Chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt độngtín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh long an (Trang 26 - 29)

Với quan niệm về hiệu quả hoạt động tín dụng như trên, có thể thấy rằng tiêu chí cuối cùng để đánh giá hiệu qủa tín dụng của một ngân hàng là lợi nhuận từ hoạt

động tín dụng xét dưới góc độ giá trị tuyệt đối và tốc độ tăng trưởng. Tuy nhiên để có thể xác định được hiệu quả tín dụng cuối cùng, hay đểđạt được lợi nhuận từ hoạt động tín dụng, ngân hàng cần phải phân tích cả các chỉ tiêu trung gian. Trong phần này, các chỉ tiêu đo lường hiệu quả tín dụng của ngân hàng thương mại được phân loại thành 2 nhóm chỉ tiêu. Một là, nhóm chỉ tiêu xác định hiệu quả tín dụng qua chỉ tiêu quy mô lợi nhuận tín dụng và tốc độ tăng trưởng lợi nhuận tín dụng. Hai là, nhóm các chỉ tiêu trung gian. Trong nhóm các chỉ tiêu trung gian có nhóm chỉ tiêu đánh giá chung và nhóm chỉ tiêu đánh giá trực tiếp hiệu quả tín dụng.

- Thứ nhất, nhóm các chỉ tiêu đánh giá chung: Quy mô tín dụng của một ngân hàng có thểđược đánh giá bởi nhiều chỉ tiêu. Trong đó có một số chỉ tiêu đặc trưng quan trọng nhất là chỉ tiêu tổng dư nợ và thị phần cho vay của doanh nghiệp trên thị

trường. Thị phần cho vay của ngân hàng được thể hiện qua dư nợ của ngân hàng khi so sánh với dư nợ của các ngân hàng trên địa bàn. Thị phần cho biết quy mô tín dụng của ngân hàng đang xem xét là lớn hay nhỏ. Thị phần lớn đem lại cho ngân hàng lợi thế

trong hoạch định chính sách lãi suất và thu hút được các khách hàng có tiềm lực và có khả năng sử dụng vốn tốt, nhờ đó ngân hàng vừa tăng khả năng hoàn vốn, vừa tăng

khả năng thu lợi nhuận lớn.

Chỉ tiêu phản ánh tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay:

Doanh số cho vay thể hiện quy mô tuyệt đối của hoạt động tín dụng của ngân hàng, còn tốc độ tăng doanh số thể hiện khả năng mở rộng quy mô đầu tư tín dụng qua các thời kỳ. Doanh số cho vay lớn và tốc độ cho vay tăng cho thấy khả năng mở rộng tín dụng của ngân hàng, đây là tình hình tốt đối với ngân hàng. Tuy nhiên, đây mới chỉ

là điều kiện chứ chưa thể khẳng định hiệu quả tín dụng của ngân hàng mà cần phải kết hợp nghiên cứu, phân tích với các chỉ tiêu khác.

- Thứ hai, nhóm các chỉ tiêu đánh giá trực tiếp hiệu quả tín dụng:

Có nhiều chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng gồm các chỉ tiêu sau:

+ Chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu (Non-Performance Loan - NPL)

Chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu được xác định tại từng thời điểm theo công thức sau:

Nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu = --- X 100% (Nợ xấu gồm nợ nhó 3 – nhóm 5) Tổng dư nợ

Tỷ lệ nợ xấu là chỉ tiêu cơ bản đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng. Nợ

xấu phản ảnh khả năng thu hồi vốn khó khăn, vốn của ngân hàng lúc này không còn ở

mức độ rủi ro thông thường nữa mà là nguy cơ mất vốn.

Chỉ tiêu này phản ảnh tình hình nợ quá hạn nhưng ở mức độ nghiêm trọng hơn, tức là nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5. Chỉ tiêu này càng thấp thì hiệu quả hoạt động của ngân hàng càng tốt và ngược lại. Bởi vì, chỉ tiêu này cao thể hiện ngân hàng đang gặp nhiều rủi ro. Tuy nhiên trong thực tế, rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng là không thể tránh khỏi. Vì vậy, việc đưa ra một tỷ lệ nợ quá xấu theo thông lệ quốc tế và phải

được kiểm soát trong phạm vi không quá 3% được xem là giới hạn an toàn của các ngân hàng.

Tỷ lệ nợ xấu của một ngân hàng càng thấp càng cho thấy chất lượng và hiệu quả tín dụng cao. Thực tế, rủi ro trong kinh doanh là không tránh khỏi, nên ngân hàng thường chấp nhận một tỷ lệ nhất định được coi là giới hạn an toàn. Mức ≤ 3% có thể

coi là ngưỡng khá tốt trong hoạt động ngân hàng. + Chỉ tiêu hệ số rủi ro tín dụng

Tổng dư nợ

Hệ số rủi ro tín dụng = --- x 100% Tổng tài sản có

Chỉ tiêu này phản ánh dư nợ tín dụng so với tổng tài sản có, khả năng sử dụng nguồn vốn để cho vay. Nếu chỉ tiêu này quá cao thì lợi nhuận tăng, rủi ro gia tăng vì các khoản dự trữ của ngân hàng thấp không đảm bảo an toàn trong kinh doanh, ngược lại chỉ tiêu này giảm thì có thể lợi nhuận bị sụt giảm, các khoản dự trữ đảm bảo khả

năng thanh toán tăng đảm bảo an toàn cho ngân hàng. Vì vậy, các nhà quản trị luôn tìm cách duy trì tỷ lệ này ở mức hợp lý là 60% - 80% so với tổng tài sản có nhằm giải quyết cân bằng mục tiêu lợi nhuận và đảm bảo khả năng thanh toán của ngân hàng.

+ Vòng quay vốn tín dụng

Chỉ tiêu này đo lường thời gian luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ nhanh hay chậm. Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng thể hiện tốc độ luân chuyển các khoản vay mà ngân hàng cấp cho nền kinh tế, hay nói cách khác chỉ tiêu này cho biết ngân hàng thu được nợ nhanh hay chậm từđó cân đối để cho vay mới. Đây là chỉ tiêu quan trọng

được ngân hàng tính toán hàng năm để đánh giá khả năng cung ứng vốn tín dụng và chất lượng tín dụng trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Hệ số phản ảnh vòng quay vốn tín dụng được thể hiện như sau:

Doanh số thu nợ trong kỳ

Vòng quay vốn tín dụng (lần /năm) = --- Dư nợ B/q trong kỳ

Vòng quay vốn tín dụng càng cao chứng tỏ nguồn vốn vay ngân hàng đã luân chuyển nhanh, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất lưu thông, tiết kiệm chi phí (ngân hàng có thể chủ động cân đối nguồn vốn để cho vay, giảm chi phí trích dự phòng rủi ro tín dụng đối với những khoảng nợ trả chậm), tạo lợi nhuận lớn cho ngân hàng. Vòng quay vốn tín dụng càng cao càng mang lại hiệu quả tín dụng cho ngân hàng và ngược lại.

- Thứ ba, Thu nhập từ hoạt động tín dụng

Đểđánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng trước hết phải nói đến thu nhập từ hoạt động này mang lại cho ngân hàng. Vì ngân hàng cũng là một doanh nghiệp, kinh doanh với ục tiêu lợi nhuận, do vậy, ngân hàng phải tính toán đểđạt được lợi nhuận cao nhất và giảm chi phí, rủi ro đến mức thấp nhất, phải so sánh lợi nhuận thu được với nguy cơ rủi ro mà hoạt động tín dụng đem lại. Đó là lý do vì sao trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng chúng ta cần phải phân tích thu nhập từ hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu của các NH. Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng của ngân hàng đó là hệ số giữa thu nhập từ lãi suất trừ cho chi phí lãi suất.

Thu nhập từ hoạt động tín dụng = Thu nhập lãi - Chi phí lãi

Thu nhập từ hoạt động tín dụng (còn gọi là thu nhập lãi thuần) càng cao bao nhiêu càng chứng tỏ hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng cao. Đồng thời để đánh giá đúng sự tăng trưởng hiệu quả tín dụng qua các thời kỳ, người ta thường dùng tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận, tỷ lệ này phản ánh rõ nét về sự biến động của thị trường cũng nhưđánh giá đúng hoạt động tín dụng cũng như các chính sách tín dụng áp dụng qua các thời kỳ có phù hợp hay không.

- Thứ tư, Thu nhập lãi cận biên (Net Interest Magin)

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của hoạt động kinh doanh về tín dụng và đầu tư. Đối với những ngân hàng mà hoạt động đầu tư chiếm tỷ

trọng nhỏ, hoặc đối với các chi nhánh ngân hàng chỉ hoạt động tín dụng thì tỷ lệ thu nhập lãi cận biên sử dụng đểđánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng. Trong phân tích tài chính ngân hàng tỷ lệ thu nhập lãi cận biên là chỉ tiêu hàng đầu và quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng. Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên càng cao, vượt quá tỷ

lệ chi phí hoạt động (chi phí phi lãi), hoạt động tín dụng càng có hiệu quả, có lợi nhuận. Ngược lại tỷ lệ thu nhập lãi cận biên bằng hoặc thấp hơn tỷ lệ chi phí hoạt động thì hoạt động tín dụng không có lợi nhuận hoặc bị lỗ. Trong thực tế, hoạt động tín dụng của ngân hàng thường có lợi nhuận, chứ không bị lỗ. Tuy nhiên lợi nhuận hoạt

động tín dụng cao hay thấp sẽ phụ thuộc vào tỷ lệ thu nhập lãi cận biên.

Thu nhập lãi – Chi phí lãi

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên = --- x 100 Tổng tài sản có sinh lời

Trong đó, tài sản có sinh lời gồm 2 khoản mục chủ yếu là dư nợ tín dụng và giá trịđầu tư được tính bình quân trong kỳ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh long an (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)