Định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh long an (Trang 57)

3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI

THƯƠNG VIỆT NAM, MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH LONG

AN

3.1.1. Định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Nam

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam hiện là ngân hàng được đánh giá ngân hàng tốt nhất Việt Nam, với vị trí đó, VCB xây dựng định hướng phát triển luôn thể hiện là ngân hàng hàng đầu của Việt Nam có vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam cả trong ngắn hạn và dài han, Cụ thể là:

* Phát huy vai trò là ngân hàng thương mại cổ phần có sở hữu lớn của Nhà nước, giữ vững vị thế là ngân hàng có quy mô, chất lượng, hiệu quả, uy tín hàng đầu Việt Nam; là ngân hàng chủ lực, có trách nhiệm của quốc gia, góp phần tích cực ổn

định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tếđất nước.

* Trở thành ngân hàng thương mại hiện đại hàng đầu Việt Nam về thị phần huy

động vốn, tín dụng, dịch vụ, bán lẻ và nằm trong Top 3 ngân hàng dẫn đầu thị trường về sự hài lòng được đo lường bởi một tổ chức độc lập, có uy tín.

* Phát triển hoạt động kinh doanh bảo hiểm (nhân thọ và phi nhân thọ). Cần có sự gắn kết sản phẩm bảo hiểm với sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Gia tăng tỷ trọng đóng góp từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm trong tổng thu nhập toàn hệ thống VCB.

* Phát triển, đa dạng hóa danh mục sản phẩm dịch vụ, tối đa hóa bán chéo sản phẩm dịch vụ ngân hàng và bảo hiểm, tạo lập và phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bảo hiểm khép kín; phát triển các sản phẩm hàm lượng công nghệ cao tạo sự

khác biệt so với đối thủ cạnh tranh được thị trường ưa thích sử dụng.

* Chủđộng, tích cực hội nhập sâu rộng vào thị trường tài chính ngân hàng khu vực. Áp dụng và vận hành các chuẩn mực, thông lệ quốc tế trong kinh doanh ngân hàng hiện đại. Duy trì hệ số CAR theo thông lệ quốc tế và quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; nâng cao năng lực quản trị rủi ro, áp dụng đầy đủ quy định của Basel II theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Phấn đấu để mở rộng mạng lưới giao dịch quốc tế ở một số nước có tầm ảnh hưởng lớn đến thị trường tài chính Việt Nam, trước hết là ở Hoa Kỳ.

* Là ngân hàng đứng đầu Việt Nam và hàng đầu của Đông Nam Á về mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động đem lại tiện ích, dịch vụ tốt nhất, hài lòng nhất cho khách hàng trong nước và quốc tế.

* Hoàn thiện mô thức quản trị ngân hàng tuân thủ luật pháp, hoạt động theo thông lệ, minh bạch, công khai và hiệu quả. Chuyển đổi mô hình tổ chức theo hướng quản lý tập trung tại Hội sở chính và điều hành hoạt động kinh doanh áp dụng chiều dọc của mô hình ngân hàng hiện đại, tiên tiến.

* Nâng cao hiệu quả kinh doanh và năng suất lao động. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động các kênh phân phối truyền thống gồm các chi nhánh, phòng giao dịch, các công ty con, công ty liên kết, đồng thời đẩy mạnh phát triển các kênh phân phối hiện đại như Internet Banking, Mobile Banking, Contact Center, ATM, POS… Tích cực mở rộng kênh phân phối tại các thị trường trong khu vực và trên thế giới. * Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế, góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động ngân hàng trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa.

* Tiếp tục cải thiện môi trường làm việc từ tổ chức chuyên nghiệp, thân thiện, cơ hội phát triển nghề nghiệp và lợi ích xứng đáng cho mọi nhân viên, thu nhập bình quân đầu người ở mức cao so với thị trường.

* Thương hiệu VCB được lan tỏa nhận biết sâu rộng với thị trường trong nước và quốc tế là thương hiệu ngân hàng hàng đầu Việt Nam, được các tổ chức kinh tế, cá nhân tín nhiệm lựa chọn sử dụng các dịch vụ tài chính ngân hàng.

3.1.2. Mục tiêu hoạt động kinh doanh của VCB Chi nhánh Long An

3.1.2.1. Định hướng và mục tiêu tổng quát của VCB Chi nhánh Long An

VCB Chi nhánh Long An thực hiện các hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan theo quy định của VCB, theo định hướng như sau:

* Về huy động vốn: Huy động vốn dưới các hình thức: nhận tiền gửi của các tổ

chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác bằng Đồng Việt Nam và bằng ngoại tệ theo quy định của Hội sở VCB. Thực hiện các hình thức huy động vốn khác theo quy định của pháp luật và của Hội sở VCB. Mục tiêu trong huy động vốn gồm:

- Tập trung tiếp thị nguồn tiền nhàn rỗi của khách hàng doanh nghiệp và cá nhân trên địa bàn tỉnh Long An.

- Tận dụng các chương trình khuyến mãi để gia tăng công tác huy động số dư

nhỏ lẻ, có tính ổn định cao;

- Thống kê danh sách các sản phẩm – dịch vụ của khách hàng có quan hệ tín dụng đang sử dụng và triển khai bán chéo các sản phẩm – dịch vụ phù hợp mà khách hàng chưa sử dụng nhằm cung ứng đến khách hàng theo xu hướng trọn gói các sản phẩm – dịch vụđể tăng nguồn thu dịch vụ cho ngân hàng;

- Thực hiện rà soát lại các khách hàng hiện hữu là những doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu để tiếp thị và kịp thời đưa ra các chính sách ưu đãi thu hút khách hàng chuyển dần các giao dịch ngoại hối, thanh toán quốc tế tập trung tại VCB.

- Tiếp cận khách hàng là các đại lý vé số, tiệm vàng nhằm hướng đến các đối tượng có thu nhập cao và ổn định.

- Phấn đấu đạt tỷ lệ tăng trưởng huy động vốn bình quân hàng năm từ 14,00%

đến 16,00%

* Về hoạt động cấp tín dụng: Cấp tín dụng cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước bằng đồng Việt Nam và bằng ngoại tệ theo quy định của pháp luật và uỷ

quyền của VCB dưới các hình thức: Cho vay; Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ

chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác; Bảo lãnh ngân hàng; Phát hành thẻ tín dụng; Bao thanh toán trong nước; bao thanh toán xuất nhập khẩu; Các hình thức cấp tín dụng khác sau khi được VCB uỷ quyền. Mục tiêu trong hoạt động tín dụng gồm:

- Đối với tín dụng nhóm khách hàng DN lớn trên địa bàn: Chi nhánh sẽ duy trì và phát triển với tốc độ trung bình từ 8% - 10%/năm .

- Đối với tín dụng nhóm bán lẻ: chi nhánh tập trung phát triển lĩnh vực bán lẻ,tăng trưởng hàng năm từ 18 - 25 %.

- Tiếp cận các doanh nghiệp hoạt động tại các trung tâm thương mại, Cụm công nghiệp để phát triển mảng cho vay doanh nghiệp.

- Rà soát lại các chủ đầu tư dự án các khu dân cư trên địa bàn tỉnh, phân công nhân sự thực hiện tiếp cận các chủđầu tưđể họ giới thiệu khách hàng vay vốn.

- Nghiên cứu thị trường về ngành, lĩnh vực có thế mạnh tại các điểm giao dịch

- Phấn đấu đạt tỷ lệ tăng trưởng dư nợ bình quân hàng năm từ 15% đến 18% - Cố gắng duy trì tỷ lệ nợ xấu ≤ 1,50%

- Thu nhập hoạt động tín dụng tăng hàng năm trên 12% -16%, chiếm tỷ trọng không dưới 85% tổng thu nhập

* Về mảng cung ứng dịch vụ ngân hàng:

- Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng.

- Cung ứng các phương tiện thanh toán.

- Cung ứng các dịch vụ thanh toán: Thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước bao gồm séc, lệnh chi, uỷ nhiệm chi, nhờ thu, uỷ nhiệm thu, thư tín dụng, thẻ ngân hàng, dịch vụ thu hộ và chi hộ; Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế; Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo uỷ quyền của VCB.

- Thu nhập từ hoạt dộng dịch vụ tăng 16%, chiếm tỷ trong khoảng 15% tổng thu nhập.

* Về các hoạt động kinh doanh khác:

- Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh hoặc tái bảo lãnh cho các tổ chức, cá nhân ngoài nước, trừ trường hợp bảo lãnh đối ứng cho các doanh nghiệp nước ngoài tham gia dự

thầu, thực hiện hợp đồng tại Việt Nam.

- Đầu tư sửa chữa, cải tạo, nâng cấp tài sản thế chấp, cầm cố đã chuyển thành tài sản do VCB quản lý để sử dụng hoặc khai thác kinh doanh

- Thực hiện các hoạt động khác do VCB giao hoặc uỷ quyền cho chi nhánh.

3.1.2.2 Mục tiêu về chất lượng và hiệu quả tín dụng.

- Duy trì mức dư nợ hiện hành, đồng thời phấn đấu đạt tỷ lệ tăng trưởng tín dụng trong thời gian tới từ 15% đến 18 % năm

- Tiếp tục phát huy vai trò kiểm soát rủi ro của Phòng Kiểm tra nội bộđảm bảo công tác giám sát từ xa, công tác kiểm tra đột xuất và định kỳđược thực hiện theo

đúng kế hoạch.

- Các cam kết về trách nhiệm đối với từng vị trí cán bộ nhân viên nhằm đảm bảo khả năng, rèn luyện năng lực chuyên môn và ý thức trách nhiệm trong quản lý rủi ro.

- Luân chuyển có thời hạn cán bộ quản lý và các vị trí khác nếu thấy cần thiết

- Luân chuyển chuyên viên khách hàng, chuyên viên kiểm soát rủi ro để nâng cao khả năng giám sát rủi ro và an toàn trong hoạt động tín dụng với tầm bao quát cao hơn không những theo từng ngành nghề kinh doanh mà cả trên toàn phạm vi địa bàn hoạt động của VCB Chi nhánh Long An.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, phấn đấu tăng tỷ lệ lãi cận biên tối thiểu từ 3,5% trở lên. Thu nhập lãi thuần tăng trưởng với tỷ lệ từ 12% -16% năm

- Kiểm soát rủi ro, không để nợ xấu gia tăng. Toàn chi nhánh nổ lực phấn đấu trong hoạt động tín dung và quản trị rủi ro tín dụng, đảm bảo tỷ lệ nợ xấu không quá 1,50%.

3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN

HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH LONG AN 3.2.1. Tăng cường hoạt động tiếp thị về tín dụng

Để mở rộng và phát triển quy mô hoạt động tín dụng, VCB Chi nhánh Long An cần tăng cường hoạt động tiếp thị khách hàng vay vốn, từ khâu quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi đối với khách hàng, đặc biệt quan tâm đối với những khách hàng truyền thống. Tăng cường mối quan hệ đối với những khách hàng doanh nghiệp có mức dư

nợ lớn. Cần quan tâm đến những khách hàng này nhiều hơn nữa ví dụ tặng quà ngày sinh nhật của họ với những món quà không nhất thiết phải có giá trị lớn, dưới sự quan tâm đặc biệt này sẽ làm cho khách hàng cảm thấy được quan tâm và họ sẽ gắn bó với chi nhánh lâu dài.

Các bộ phận trực tiếp giao dịch với khách hàng cần tạo điều kiện thuận tiện cho khách hàng khi quan hệ giao dịch với chi nhánh. Nhân viên của những bộ phận trực tiếp giao dịch với khách hàng bố trí những cán bộ trẻ, lịch sự, có khả năng ứng xử, giao tiếp, từđó tạo cho khách hàng sự thoải mái và gần gũi với chi nhánh hơn.

Tiếp tục xây dựng văn hóa trong kinh doanh, nâng cao chất lượng phục vụ

khách hàng coi đây là giải pháp hàng đầu để thu hút khách hàng.

Nâng cấp các điểm giao dịch của ngân hàng khang trang, thuận tiện cho khách hàng đến quan hệ giao dịch.

Hàng năm, VCB Chi nhánh Long An nên tổ chức hội nghị khách hàng tiền vay, khách hàng tiền gởi, từđó tạo được sự gắn bó giữa khách hàng với chi nhánh. Qua đó giúp cho khách hàng biết thêm những tiện ích tạo điều kiện thuận tiện hơn trong giao dịch.

3.2.2. Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng.

Phân tích và thẩm định tín dụng có ý nghĩa quan trọng đểđưa ra quyết định tín dụng, do đó khi việc phân tích, thẩm định thiếu chính xác, mang tính chủ quan, không tuân thủ những tiêu chuẩn đã đề ra sẽ dẫn đến việc đưa ra những quyết định sai lầm khi cho vay. Đây là một khâu rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quải ro tín dụng

Mục tiêu của phân tích tín dụng là đểđưa ra những đánh giá, nhận định về năng lực của khách hàng vay vốn và qua đó cũng giúp cho chúng ta thấy được những nguy cơ tiềm tàng của khách hàng có thể gây ra nguy cơ rủi ro trong việc hoàn trả nợ vay. Mặt khác thông qua công tác phân tích tín dụng giúp cho ngân hàng đánh giá được tính trung thực, thiện chí trả nợ của khách hàng vay vốn.

Để việc phân tích, thẩm định tín dụng đạt hiệu quả cao, nhằm hạn chếđến mức thấp nhất rủi ro tín dụng có thể xảy ra thì cần phải xây dựng, định hướng, hoàn thiện công tác phân tích, thẩm định theo hướng sau đây:

- Khi đánh giá một khách hàng vay vốn, ngân hàng cần phải đánh giá được mức

độ rủi ro của khách hàng và phải xác định được mức độ rủi ro tối đa mà ngân hàng có thể chấp nhận được thông qua việc xác định giới hạn tín dụng trong vòng một 1 năm,

định kỳ 6 tháng/một lần, ngân hàng phải đánh giá lại mức độ rủi ro của khách hàng để đưa ra quyết định có điều chỉnh hạn mức tín dụng đối với khách hàng này hay không. - Phân tích tín dụng phải được thực hiện trên nhiều khía cạnh. Trong quá trình phân tích cần phải đánh giá được những rủi ro do môi trường kinh tế vĩ mô như: lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối đoái, các chính sách kinh tế v.v. Khi phân tích, đánh giá năng lực nội tại của khách hàng cần phải lượng hóa được mức độ rủi ro thông qua việc sử

dụng các công cụ phân tích định lượng như phần mềm: SPSS, Excel…kết hợp với việc xếp hạng tín nhiệm của khách hàng.

Căn cứ vào giới hạn tín dụng đã được phê duyệt, khi tiến hành cấp tích dụng cho khách hàng, việc phân tích phải chủ yếu tập trung vào các phương án sản xuất kinh doanh cụ thể, tính láp lý của phương án/dự án vay vốn, nguồn cung cấp các yếu tốđầu vào, thị trường tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời cũng phải xác định được những rủi ro ở mức cao nhất có thể xảy ra và hướng xử lý của ngân hàng khi có biến cố xảy ra. Trong việc phân tích, thẩm định dựđầu tư, các phương án cần nhu cầu vay vốn lớn cần phải tính toán kỹ khả năng thu xếp vốn của dự án, khả năng triển khai quả lý của khách hàng, hiệu quả của dự án, tránh trường hợp dự án đang triển khai nửa vời thì

hết vốn, phải dừng. Đối với các dự án có nguồn đầu tư lớn, có nhiều trang thiết bị công nghệ hiện đại, vượt qua khả năng thẩm định của ngân hàng thì cần phải hợp đồng thuê các tổ chức định giá có uy tín, độc lập trên thị trường để xác định chính xác giá trị thật của các máy móc, thiết bị công nghệ một cách khách quan.Trong quá trình giải ngân

để triển khai dự án nên giải ngân hết vốn tự có của khách hàng đầu tư vào dự án trước, sau đó mới tiếp tục giải ngân vốn vay của ngân hàng nhằm đểđảm bảo dự án phát huy hiệu quả tối đa.

Cần chú ý đến tình trạng vay nợ của khách hàng ở các tổ chức tín dụng khác, vì

điều này sẽảnh hưởng đến cân đối tài chính của khách hàng, một khi các khoản vay tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh long an (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)