh doanh), Kiemtrathue (kiểm tra thuế) chưa tìm thấy tác động đến thuế TNDN phải nộp.