Hoạt động tín dụng và hiệu quả hoạt động tín dụng tại VCB Chi nhánh Long An đã thu được những kết quả khá tích cực trên các mặt sau:
- Thứ nhất, Hoạt động tín dụng tại VCB Chi nhánh Long An là hoạt động có ý nghĩa lớn không những đối với bản thân đơn vị kinh doanh ngân hàng, mà còn có ý nghĩa lớn đối với khách hàng trên địa bàn, do đó tập thể lãnh đạo, cán bộ và nhân viên tín dụng của chi nhánh quán triệt sâu sắc và đã nổ lực lớn để phát triển hoạt động này. Hoạt động tín dụng của VCB Chi nhánh Long An đã cung ứng một khối lượng dư nợ
tín dụng khá lớn để góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển. Giá trị tín dụng tăng trưởng qua các năm từ hơn 3.502 tỷ đồng năm 2014 đã tăng lên hơn 4.190 tỷ đồng vào cuối năm 2018 với tỷ lệ tăng trưởng đạt 19,65%. Tuy năm 2016 tăng trưởng tín dụng âm do có sự biến động bất lợi về kinh tế, nhưng về cơ bản dư nợ tín dụng có sự tăng trưởng khá, được coi là thành tích lớn của VCB Chi nhánh Long An trong việc cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế.
- Thứ hai, Song song với việc tập trung nổ lực cho tăng trưởng tín dụng của VCB Chi nhánh Long An, cán bộ và nhân viên quản lý tín dụng đã phối hợp chặt chẽ
ngăn chặn rủi ro tín dụng. Tăng trưởng dư nợ tín dụng cao đi liền với chính sách và bện pháp quản lý chất lượng tín dụng, nhờđó tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu tại VCB Chi nhánh Long An đã được kiểm soát khá tốt. Tỷ lệ nợ xầu tính bình quân trong 5
đều dưới 1%, riêng năm 2016 tỷ lệ nợ xấu tăng đột biến lên trên 3%, nhưng đã được kịp thời tăng cường quản lý, chấn chỉnh và đã kéo tỷ lệ nợ xấu chỉ xuống chỉ còn 0,42% năm 2017 năm 2018 chỉ còn 0,34%. Đây được coi là thành công lớn trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại VCB Chi nhánh Long An.
- Thứ ba, Quy trình tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại VCB Chi nhánh Long An đã được tuân thủ nghiêm ngặt, trong đó việc phân tích xếp hạng đánh giá mức độ tín nhiệm đối với hàng khách đã thục hiện đúng bài bản đúng quy định. Việc này góp phần quan trọng torng việc ngăn ngừa rủi ro tín dụng phát sinh.
Nhận diện rủi ro tín dụng là việc xây dựng mô hình xếp hạng và đánh giá mức độ tín nhiệm của khách hàng một cách phù hợp, trên sở các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính
để lượng hóa mức độ rủi ro tín dụng mà ngân hàng phải đối mặt từ đó xác định khả
năng và mức độ rủi ro có thể xảy ra làm căn cứđểđể trích lập dự phòng rủi ro. Trên thực tế công việc này được VCB Chi nhánh Long An thực hiện tương đối chặt chẽ. Tuy nhiên do nguồn thông tin về tình hình tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tiêu thụ của khách hàng chưa đảm bảo mức độ tin cậy tuyệt đối nên vẫn còn tồn tại những sơ hở nhất định. Đây là một bất cập khó có thể khắc phục được.
Đánh giá rủi ro tín dụng được thực hiện dựa vào các tiêu chí được cụ thể hóa về
mặt định lượng để xác định mức độ rủi ro mà ngân hàng phải đối mặt trong quá trình hoạt động tín dụng. Nói cách khác, việc xác định mức độ rủi ro tín dụng trên cơ sở số
liệu thông tin thực tế về dư nợ tín dụng đã được phân nhóm theo tiêu chuẩn quy định gọi đểđánh giá rủi ro tín dụng.
Kiểm soát và quản lý rủi ro tín dụng: VCB Chi nhánh Long An đã thực hiện việc kiểm soát rủi ro tín dụng xem đây là nội dung quan trọng trong quản trị rủi ro tín dụng. tại chi nhánh. Có thể nói công tác quản trị chất lượng tín dụng tại VCB Chi nhánh Long An đã thực hiện đúng quy định và mang lại kết quả thiết thực. Đi sâu vào chuyên môn về quản trị chất lượng tín dụng tại chi nhánh đã được thực hiện theo đúng quy
định của Hội sở VCB góp phần ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng phát sinh.
- Thứ tư, kiểm soát danh mục tín dụng khá chặt chẽ.
được thực hiện có bài bản và rất chu đáo, hầu hết dư nợ của chi nhánh đều tập trung ở
các mảng cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu và tiêu dùng cá nhân. Dư nợ cho vay bất động sản chiếm tỷ trọng ít, các mảng cho vay kinh doanh vàng, chứng khoán, hầu như không phát sinh. Với cách làm nà trong quản trị rủi ro tín dụng, chi nhánh đã hoàn toàn chủđộng và góp phần hạn chế loại hình rủi ro danh mục diễn ra khá phổ biến hiện nay.
- Thứ năm, Thực hiện nghiêm việc trích lập dự phòng rủi ro theo quy định.
Trích lập dự phòng rủi ro trên sơ sở phân loại nhóm nợ tại VCB Chi nhánh Long An
được thực hiện nghiêm chỉnh và tuyệt đối. Hàng quý, trên cơ sở số liệu phân nhóm nợ, bộ phận kế toán sẽ tiến hàng trích lập sự phòng rủi ro theo quy định:
Dự phòng chung được trích lập theo tỷ lệ 0,75% trên tổng dư nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4. Nếu số dự phòng chung phải trích kỳ này lớn hơn quỹ dự phòng chung, bộ
phận kế toán sẽ trích bổ sung, ngược lại sẽ phải hoàn nhập dự phòng.
Dự phòng cụ thểđược trich theo tỷ lệ 5% cho nợ nhóm 2; 20% cho nợ nhóm 3, 50% cho nợ nhóm 4 và 100% cho nợ nhóm 5. Số phải trích kỳ này nếu lớn hơn số dư
quỹ dự phòng cụ thể, bộ phận kế toán sẽ trích bổ sung; nếu nhỏ hơn số dư quỹ dự
phòng cụ thể, bộ phận kế toán sẽ phải hoàn nhập dự phòng; nếu số phải trích bằng số
dư quỹ dự phòng cụ thể thì giữ nguyên, không trích thêm cũng không phải hoàn nhập dự phòng.
- Thứ sáu, đảm bảo tín dụng được quan tâm đúng mực.
Đảm bảo tín dụng là nguyên tắc trong quản trị rủi ro, tuy nhiên không phải mọi trường hợp khách hàng vay vốn bắt buộc phải có tài sản đảm bảo. Chỉ những khách hàng nào có mức độ tín nhiệm thấp hoặc những khách hàng mới làm thủ tục vay vốn lần đầu, hoặc năng lực tài chính hạn chế, thì việc đảm bảo tín dụng sẽđược đặt ra như
một điều kiện để cấp tín dụng. Thực tế tại VCB Chi nhánh Long An dư nợ tín dụng có tài sản đảm bảo chiếm tỷ trọng khá cao (trên 72%) điều này vừa cho thấy chi nhánh chủ động hoàn toàn trong chính sách phòng ngừa rủi ro, lại vừa làm tốt công tác đảm bảo tín dụng.