Kinh nghiệm về hiệu quả tín dụng của VCB Chi nhánhLong An

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh long an (Trang 31 - 34)

Bài học kinh nghiệm rút ra cho VCB Chi nhánh Long An về hiệu quả tín dụng như sau:

VCB Chi nhánh Long An cần thực hiện chặt chẽ quy trình cho vay. Ngân hàng phải tách bạch, phân công rõ chức năng của các bộ phận, tuân thủ các khâu trong quy trình giải quyết các khoản vay như tiếp xúc khách hàng, phân tích tín dụng, thẩm định tín dụng, đánh giá rủi ro, quyết định cho vay, đánh giá chất lượng các khoản vay, giám sát thực thi hợp đồng vay...

VCB Chi nhánh Long An không chỉ quan tâm đến tài sản bảo đảm cho các khoản vay mà còn cần quan tâm đến khả năng trả nợ của khách hàng thông qua phân tích, đánh giá phương án kinh doanh, hiệu quả dự án cần tài trợ vốn, dòng tiền. Thông tin về tư cách người vay như các thông tin cá nhân, năng lực tài chính, năng lực quản trị doanh nghiệp, lịch sử tín dụng của khách hàng… cần được thu thập thành hệ thống và cập nhật liên tục để tạo cơ sở dữ liệu cho hoạt động tín dụng của ngân hàng.

VCB Chi nhánh Long An phân loại khách hàng thông qua kỹ thuật xép hạng tín nhiệm. Thông tin về khách hàng sau khi được tập hợp và cập nhật cần được lượng hoá và tính điểm căn cứ vào các tiêu chí chấm điểm của ngân hàng. Phán quyết cho vay nhất thiết phải dựa trên điểm tín dụng của từng khách hàng. Việc chấm điểm sẽ chính

xác và khách quan nếu được thực hiện tựđộng qua các phần mềm công nghệ.

VCB Chi nhánh Long An xác định cụ thể, rõ ràng thẩm quyền ra quyết định đối với các hợp đồng tín dụng. Theo đó, mỗi cấp quản lý sẽ có thẩm quyền nhất định trong việc chấp nhận hoặc từ chối các khoản vay. Giá trị khoản vay càng lớn thì càng cần

được xem xét ở cấp quản lý cao. Việc xác định thẩm quyền cần gắn với xác định trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi bộ phận được giao nhiệm vụ. Giải pháp này sẽ hạn chế được rủi ro tín dụng, buộc người ra quyết định phải xem xét kỹ lưỡng và có trách nhiệm đối với quyết định của mình.

VCB Chi nhánh Long An xây dựng danh mục các khoản vay. Trên cơ sở danh mục các khoản vay, ngân hàng sẽ luôn xác định được cơ cấu nợ, chất lượng các khoản nợ. Từđó, ngân hàng sẽ thường xuyên, liên tục theo dõi được biến động của các khoản nợđể có thể nhận biết kịp thời các dấu hiệu cảnh báo xấu, phòng ngừa và xử lý nhanh chóng rủi ro, nâng cao hiệu quả tín dụng. Thông tin về danh mục này cần được cập nhật liên tục và cung cấp thường xuyên cho cán bộ quản lý các cấp.

Kết luận Chương 1

Chương 1 tác giả đã trình bày một số nội dung liên quan đến hoạt động tín dụng và hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng bao gồm một số nội dung về tổng quan về

tín dụng của ngân hàng thương mại như khái niệm tín dụng; Chức năng của tín dụng: tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ nhàn rỗi trong nền kinh, tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội, phản ánh và kiểm soát các hoạt động kinh tế. Chương 1 còn trình bày các phương thức tín dụng ngân hảng căn cứ vào thời hạn tín dụng, căn cứ

vào đối tượng của tín dụng, căn cứ vào sự đảm bảo hoàn trả nợ, căn cứ vào chủ thể

tham gia tín dụng. Các nội dung tiếp theo của chương này trình bày vai trò của hoạt

động tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển kinh tế. Ngoài ra, còn trình bày các khái niệm và các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại, trình bày một số bài học kinh nghiệm nâng cao hiệu quả hoạt dộng tín dụng để ứng dụng vào VCB Chi nhánh Long An.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH LONG AN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh long an (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)