Mục tiêu chương 3 là hệ thống các nội dung cơ bản liên quan đến phương pháp nghiên cứu, mô hình nghiên cứu và nguồn thu thập dữ liệu trên thực tế liên quan đến các yếu tố tác động đến thuế TNDN tại Chi cục Thuế huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang, các nghiên cứu trước. Từ đó làm cơ sở để phát triển giả thiết và xây dựng mô hình nghiên cứu.
3.1. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp định lượng. Từ mục tiêu nghiên cứu và cơ sở lý thuyết, tác giả xây dựng quy trình nghiên cứu, cách thức thu thập các biến độc lập là các yếu tố tác động đến số thuế TNDN phải nộp.
Dữ liệu được dùng để phân tích là dữ liệu thứ cấp được thu nhập từ tất cả các DN đang hoạt động kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ theo hồ sơ pháp lý của các DN trên địa bàn huyện Tân Phú Đông, chấp nhận số liệu trên báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán thuế TNDN được lưu trong hồ sơ quản lý và trong hệ thống thông tin DN được lưu trên hệ thống máy tính của Chi cục Thuế huyện Tân Phú Đông. Phương pháp kiểm định ý nghĩa các hệ số, cụ thể là kiểm định phương sai sai số thay đổi – estat hettest, kiểm định phân phối chuẩn của phần dư – sktest được sử dụng trong mô hình hồi quy để giải thích ý nghĩa của các biến độc lập tác động lên biến phụ thuộc.
Về thời gian của dữ liệu nghiên cứu từ năm 2016 đến năm 2018, chọn tất cả DN có đầy đủ dữ liệu từ năm 2016 đến năm 2018 là 399 quan sát (133 DN x 3 năm) trên địa bàn huyện Tân Phú Đông nhằm khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến thuế TNDN phải nộp của DN.
Sử dụng phương pháp thống kê để đánh giá sự tương quan giữa các biến số, phương pháp định lượng được tiến hành bằng cách hồi quy và thông tin thu thập được sẽ được xử lý bằng phần mềm Stata13
Quy trình phân tích dữ liệu:
Sau khi thu thập thông tin dữ liệu xong, các mẫu được xem xét và loại đi những mẫu không đạt yêu cầu; sau đó mã hóa, nhập liệu và làm sạch dữ liệu bằng phần mềm Stata 13. Với sự hỗ trợ của phần mềm Stata 13, tiến hành thực hiện phân
tích dữ liệu đã được mã hóa và xử lý sau đó thực hiện thông qua các bước chính như:
- Lập bảng tần số xác định tỷ lệ phần trăm các yếu trong mô hình nghiên cứu.
- Phân tích thống kê mô tả nhằm xác định, kiểm tra các biến trong mẫu được đưa vào mô hình.
- Phân tích mối tương quan giữa các biến nhằm xác định mối quan hệ tuyến tính giữa các biến.
- Kiểm tra đa cộng tuyến các biến nhằm xác định xem đa cộng tuyến của biến.
- Hồi quy dữ liệu bảng: qua các mô hình FEM, REM, Pool OLS.
- Từ đó chọn mô hình kiểm định phù hợp và có ý nghĩa thống kê sẽ được ứng dụng trong thực tế, gợi ý những giải pháp rút ra được qua quá trình phân tích.
3.2. Mô hình nghiên cứu
3.2.1. Mô hình nghiên cứu đề nghị
Trên cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu trước có liên quan và thực tế về tình hình hoạt động SXKD của DN trên địa bàn huyện Tân Phú Đông các yếu tố tác động đến thuế TNDN phải nộp của DN, tác giả đã dựa trên mô hình của Nguyễn Văn Hải (2014), Nguyễn Ngọc Thu (2015) và Phạm Văn Đức (2015) từ đó thay đổi, bổ sung một số biến đo lường nhằm giải thích chặt chẽ mức độ tác động của các biến đó đến mô hình.
Phân tích hồi quy là sự nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của một hay nhiều biến số (biến độc lập hay biến giải thích) đến một biến số (biến kết quả hay biến phụ thuộc) nhằm dự báo biến kết quả dựa vào các giá trị được biết trước của các biến giải thích. Đề tài sử dụng phương pháp phân tích hồi qui để ước lượng mức độ tác động của các yếu tố (biến giải thích) đến số thuế TNDN phải nộp của DN (biến kết quả).
Nghiên cứu sử dụng mô hình phân tích hồi quy, sử dụng biến phụ thuộc để ước lượng xác suất một sự kiện sẽ xảy ra với những thông tin của biến độc lập mà ta có được. Sử dụng phương pháp phân tích định tính, suy luận diễn giải để đề ra các giải pháp phù hợp từ đó có những biện pháp quản lý người nộp thuế phù hợp hơn.
Người viết đề xuất mô hình nghiên cứu: “Các yếu tố tác động đến thuế TNDN tại Chi cục Thuế huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang”. Mô hình cụ thể như sau:
Hình 3.1. Mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến số thuế TNDN phải nộp
Nguồn: Tác giả đề xuất
Phương trình hồi quy có dạng:
Y = β0 + β1X1 + β2X2+ β3X3+ ... + βnXn
Trong đó: