Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh long an (Trang 62 - 63)

Phân tích và thẩm định tín dụng có ý nghĩa quan trọng đểđưa ra quyết định tín dụng, do đó khi việc phân tích, thẩm định thiếu chính xác, mang tính chủ quan, không tuân thủ những tiêu chuẩn đã đề ra sẽ dẫn đến việc đưa ra những quyết định sai lầm khi cho vay. Đây là một khâu rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quải ro tín dụng

Mục tiêu của phân tích tín dụng là đểđưa ra những đánh giá, nhận định về năng lực của khách hàng vay vốn và qua đó cũng giúp cho chúng ta thấy được những nguy cơ tiềm tàng của khách hàng có thể gây ra nguy cơ rủi ro trong việc hoàn trả nợ vay. Mặt khác thông qua công tác phân tích tín dụng giúp cho ngân hàng đánh giá được tính trung thực, thiện chí trả nợ của khách hàng vay vốn.

Để việc phân tích, thẩm định tín dụng đạt hiệu quả cao, nhằm hạn chếđến mức thấp nhất rủi ro tín dụng có thể xảy ra thì cần phải xây dựng, định hướng, hoàn thiện công tác phân tích, thẩm định theo hướng sau đây:

- Khi đánh giá một khách hàng vay vốn, ngân hàng cần phải đánh giá được mức

độ rủi ro của khách hàng và phải xác định được mức độ rủi ro tối đa mà ngân hàng có thể chấp nhận được thông qua việc xác định giới hạn tín dụng trong vòng một 1 năm,

định kỳ 6 tháng/một lần, ngân hàng phải đánh giá lại mức độ rủi ro của khách hàng để đưa ra quyết định có điều chỉnh hạn mức tín dụng đối với khách hàng này hay không. - Phân tích tín dụng phải được thực hiện trên nhiều khía cạnh. Trong quá trình phân tích cần phải đánh giá được những rủi ro do môi trường kinh tế vĩ mô như: lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối đoái, các chính sách kinh tế v.v. Khi phân tích, đánh giá năng lực nội tại của khách hàng cần phải lượng hóa được mức độ rủi ro thông qua việc sử

dụng các công cụ phân tích định lượng như phần mềm: SPSS, Excel…kết hợp với việc xếp hạng tín nhiệm của khách hàng.

Căn cứ vào giới hạn tín dụng đã được phê duyệt, khi tiến hành cấp tích dụng cho khách hàng, việc phân tích phải chủ yếu tập trung vào các phương án sản xuất kinh doanh cụ thể, tính láp lý của phương án/dự án vay vốn, nguồn cung cấp các yếu tốđầu vào, thị trường tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời cũng phải xác định được những rủi ro ở mức cao nhất có thể xảy ra và hướng xử lý của ngân hàng khi có biến cố xảy ra. Trong việc phân tích, thẩm định dựđầu tư, các phương án cần nhu cầu vay vốn lớn cần phải tính toán kỹ khả năng thu xếp vốn của dự án, khả năng triển khai quả lý của khách hàng, hiệu quả của dự án, tránh trường hợp dự án đang triển khai nửa vời thì

hết vốn, phải dừng. Đối với các dự án có nguồn đầu tư lớn, có nhiều trang thiết bị công nghệ hiện đại, vượt qua khả năng thẩm định của ngân hàng thì cần phải hợp đồng thuê các tổ chức định giá có uy tín, độc lập trên thị trường để xác định chính xác giá trị thật của các máy móc, thiết bị công nghệ một cách khách quan.Trong quá trình giải ngân

để triển khai dự án nên giải ngân hết vốn tự có của khách hàng đầu tư vào dự án trước, sau đó mới tiếp tục giải ngân vốn vay của ngân hàng nhằm đểđảm bảo dự án phát huy hiệu quả tối đa.

Cần chú ý đến tình trạng vay nợ của khách hàng ở các tổ chức tín dụng khác, vì

điều này sẽảnh hưởng đến cân đối tài chính của khách hàng, một khi các khoản vay tại ngân hàng khác không được trả nợđầy đủ thì chắc chắn rằng các khoản vay tại ngân hàng cũng sẽ ảnh hưởng, do đó khi đã xác định được cơ cấu tài chính của khách hàng thì cần phải yêu cầu khách hàng vay vốn ký cam kết không sử dụng thêm vốn vay của ngân hàng khác khi phương án đầu tư của ngân hàng chưa đưa vào hoạt động để mang lại nguồn thu hoặc tình hình nợ vay chưa cải thiện..Nếu thực hiện tốt điều này sẽ tránh

được trường hợp khách hàng đầu tư dàn trải, dở dang làm cho dự án đầu tư không mang lại hiệu qủa kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh long an (Trang 62 - 63)