Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện thạnh hóa tỉnh long an (Trang 41)

- Hoạt động tín dụng ngân hàng tham gia vào mọi giai đoạn của quá trình chu chuyển vốn nền kinh tế; đồng thời nó liên quan và chịu sự tác động của hầu hết các lĩnh vực ngành nghề. Mặt khác, ngành ngân hàng mang tính chất quốc tế hóa và tính hệ thống cao. Chính vì vậy, hoạt động ngân hàng nói chung, hoạt động tín dụng nói riêng mang tính nhạy cảm rất cao với những biến động của các yếu tố kinh tế, xã hội, chính trị.

- Sự biến động của các yếu tố kinh tế như lạm phát, thất nghiệp, tăng trưởng kinh tế, các giai đoạn vận động của chu kỳ kinh tế,... hay các biến động về chính trị, xã hội: thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh... luôn là những nhân tố có thể gây nên những tác động trực tiếp hay gián tiếp tới hiệu quả HĐTD.

- Tuy nhiên, mức độ tác động của từng nhân tố này tới hiệu quả hoạt động ngân hàng với nòng cốt là HĐTD còn phụ thuộc vào đặc thù của từng ngân hàng như: quy mô, thị trường hoạt động chủ yếu, và năng lực quản trị ngân hàng.

Chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ

- Do hoạt động ngân hàng có tác động to lớn đối với sự ổn định và phát triển kinh tế, xã hội nhưng lại mang rủi ro cao và có tính nhạy cảm, tính lan truyền lớn nên nó luôn được đặt dưới sự giám sát và quản lý của cơ quan nhà nước và NHNN, chịu sự điều tiết trực tiếp và gián tiếp từ chính sách tiền tệ quốc gia trong từng thời kỳ.

- Để thực thi chính sách tiền tệ, NHNN đưa ra các quy định cụ thể về tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, tỷ lệ cho vay với từng đối tượng khách hàng,...; các mức lãi suất cơ bản, lãi suất trần, lãi suất sàn,...hay NHNN tác động thông qua những hoạt động của mình trên thị trường mở.

- Tùy theo mức độ can thiệp của nhà nước vào quan hệ kinh tế mà các quy định trên được đưa ra có thể chỉ mang tính chất hướng dẫn, điều tiết hoạt động của các ngân hàng nhưng cũng có thể là những quy định bắt buộc các NHTM phải thực hiện.

- Thông thường, khi chính sách tiền tệ nới lỏng tạo điều kiện cho các ngân hàng mở rộng HĐTD, đáp ứng nhu cầu vốn trong nền kinh tế; nhưng sự nới lỏng trong các quy định về tín dụng có thể khiến ngân hàng nhận về những khoản tín

dụng chất lượng kém, điều này phụ thuộc vào hiệu quả công tác quản trị rủi ro tín dụng.

- Khi NHNN thực thi một chính sách tiền tệ thắt chặt cũng có nghĩa là quy mô cung tiền trong nền kinh tế cần thu hẹp lại, kéo theo đó là các vấn đề về tăng trưởng kinh tế, việc làm,... và tác động tới hiệu quả HĐTD ngân hàng từ phía khả năng trả nợ của khách hàng nhận tín dụng và từ bản thân ngân hàng.

Môi trường văn hóa, xã hội

- Hoạt động tín dụng ngân hàng trước hết phụ thuộc vào nhu cầu tín dụng và thị hiếu, tập quán của khách hàng. Chính vì thế các yếu tố văn hóa, xã hội như sự phân bố ngành nghề, tiềm năng phát triển kinh tế từng vùng, tốc độ đô thị hóa, tập quán tiêu dùng của người dân,... đều là những yếu tố quan trọng hàng đầu mà các nhà lãnh đạo ngân hàng cần xem xét trước khi thành lập một chi nhánh hay mở rộng mạng lưới hoạt động sang một khu vực mới.

- Các yếu tố này cũng cần được xem xét trong suốt quá trình hoạt động của ngân hàng vì nó có ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả HĐTD và có thể mở ra những thị trường tiềm năng cho ngân hàng.

Môi trường pháp lý

- Ngân hàng cũng như các chủ thể khác trong nền kinh tế luôn phải chịu sự điều tiết của các quy định pháp luật. Tuy nhiên, do đặc thù của ngành ngân hàng nên các NHTM luôn phải chịu sự giám sát chặt chẽ hơn từ phía các cơ quan quản lý nhà nước và phải tuân theo những quy định chặt chẽ trong luật ngân hàng.

- Không chỉ có vậy, HĐTD ngân hàng liên quan tới hầu hết các ngành nghề kinh tế bất cứ sự thay đổi nào trong các quy định của pháp luật đều tác động tới HĐTD.

- Môi trường pháp lý ổn định với hệ thống luật lệ chặt chẽ, hoàn thiện tạo điều kiện cho các hệ thống thị trường khác phát triển và hỗ trợ cho HĐTD ngân hàng đạt hiệu quả cao. Trái lại, khi hệ thống pháp luật còn nhiều khiếm khuyết và lỏng lẻo làm gia tăng rủi ro tín dụng cho ngân hàng và không đảm bảo cho quyền lợi của ngân hàng trong các quan hệ tín dụng.

- Ngành ngân hàng một mặt vừa mang tính cạnh tranh gay gắt nhưng mặt khác lại có tính dây truyền hệ thống rất cao nên các NHTM chịu tác động rất lớn từ các đối thủ cạnh tranh bởi lẽ trong môi trường ấy, các ngân hàng là những người chấp nhận giá và biện pháp cạnh tranh bằng giá cả là hạ sách cuối cùng mà các ngân hàng phải dùng tới.

- Môi trường cạnh tranh cao khiến các ngân hàng gặp không ít khó khăn, thách thức, thậm chí phải chấp nhận thua lỗ hay đổ vỡ, nhưng mặt khác nó cũng tạo điều kiện để nâng cao trình độ công nghệ và hện đại hóa ngân hàng.

đầy đủ các yêu cầu của khách hàng để các bộ phận chức năng xem xét phê duyệt.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 đã nêu khái quát phần cơ sở lý luận có liên quan đến tín dụng và hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại. Phần cơ sở lý thuyết này sẽ được phân tích cụ thể hơn trong phần nội dung của đề tài. Bên cạnh đó, các nguyên nhân khách quan và nguyên nhân tác động lên hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại.

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN

NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HUYỆN THẠNH HÓA TỈNH LONG AN

2.1. Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Nhằm thực hiện chủ trương đổi mới nền kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa, ngành Ngân hàng đã có những bước chuyển biến tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước, từng bước đưa đất nước thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, sánh vai cùng các nước trong khu vực cũng như trên toàn thế giới.

Bước chuyển biến đầu tiên lớn nhất của hệ thống Ngân hàng Việt Nam phải kể đến đó là sự chuyển đổi từ hệ thống Ngân hàng một cấp sang hệ thống Ngân hàng hai cấp với sự phân biệt rõ ràng giữa hai chức năng; quản lý và kinh doanh tiền tệ. Sự chuyển biến này đánh dấu bước ngoặt trong quá trình hoạt động của hệ thống Ngân hàng, tạo điều kiện cho các Ngân hàng thương mại hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn góp phần vào sự phát triển chung của ngành Ngân hàng.

Quyết định số 59/QĐ của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước vào tháng 08/1988 chuyển hệ thống Ngân hàng một cấp thành hai cấp và thành lập 4 Ngân hàng Thương mại Quốc doanh: Ngân hàng Nông nghiệp& Phát triển Nông thôn; Ngân hàng Công Thương; Ngân hàng Ngoại Thương và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển.

Cùng với Quyết định đó, Agribank chi nhánh tỉnh Long An ra đời cùng với trụ sở chính tại số 136-138 Nguyễn Trung Trực, thị xã Tân An, tỉnh Long An.

Xuất phát từ nhu cầu mở rộng mạng lưới hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế, ngày 01/01/1989 Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NHNo&PTNT) Việt Nam ký Quyết định số 189/NHN-02

thành lập chi nhánh Agribank huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An; địa chỉ giao dịch tại Thị Trấn Thạnh Hóa- Huyện Thạnh Hóa – Tỉnh Long An.

Sau 30 năm hoạt động Agribank chi nhánh huyện Thạnh Hóa, tỉnh từng bước khẳng định vị trí của mình và có những thành tích đáng kể.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức Agribank Chi nhánh huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Agribank Việt Nam Chi nhánh huyện Thạnh Hóa tỉnh Long An.

Cơ cấu bao gồm các bộ phận, phòng, ban sau: 2.1.2.1. Ban giám đốc bao gồm

Giám đốc: Phụ trách chung và trực tiếp chỉ đạo phòng kế hoạch kinh doanh và phòng kế toán ngân quỹ.

02 Phó giám đốc: Được sự uỷ quyền của giám đốc, mỗi phó giám đốc phụ trách phòng kế hoạch kinh doanh và phòng kế toán ngân quỹ.

2.1.2.2. Các phòng chức năng

- Phòng kế hoạch kinh doanh bao gồm 08 người: Trong đó có hai phó

phòng kinh doanh.

+ Chủ yếu đảm nhiệm nghiệp vụ tín dụng, có chức năng quản lý điều hành chỉ đạo thực hiện các chủ trương về công tác tín dụng.

+ Trực tiếp đi thẩm định các dự án có quy mô sản xuất vừa và lớn, tập trung các thông tin đã thu thập được để từ đó phân tích, đưa ra những phương hướng thực hiện công tác tín dụng tháng tới, cả năm và năm tới.

+ Đề xuất ý kiến cho vay hay không cho vay đối với các dự án thuộc quyền hạn của mình. Giám đốc Phòng kế toán ngân quỹ Phó Giám đốc Phó Giám đốc Phòng Kế hoạch kinh doanh

+ Cố vấn cho Ban Giám đốc trong quá trình đưa ra quyết định cho vay hay không cho vay các dự án vượt quá quyền hạn của mình.

- Phòng kế toán ngân quỹ bao gồm 10 người: đảm nhiệm cả hai việc: kế

toán nội bộ và kế toán giao dịch. + Kế toán nội bộ:

. Thực hiện công tác kế toán và quản lý chi tiêu nội bộ như: chi trả lương cho cán bộ công nhân viên, chi phí và công tác hành chính.

. Báo cáo tổng hợp thu, chi hàng tháng, hàng quý và cả năm với Ban Giám đốc.

+ Kế toán giao dịch:

. Xử lý các nghiệp vụ như: nhận tiền gửi của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và cá nhân.

. Thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền và thanh toán cho khách hàng. . Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt như: Uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, séc chuyển khoản, L/C, chuyển tiền, cung cấp dịch vụ phone banking, dịch vụ Western union .

. Tổ chức ghi chép phản ánh một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh về các hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn.

. Tổ chức thanh toán bù trừ và thanh toán liên hàng. . Lập bảng cân đối ngày, tuần, tháng, quý và cả năm. . Hàng tháng tổng hợp báo cáo gửi lên Ngân hàng cấp trên.

2.1.3. Hoạt động kinh doanh chủ yếu của chi nhánh

- Thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn bao gồm: Tiền gửi có kỳ hạn, Tiền gửi không kỳ hạn, Tiền gửi của các Tổ chức, Doanh nghiệp và cá nhân, Tiền gửi Việt Nam đồng và ngoại tệ.

- Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng bao gồm: Cho vay theo các nhóm đối tượng khác nhau dựa trên các tiêu chí phân loại tín dụng, tín dụng theo thời hạn (ngắn hạn, trung hạn và dài hạn), tín dụng theo các thành phần kinh tế (kinh tế hộ gia đình, doanh nghiệp, và các tổ chức).

- Thực hiện giao dịch ngân quỹ, chi lương, thu chi hộ, thu chi tại chỗ, thu đổi ngoại tệ, nhận và chi trả kiều hối, chuyển tiền trong và ngoài nước. - Các nghiệp vụ

bảo lãnh trong và ngoài nước (bảo lãnh thanh toán, thanh toán thuế, thực hiện hợp đồng, dự thầu, chào giá, bảo hành, ứng trước...)

- Dịch vụ Home Banking; Mobile Banking; Internet Banking.

- Thực hiện các dịch vụ khác bao gồm kinh doanh ngoại tệ và dịch vụ thẻ.

2.1.4. Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh giai đoạn năm 2016-2018

Bảng 2.1: Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh Agribank Thạnh Hóa 2016-2018 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2016 2017 2018 So sánh 2017/2016 2018/2017 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Doanh thu 80.157 87.023 104.732 6.866 8,57 17.709 20,35 Trong đó + Thu lãi + DV khác 78.627 1.530 85.390 1.633 102.393 2.339 6.763 103 8,60 6,73 17.003 706 19,91 43,23 Chi phí 59.993 62.078 75.585 2.085 3.48 13.507 21,76 Lợi nhuận 20.164 24.945 29.147 4.781 23.71 4.202 16,85

(Nguồn: Agribank Chi nhánh huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An)

Bảng 2.1 thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm 2016-2018. Kết quả cho thấy, tình hình biến động doanh thu, chi phí và lợi nhuận của Ngân hàng qua các năm có xu hướng tăng trưởng ổn định. Cụ thể, doanh thu của Ngân hàng ở năm 2016 là 80.157 triệu đồng, đến năm 2017 đạt 87.023 triệu đồng, tăng 6.763 triệu đồng tương ứng với 8,57%. Doanh thu năm 2018 tăng rất mạnh so với năm 2017 lên đến 17.709 triệu đồng, tương ứng với 20,35%. Bên cạnh đó, tương ứng với doanh thu, chi phí cũng có xu hướng gia tăng qua các năm nhưng với tốc độc chậm hơn doanh thu. Cụ thể, năm 2016, chi phí hoạt động của ngân hàng là 59.993 triệu đồng, đến năm 2017 con số này đạt đến 62.078 triệu đồng, tăng 2.085 triệu đồng tương ứng với 3,48%. Chi phí năm 2018 tăng khá lớn đến 75.585 triệu đồng, tăng 13.507 triệu so với các năm 2017 tương ứng với 16,85%.

2.2. Thực trạng và hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh Huyện Thạnh Hóa Tỉnh Long An Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh Huyện Thạnh Hóa Tỉnh Long An 2.2.1. Quy mô tín dụng

2.2.1.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng dư nợ

Bảng 2.2: Cơ cấu dư nợ tín dụng theo đối tượng khách hàng của Agribank Chi nhánh huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2016 2017 2018 So sánh 2017/2016 So sánh 2018/2017 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Tổng dư nợ 792.391 949.789 982.087 157.398 19,86 32.298 3,40 Dư nợ doanh nghiệp 7.400 9.500 5.821 2.100 28,38 -3.679 -38,73 Dư nợ hộ gia đình, cá nhân 784.991 940.289 976.266 155.298 19,78 35.977 3,83

(Nguồn: Agribank Chi nhánh huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An)

Bảng 2.2 thể hiện tình hình dư nợ của Ngân hàng qua các năm 2016-2018 theo thành phần kinh tế. Dữ liệu cho thấy qua 3 năm, Ngân hàng cho vay hộ gia đình và cá nhân luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng dư nợ của chi nhánh. Dư nợ thành phần này luôn tăng đều qua các năm, trong đó năm 2017 tăng 155.298 triệu đồng, tăng 19,78% so với năm 2016 thì qua năm 2018 tăng 35.977 triệu đồng, tăng 3,83% so với năm 2017. Đây là kết quả đạt được do chi nhánh mở rộng dư nợ hộ gia đình, cá nhân tập trung cung cấp vốn cho nông dân mở rộng sản xuất và đầu tư máy móc thiệt bị. Ngược lại, dư nợ cho vay doanh nghiệp có xu hướng giảm từ tỉ trọng cho vay năm 2016 chiếm 0,93% tổng dư nợ, sang năm 2017 tăng lên 1% tổng dư nợ và đến năm 2018 con số này là 0,5%. Sự sụt giảm này cho thấy, thời gian gần đây các doanh nghiệp có xu hướng vay vốn ít hơn ở Agribank chi nhánh huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long an và dịch chuyển nhu cầu sang những Ngân hàng khác có khả năng cung ứng nguồn vốn lớn hơn.

Bảng 2.3. Dư nợ theo thời hạn tại Agribank Chi nhánh huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An 2016-2018 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2016 2017 2018 So sánh 2017/2016 So sánh 2018/2017 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Tổng dư nợ 792.391 949.798 982.087 157.407 19,86 32.289 3,40 Dư nợ ngắn hạn 563.646 627.335 577.148 63.689 10,15 -50.187 -8,90 Dư nợ trung và dài hạn 228.745 322.463 404.939 93.718 40,97 82.476 25,58

(Nguồn: Agribank Chi nhánh huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An)

Bảng 2.3. cho thấy tình hình dư nợ theo thời hạn tại Agribank chi nhánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện thạnh hóa tỉnh long an (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)