CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện tân phú đông, tỉnh tiền giang (Trang 57 - 62)

- Biến độc lập:

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Dựa trên kết quả phân tích trong các chương trước để rút ra kết luận chung và xác định các yếu tố tác động đến thuế TNDN tại Chi cục Thuế Huyện Tân Phú Đông, Tỉnh Tiền Giang và từ đó khuyến nghị, đề xuất những giải pháp trong công tác quản lý thuế TNDN của cơ quan thuế, bên cạnh đó cũng nêu lên những hạn chế của đề tài và gợi ý các hướng nghiên cứu tiếp theo.

5.1. Kết luận

Đề tài “Các yếu tố tác động đến thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục Thuế Huyện Tân Phú Đông, Tỉnh Tiền Giang” dựa trên số liệu thứ cấp, số liệu được thu thập từ 133 DN (133 DN x 3 năm= 399 mẫu nghiên cứu) lưu tại nội bộ Chi cục Thuế Huyện Tân Phú Đông trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2018. Nghiên cứu này có 2 mục tiêu chính là: (1) Xác định các yếu tố tác động đến thuế TNDN tại Chi cục Thuế Huyện Tân Phú Đông, Tỉnh Tiền Giang; (2) Đo lường mức độ tác động của các yếu tố đến thuế TNDN tại Chi cục Thuế Huyện Tân Phú Đông, Tỉnh Tiền Giang.

Nghiên cứu dựa trên các lý thuyết về thuế, thuế TNDN, DN được quy định trong các văn bản luật, nghị định, thông tư…, các lý thuyết về tuân thủ thuế của DN và các nhóm nhân tố liên quan đến thuế TNDN phải nộp của DN như nhóm yếu tố về đặc điểm DN, nhóm yếu tố về tài chính DN, nhóm yếu tố liên quan đến chính sách thuế. Đồng thời nghiên cứu cũng dựa trên các nghiên cứu trước của các tác giả trong nước như: Nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Thu (2015) về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của các DNTN quận Tân Bình – Xét khía cạnh nộp thuế đúng hạn sử dụng 16 yếu tố, hay nghiên cứu của Phạm Văn Đức (2015) về chuyển giá và thuế TNDN của DN FDI tại Thành phố Hồ Chí Minh, nghiên cứu của Nguyễn Văn Hải (2014) mức độ chấp hành nghĩa vụ thuế của DN tại Chi cục Thuế Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh.

Trên cơ sở các lý thuyết, các nghiên cứu trước và thực trạng DN tại địa phương, nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy thông qua mô hình Pool OLS, công cụ Stata 13 phân tích các yếu tố tác động đến thuế TNDN tại Chi cục Thuế Huyện Tân Phú Đông, Tỉnh Tiền Giang. Mô hình ban đầu sử dụng 15 biến tác động đến thuế TNDN phải nộp của DN, qua phân tích tương quan có 3 biến có hệ số

tương quan cao không đưa vào mô hình (ROE, ROS, Lnvon-tổng nguồn vốn), nên mô hình hồi quy sử dụng 12 biến là Ln doanh thu, Ln tài sản, tỷ lệ nợ trên vốn (%), ROA (%), lao động (người), ngành kinh doanh (Thương mại = 1; ngành khác = 0), tuổi của DN (năm), giới tính của DN (Nam=1; Nữ =0), trình độ học vấn của DN (năm), kinh nghiệm quản lý của DN (năm), thuế suất thuế TNDN (%), kiểm tra thuế (Kiểm tra = 1, không kiểm tra = 0).

Kết quả cho thấy có 06 yếu tố có ý nghĩa thống kê ảnh hưởng đến thuế TNDN phải nộp của DN, cụ thể: tổng doanh thu (Ln doanh thu), tổng tài sản (Ln tài sản), ROA, số lao động trong DN, thuế suất, giới tính của chủ DN tác động cùng chiều với biến phụ thuộc; có 6 biến còn lại: tỷ lệ nợ trên vốn, tuổi của chủ DN, ngành kinh doanh, kinh nghiệm quản lý của DN, trình độ học vấn của DN, kiểm tra thuế không có ý nghĩa thống kê nên các biến này không có hoặc không ảnh hưởng rõ rệt đến thuế TNDN phải nộp của DN trên địa bàn huyện Tân Phú Đông.

Các yếu tố quan trọng có khả năng sinh lợi của DN là tổng nguồn vốn (Lnvon), tỷ lệ nợ trên vốn, ROE, ROS không có ý nghĩa hoặc không được đưa vào trong mô hình, tuy nhiên trong mô hình đã đưa các biến như: Ln doanh thu, Ln tài sản, ROA - Lợi nhuận trên tài sản nên thông qua các biến này có thể giải thích được khả năng sinh lợi của DN. Biến kiểm tra thuế không có ý nghĩa do hàng năm cơ quan thuế chỉ kiểm tra khoảng 30% trên tổng số DN trên địa bàn huyện nên số lượng DN kiểm tra trong năm ít và số tiền truy thu thuế TNDN qua kiểm tra không lớn nên biến này chưa tìm thấy mối quan hệ với biến phụ thuộc. Còn biến trình độ học vấn, kinh nghiệm quản lý, tuổi của DN do đặc thù các DN trên địa bàn huyện, đối với biến trình độ học vấn, kinh nghiệm quản lý của DN, ngành kinh doanh (kinh doanh đa ngành) có sự tương đồng giữa các DN với nhau phần lớn DN xuất thân từ hộ gia đình lên thành lập DN nên không có sự phân biệt rõ ràng về biến này nên không có ý nghĩa thống kê.

5.2. Ý nghĩa thực tiễn và khuyến nghị 5.2.1. Ý nghĩa thực tiễn 5.2.1. Ý nghĩa thực tiễn

Với kết quả nghiên cứu đạt được từ kiểm định của mô hình phân tích các yếu tố tác động đến thuế TNDN tại Chi cục Thuế Huyện Tân Phú Đông, Tỉnh Tiền Giang cho thấy thuế TNDN phải nộp của DN bị ảnh hưởng bởi 6 yếu tố: tổng doanh

thu (Ln doanh thu), tổng tài sản (Ln tài sản), ROA, số lao động trong DN, thuế suất thuế TNDN, giới tính của chủ DN, tác động tích cực với biến phụ thuộc.

Từ kết quả nêu trên sẽ giúp cho cơ quan thuế, nhất là Chi cục Thuế huyện Tân Phú Đông có cái nhìn tổng quát hơn về công tác quản lý DN từ đó đề ra các giải pháp quản lý tốt hơn nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý thuế, quản lý hiệu quả nguồn thu từ thuế, nhất là thuế TNDN nhằm mục đích nuôi dưỡng nguồn thu và tăng nguồn thu cho NSNN; đồng thời dựa trên kết quả nghiên cứu giúp cho chính quyền địa phương, cơ quan thuế, nhất là Chi cục Thuế huyện Tân Phú Đông có những giải pháp sát với thực trạng hoạt động kinh doanh của DN trên địa bàn hỗ trợ khó khăn cho DN và hạn chế những vi trốn thuế, gian lận thuế từ đó tạo sự công góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội địa phương.

5.2.2. Khuyến nghị một số giải pháp

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xác định các yếu tố ảnh hưởng và đánh giá các yếu tố tác động đến thuế TNDN tại Chi cục Thuế bàn huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang. Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố như: Ln doanh thu, Ln tài sản, ROA - lợi nhuận trên tài sản, lao động, giới tính của chủ DN, thuế suất thuế TNDN là các yếu tố ảnh hưởng đến thuế TNDN phải nộp của DN. Vì vậy, để nâng cao hiệu quản quản lý thuế của cơ quan thuế và tăng thu ngân sách cho nhà nước, khuyến nghị các nhóm giải pháp cụ thể sau:

- Giải pháp về chính sách thuế.

Tiếp tục hoàn thiện Luật thuế TNDN đáp ứng được thực tế của đất nước và từng bước để phù hợp với chính sách thuế TNDN các nước trong khu vực, thế giới. Cần có chính sách thuế ổn định, thuế suất thuế TNDN cần phải ổn định mà thống nhất đối với các DN không phân biệt DN có quy mô lớn hay nhỏ tạo sự công bằng đảm bảo nguồn động viên nhằm đáp ứng nhu cầu chi ngân sách nhà nước cho phát triển và bảo vệ đất nước. Bên cạnh đó, thu hút đầu tư, tạo điều kiện để doanh nghiệp tăng thêm nguồn tài chính, tăng tích lũy nhằm đẩy mạnh đầu tư phát triển; nâng cao năng lực cạnh tranh, đảm bảo bình đẳng với mọi thành phần kinh tế, tăng thu nhập cho người lao động. Đồng thời việc ổn định thuế suất thuế TNDN có tác động khuyến khích kinh doanh, tạo thuận lợi cho DN tăng tích lũy, trên cơ sở đó có thêm

nguồn lực để tăng đầu tư vào nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng, góp phần đảm bảo nguồn thu cho NSNN.

Tiếp tục cải cách hành chính trong lĩnh vực thuế mạnh hơn nữa, hoàn thiện thể chế, xây dựng và sửa đổi bổ sung các quy chế, quy trình thực hiện đồng bộ với hệ thống thuế; kiên quyết không để các quy chế, quy trình cũ cản trở tiến trình cải cách, đồng thời phải công khai các quy trình, quy chế, thủ tục để người nộp thuế giám sát, không mang tính hình thức. Qua đó, góp phần tăng tính hiệu quả trong công tác quản lý thuế, thực hiện thu đúng, thu đủ, thu kịp thời vào NSNN, đồng nghĩa với thực hiện chủ trương khuyến khích xuất khẩu, nuôi dưỡng nguồn thu, đảm bảo sự ổn định bền vững nguồn thu từ thuế.

Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức thuế giỏi về chuyên môn, vững về nghiệp vụ và có phẩm chất đạo đức tốt để đáp ứng công việc ngày càng cao để góp phần xây dựng hình ảnh công chức thuế “Minh bạch - Chuyên nghiệp - Liêm chính - Đổi mới” phù hợp theo tuyên ngôn ngành thuế, đồng thời thực hiện tốt phương châm cán bộ thuế và người nộp thuế là người bạn đồng hành. Qua đó, hiệu quả trong công tác quản lý thuế ngày càng hiệu quả, chính sách thuế đảm bảo được thực hiện một cách nghiêm minh, khách quan và đảm bảo công bằng xã hội sẽ khuyến khích được tinh thần tự giác chấp hành nghĩa vụ thuế của người nộp thuế giúp tăng thu NSNN, hạn chế được tình trạnh trốn thuế, gian lận về thuế TNDN.

Cơ quan thuế cần tăng cường công tác phối hợp giữa cơ quan thuế các địa phương hoặc với các nước trên thế giới nhằm quản lý chặt chẽ hơn đối với người nộp thuế có quy mô lớn, doanh thu cao mà hoạt động kinh doanh đặt trên nhiều địa phương hoặc các quốc gia khác nhau; chống hiện tượng chuyển giá nhằm né thuế, lách thuế hoặc thậm chí là trốn thuế sẽ gây thất thu cho NSNN, nhất là thuế TNDN.

- Giải pháp về nâng cao ý thức chấp hành chính sách thuế của DN

Thực hiện khảo sát, lấy ý kiến đóng góp và gặp gỡ DN nhằm nắm bắt tình hình hoạt động SXKD của DN, tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc của DN để góp phần giảm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động của DN, từ đó kích thích DN tiếp tục đầu tư phát triển SXKD cũng như tăng cường vận động các DN hiện có giúp Tỉnh kêu gọi các DN có quan hệ, quen biết trong nước và nước ngoài đầu tư thêm dự án mới hoặc mở rộng quy mô sản xuất, tăng vốn đầu tư vào Tỉnh.

Cần có những chính sách hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn riêng cho những DN có doanh thu cao, các DN đã hoạt động kinh doanh lâu năm, chủ DN có kinh nghiệm quản lý nhưng do giai đoạn khó khăn nên kinh doanh kém hiệu quả để giúp DN vượt qua khó khăn và phát triển hơn nữa.

5.3. Hạn chế đề tài và gợi ý nghiên cứu khác

Đề tài nghiên cứu còn một số hạn chế chưa ước lượng được một cách chính xác mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố ảnh hưởng đến thuế TNDN phải nộp của DN, độ tin cậy của ước lượng này và mẫu quan sát còn hạn chế chỉ lấy số DN trên địa bàn nghiên cứu Huyện Tân Phú Đông thuộc Tỉnh Tiền Giang nên các biến về tình hình tài chính cũng như các biến về nhân khẩu chưa thể đại diện cho đại bộ phận các DN trên cả nước do đó hạn chế khả năng khái quát hóa vấn đề.

Đề tài này làm nền tảng để mở ra những hướng nghiên cứu mới, nghiên cứu mới phải khắc phục được những hạn chế của nghiên cứu này, như nghiên cứu theo hướng là các yếu tố ảnh hướng đến thuế TNDN phải nộp của DN trên bình diện một Tỉnh, vùng hay cả nước sẽ mang tính khái quát cao hơn, đồng thời đưa thêm nhiều biến mới có ảnh hưởng đến thuế TNDN phải nộp như: về đặc điểm địa lý, về yếu tố văn hóa xã hội... Về số liệu nghiên cứu khuyến nghị thu thập các yếu tố ảnh hưởng đến thuế TNDN phải nộp của DN dựa trên những số liệu điều tra từ DN với quy mô kinh doanh lớn, số mẫu quan sát lớn hơn để số liệu có độ tin cậy cao hơn, mẫu nghiên cứu đại diện được tổng thể.

Kết luận chương 5

Chương này đã tổng hợp lại một số kết quả chính của vấn đề nghiên cứu và kết quả nghiên cứu đạt được từ kiểm định của mô hình phân tích các yếu tố tác động đến thuế TNDN tại Chi cục Thuế Huyện Tân Phú Đông, Tỉnh Tiền Giang cho thấy thuế TNDN phải nộp của DN bị ảnh hưởng bởi 6 yếu tố: tổng doanh thu (Ln doanh thu), tổng tài sản (Ln tài sản), ROA, số lao động trong DN, thuế suất thuế TNDN, giới tính của chủ DN, tác động tích cực với biến phụ thuộc. Đồng thời đưa ra khuyến nghị một số giải pháp, nêu lên một số hạn chế đề tài còn gặp phải và gợi ý những hướng nghiên cứu tiếp theo có thể thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện tân phú đông, tỉnh tiền giang (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)