Thống kê các biến liên quan đến hoạt động doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện tân phú đông, tỉnh tiền giang (Trang 38 - 43)

- Biến độc lập:

13 người 70 ngườ

4.1.2. Thống kê các biến liên quan đến hoạt động doanh nghiệp

Trong 133 DN nghiên cứu, có 86 DN hoạt động trong các ngành nghề khác nhau - khác ngành thương mại như: xây dựng, dịch vụ, sản xuất,…chiếm đến 65% mẫu nghiên cứu. Số còn lại 47 DN, chiếm 35% DN nghiên cứu là những DN hoạt động trong lĩnh vực thương mại là chủ yếu. Chỉ riêng ngành thương mại, số DN đã chiếm trên 1/3 mẫu nghiên cứu. Điều này cho thấy, hoạt động kinh doanh của các DN trên địa bàn huyện Tân Phú Đông đa phần là thương mại, những lĩnh vực khác vẫn có nhưng không phổ biến nhiều.

34 người 52 người 34 người 9 người 4 người 25.56% 39.10% 25.56% 6.77% 3.01%

Hình 4.5: Ngành kinh doanh của các DN trong mẫu nghiên cứu

Nguồn: Báo cáo thống kê của Chi cục Thuế huyện Tân Phú Đông giai đoạn 2016 - 2018 Hình 4.6: Số lao động trong các DN trong năm 2018

Nguồn: Báo cáo thống kê của Chi cục Thuế huyện Tân Phú Đông 2018

Các DN trong mẫu nghiên cứu có mức độ sử dụng lao động khác nhau. Tình hình sử dụng lao động trong các DN phần nào thể hiện được quy mô sản xuất, kinh doanh của DN. Mỗi DN sử dụng ít nhất là dưới 5 lao động (ít nhất là 1 lao động) và nhiều nhất cũng chỉ có trên 20 lao động (chỉ có 3 DN sử dụng 60 lao động). Số lao động phổ biến trong các DN là từ 10 lao động đến dưới 5 lao động. Số lao động sử dụng trong các DN chỉ tính số lao động do các DN kê khai và đăng ký với phòng

Khác, 86 DN, 65% Thương mại, 47DN, 35% Dưới 5 lao

động Từ 5 đến 10 lao động Từ 11 - 20 lao đông

Trên 20 lao động

Số lượng (DN) 60 57 9 7

Lao động huyện. Theo số liệu này (hình 4.6) cho thấy, các DN trong mẫu nghiên cứu đều là các DN siêu nhỏ và nhỏ, không có DN vừa và DN lớn.

Hình 4.7: Lao động bình quân của các DN theo ngành (2016 – 2018)

Nguồn: Báo cáo thống kê của Chi cục Thuế huyện Tân Phú Đông giai đoạn 2016 - 2018 Theo mẫu khảo sát, DN kinh doanh thương mại chiếm trên 1/3 mẫu nghiên cứu, còn lại là tất cả các DN thuộc ngành khác. Ngành thương mại (chủ yếu là mua vào và bán ra) nên số lượng sử dụng lao động trong các DN khá nhỏ. Bình quân các DN trong lĩnh vực thương mại chỉ sử dụng 5 lao động/DN, trong khi đó, các DN thuộc lĩnh vực khác sử dụng bình quân 8 lao động/DN trong cả giai đoạn 3 năm (2016 – 2018). Mức độ sử dụng lao động của các DN trong mẫu nghiên cứu là khá thấp, điều này cho thấy tình hình sử dụng lao động của các DN không cao, số lượng DN nhiều nhưng nhu cầu lao động thấp do quy mô hoạt động SXKD còn nhỏ, dạng kinh doanh mang tính chất DN gia đình.

Doanh thu, tài sản, nợ và vốn là các chỉ tiêu tài chính mà các DN quan tâm. Đồng thời cũng làm căn cứ để tính các chỉ tiêu tài chính khác, là cơ sở để xác định hiệu quả kinh doanh của DN, là căn cứ quan trọng để tính thuế.

8,3

Bảng 4.1: Doanh thu, tài sản, nợ và vốn theo ngành (2016 – 2018)

Đơn vị tính: triệu đồng

Doanh thu Tổng tài

sản Nợ Vốn Năm 2016

Giá trị trung bình chung 1484,02 2180,94 1090,77 1090,17 DN thương mại 14759,36 2446,85 1021,62 1425,23 DN khác 2322,05 3412,52 1706,73 1705,79

Năm 2017

Giá trị trung bình chung 9248,36 3113,70 1421,78 1691,92 DN thương mại 19725,38 2385,39 955,42 1429,98 DN khác 3293,18 3483,99 1665,55 1818,45

Năm 2018

Giá trị trung bình chung 8792,20 3722,14 1842,22 1879,92 DN thương mại 18872,80 2917,44 1159,62 1757,83 DN khác 3099,63 4176,56 2227,69 1948,87 Nguồn: Báo cáo thống kê của Chi cục Thuế huyện Tân Phú Đông giai đoạn 2016 - 2018

Giá trị trung bình của tổng tài sản năm sau cao hơn năm trước, trong đó năm 2017 tăng nhanh hơn năm 2018, mức tăng năm 2016 trên 0,9 tỷ đồng. Giá trị trung bình doanh thu và tài sản năm 2017, 2018 đều tăng so năm 2016. Năm 2018 giá trị trung bình của doanh thu không tăng nhưng tài sản tăng, điều đó cho thấy, DN có đầu tư thêm tài sản cố định, mở rộng hoạt động SXKD. Doanh thu năm 2018 giảm so năm 2017 có thể là do tình hình kinh tế chung của nền kinh tế. Tuy nhiên, DN vẫn nhìn thấy yếu tố khả quan nên tiếp tục đầu tư tài sản để phát triển hoạt động SXKD của mình. Giá trị trung bình của tổng nợ và vốn của các DN tăng đều qua các năm, mức tăng không nhiều. Nhìn chung, tình hình hoạt động SXKD của các DN trong mẫu nghiên cứu khả quan, mức biến động không lớn cho thấy hoạt động SXKD của các DN ở mức bình thường, không quá tệ cũng không có đột biến.

Nếu nhìn từ góc độ ngành kinh doanh, các chỉ tiêu doanh thu, tài sản, nợ và vốn của các DN cho thấy (bảng 4.1), DN hoạt động thương mại biến động không nhiều ở cả 4 chỉ tiêu tài chính nêu trên. Các DN hoạt động ở các ngành khác, ba chỉ

tiêu về tài sản, nợ và vốn của các DN cũng không có sự thay đổi nhiều nhưng chỉ tiêu về doanh thu tăng nhanh, có tính đột biến, nhất là năm 2017. Như vậy, những ngành nghề khác có doanh thu khá cao trong giai đoạn 2016 – 2018. Tuy nhiên, doanh thu cao không đồng nghĩa lợi nhuận hay các chỉ tiêu tài chính khác cũng cao. Đặc biệt là những ngành nghề có tỷ suất sinh lời thấp như: sản xuất nông sản, thủy sản,…

Bảng 4.2: ROA, ROS và ROE theo ngành

ROA ROS ROE

Năm 2016

Giá trị trung bình chung 3,304979 25,76021 4,421763 DN thương mại -6,24293 -0,83657 -2,4814

DN khác 5,17132 40,30 6,918758

Năm 2017

Giá trị trung bình chung 6,34 5,2545 5,3977

DN thương mại 1,59 0,077 -3,9

DN khác 4,00 3,99 6,25

Năm 2018

Giá trị trung bình chung 2,31 38,29 3,19

DN thương mại 2,1 1,4 1,4

DN khác 0,6 1,7 1,7

Nguồn: Báo cáo thống kê của Chi cục Thuế huyện Tân Phú Đông giai đoạn 2016 - 2018 Việc sử dụng các công cụ nào để đánh giá về hiệu quả tài chính DN có vai trò quan trọng. Có rất nhiều các chỉ tiêu đo lường hiệu quả tài chính DN, nhưng các chỉ tiêu thường được sử dụng nhất trong các nghiên cứu có thể chia thành hai loại chính: (i) Các hệ số về lợi nhuận (ii) Các hệ số về tăng trưởng tài sản. Các chỉ tiêu lợi nhuận được dùng nhiều nhất bao gồm lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Một số nghiên cứu sử dụng lợi suất cổ tức - DY (Ming & Gee, 2008; Ongore, 2011), lợi nhuận trên doanh thu - ROS (Le & Buck, 2011) hoặc lợi nhuận trên vốn đầu tư - ROI (Shah, Butt & Saeed, 2011).

Các hệ số ROA và ROE là những chỉ báo hiệu quả cho kết quả SXKD hiện tại và phản ánh khả năng lợi nhuận mà DN đã đạt được trong các kỳ kế toán đã qua.

Nhóm này là cách nhìn về quá khứ hoặc đánh giá khả năng lợi nhuận ngắn hạn của DN (Hu & Izumida, 2008). Đối với một số chỉ tiêu cùng nhóm như ROS hoặc ROI, các hệ số này cũng không đưa ra một góc nhìn dài hạn cho cổ đông và lãnh đạo DN bởi đó là các thước đo quá khứ và ngắn hạn (Jenkins, Ambrosini & Collier, 2011). Theo kết quả khảo sát (bảng 4.2), các DN ngành thương mại có ROA, ROE và ROS trong giai đoạn 2016 – 2018 vừa có giá trị âm, vừa có giá trị dương, riêng trong năm 2016 cả 3 chỉ tiêu đều âm (giảm), điều này chứng tỏ DN ngành thương mại có rủi ro về thuế cao hơn so với DN kinh doanh thuộc các ngành khác. Giá trị trung bình chung trong giai đoạn 2016-2018 cả 3 chỉ tiêu đều dương và cao hơn DN thương mại nhưng vẫn thấp hơn 1/3 so với các DN kinh doanh thuộc các ngành khác. Các hệ số ROA, ROE và ROS của những DN kinh doanh thuộc các ngành khác luôn cao có giá trị dương và đều cao hơn DN thương mại chỉ trừ năm 2018 chỉ tiêu ROA thấp hơn DN ngành thương mại. Hệ số ROA của các DN SXKD thuộc ngành khác (khác thương mại) giá trị có xu hướng giảm và đến năm 2018 giá trị ROA thấp hơn DN ngành thương mại. Tỷ suất sinh lời/tài sản của các DN kinh doanh thuộc các ngành khác thấp hơn tỷ suất sinh lời trên doanh thu hay trên vốn chủ sở hữu, điều này cho thấy, đầu tư tài sản cao không có lợi cho các DN này hơn là bổ sung vốn chủ sở hữu (vốn lưu động) để phát triển kinh doanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện tân phú đông, tỉnh tiền giang (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)