Những tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện thạnh hóa tỉnh long an (Trang 61)

2.4.2.1. Những tồn tại

Bên cạnh những kết quả đạt được hoạt động tín dụng của Agribank Chi nhánh huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An trong thời gian qua cũng còn một số hạn chế, tồn tại như:

Thứ nhất, dư nợ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ còn khá thấp, chi nhánh

mới chỉ tập trung cho vay chủ yếu vào gia đình cá nhân và cá thể. Nguyên nhân là do ngân hàng ngại rủi ro cao khi khó khăn trong việc nắm bắt tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp. Thực tế, Ngân hàng chưa lường trước những rủi ro khi lựa chọn phân khúc khách hàng có tính tổn thương cao, đặt tín dụng trước các rủi ro khó lường, đặc biệt trong điều kiện mở cửa, chuyển đổi kinh tế của đất nước: Nhóm đối tượng khách hàng DNNVV là nhóm có nhu cầu vay vốn lớn, năng động trước các cơ hội kinh doanh. Tuy nhiên, đây cũng là nhóm khách hàng dễ tổn thương nhất với sự gia tăng lãi suất. Với cơ cấu nguồn vốn chủ yếu là nợ, khi lãi suất tăng, gánh nặng nợ nhanh chóng bị đẩy lên, sản xuất kinh doanh và lợi nhuận bị tác động tiêu cực, khả năng trả nợ, chất lượng và hiệu quả tín dụng sẽ bị tác động sâu rộng. Ngoài ra trên địa bàn doanh nghiệp còn ít nên việc vay vốn cũng hạn chế. Bên cạnh đó còn

có rất nhiều ngân hàng mạnh về cho vay doanh nghiệp hơn chi nhánh nằm trên địa bàn. Thực tế Agribank Chi nhánh huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An đã xem vấn đề lãi suất là một nội dung quan trọng trong việc kiểm soát hiệu quả tín dụng của ngân hàng. Trong các giai đoạn kinh tế khó khăn, Ngân hàng luôn nỗ lực hạn chế sự gia tăng của lãi suất cho vay đối với khách hàng. Tuy vậy, nợ quá hạn vẫn tăng rất mạnh và nhanh chóng tước mất vị trí hàng đầu trong duy trì nợ xấu thấp.

Thứ hai, dư nợ trung và dài hạn còn thấp bởi cho vay trung và dài hạn có độ

rủi ro cao nên lãi suất cũng phải cao và ngân hàng cũng rất cẩn thận trong việc giải ngân. Nguyên nhân do lãi suất trung dài hạn còn cao cho nên khách hàng cũng rất khó vay vốn để đầu tư dự án trung, dài hạn trong nền kinh tế khó khăn hiện nay. Nguồn vốn huy động tương đối thấp so với dư nợ buộc ngân hàng phải vay vốn trung ương với phí cao hơn điều này làm giảm lợi nhuận của ngan hàng. Vòng quay vốn tín dụng còn thấp cho thấy hiệu quả hoạt động tín dụng của chi nhánh không cao, cho vay trung dài hạn có xu hướng tăng cao, tốc độ luân chuyển các khoản vay giảm, dẫn tới vòng quay vốn tín dụng giảm. Bên cạnh đó, do nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, thời tiết xấu, chăn nuôi thì bệnh dịch nên làm giảm lợi nhuận của người dân và dẫn đến việc khó khăn trong việc trả nợ cho ngân hàng.

Thứ ba, quy trình cho vay chưa hợp lý, cán bộ tín dụng vẫn thực hiện cả ba

khâu cơ bản trong quá trình cho vay: tiếp nhận hồ sơ; phân tích, thẩm định khách hàng; xét duyệt cho vay. Đây là trách nhiệm nặng nề với cán bộ tín dụng nhưng cũng là cơ hội để một số cán bộ thoái hóa biến chất lợi dụng để móc ngoặc với khách hàng vay vốn, cố tình làm sai lệch thông tin để thu lợi cá nhân, tăng nguy cơ phát sinh rủi ro cho vay. Tỷ lệ nợ xấu tuy nằm trong giới hạn an toàn nhưng lại có xu hướng tăng lên qua các năm, cho thấy chi nhánh đang lơ là trong kiểm soát cho vay

Thứ tư, tốc độ tăng tín dụng quá nhanh, tiềm ẩn rủi ro đối với năng lực quản

lý và cân đối nguồn vốn. Cụ thể, tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng khá cao đã có tác động tiêu cực tới vấn đề quản lý, kiểm soát tín dụng. Vấn đề ứng dụng công nghệ thong tin, xây dựng hệ thống xếp hạng nội bộ không chỉ giúp Agribank tại Chi nhánh xử lý được khâu sàng lọc, thẩm định khối lượng khách hàng gia tăng nhanh chóng, mà còn giúp Ngân hàng rút ngắn được thời gian xử lý hồ sơ tín dụng.

Tuy nhiên, quản lý trực tiếp của cán bộ tín dụng bị ảnh hưởng đáng kể. Vấn đề chạy theo doanh số và tình trạng quá tải công việc đã dẫn đến những lỏng lẻo, chậm trễ đáng kể trong công tác quản lý, kiểm soát tín dụng, đặc biệt là kiểm soát sau cho vay. Bên cạnh đó, để cân đối nguồn vốn, Agribank Chi nhánh huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An đã sử dụng rất nhiều biện pháp, trong đó có việc phát hành, huy động khối lượng vàng, ngoại tệ lớn. Trong bối cảnh chuyển đổi kinh tế, việc thay đổi cơ chế, chính sách điều tiết của NHNN ngoài tầm kiểm sóat của Agribank Chi nhánh huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An sẽ có tác động khó lường tới hoạt động của ngân hàng.

Thứ năm, việc kiểm tra, giám sát khoản vay chưa thường xuyên và còn mang tính hình thức. Việc kiểm tra, giám sát khoản vay sau khi giải ngân nhằm đảm bảo khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích. Trường hợp phát hiện khách hàng sử dụng vốn không đúng mục đích, ngân hàng có biện pháp thu hồi nợ kịp thời, hạn chế tổn thất đến mức thấp nhất. Thực tế, việc kiểm tra, giám sát khoản vay tại các chi nhánh chưa được thực hiện thường xuyên. Nguyên nhân có thể là do chiến lược phát triển theo chiều rộng, tăng trưởng nhanh, nên nguốn nhân lực không theo kịp. Bên cạnh đó, một phần do sợ làm phiền khách hàng, CBTD chỉ thực hiện kiểm tra chiếu lệ, mang tính hình thức. Trong một số trường hợp CBTD không đi thực tế xuống đơn vị để kiểm tra sổ sách và kho hàng mà chỉ căn cứ trên các chứng từ hóa đơn do khách hàng cung cấp để ghi biên bản kiểm tra. Nội dung biên bản kiểm tra còn sơ sài, chưa cập nhật đầy đủ các thông tin và số liệu hoạt động thực tế tại thời điểm kiểm tra.

Thứ sáu, trích lập dự phòng rủi ro: Agribank Chi nhánh huyện Thạnh Hóa,

tỉnh Long An đã chưa trích lập dự phòng chung đầy đủ. Mặc dù NHNN đã quy định trong vòng 5 năm kể từ khi Quyết định 493 có hiệu lực (tức là tối đa đến thời điểm 22/04/2010) các NHTM phải thực hiện trích lập đủ dự phòng chung, nhưng Agribank Chi nhánh vẫn chưa đạt được tỷ lệ trích lập dự phòng chung theo yêu cầu của NHNN là 0,75% tổng dư nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4. Đây là thực trạng gặp ở hầu hết các NHTM chứ không riêng Agribank Chi nhánh. Nguyên nhân của thực trạng này là do dự phòng chung chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng dự phòng RRTD và lại được hạch toán vào chi phí hoạt động nên sẽ trực tiếp làm giảm lợi nhuận của

các ngân hàng. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh mà còn ảnh hưởng đến vị trí xếp hạng của các ngân hàng.

Agribank Chi nhánh huyện Thạnh hóa, tỉnh Long an cũng chưa phân loại nợ và trích lập dự phòng đầy đủ với các khoản mục tài sản “Có” có phát sinh rủi ro tín dụng. Cụ thể là: các loại tiền gửi tại các TCTD khác, các chứng khoán nợ giữ đến ngày đáo hạn, các loại công cụ chuyển nhượng… là các khoản mục tài sản“Có” có thể phát sinh rủi ro tín dụng nhưng ngân hàng vẫn chưa thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro đối với các khoản mục này. Agribank Chi nhánh huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An mới chỉ thực hiện trích lập dự phòng rủi ro cụ thể đối với hạng mục cho vay khách hang.

2.4.2.2. Nguyên nhân

a. Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, nguồn vốn luôn được Ngân hàng quan tâm nhiều nhất trong quá

trình hoạt động. Nhìn chung, Chi nhánh đã tích cực trong công tác huy động vốn nên nguồn vốn huy động đã được giữ vững và tăng trưởng trong thời gian qua. Nhưng vẫn còn tồn tại các hạn chế như:

- Thiếu các sản phẩm mang đậm tính cá nhân của Chi nhánh, thiếu những hình thức huy động vốn hấp dẫn (ví dụ: sản phẩm tín dụng đi kèm với các dịch vụ hướng dẫn khách hàng – “tín dụng +”) để có thể thu hút khách hàng từ các Ngân hàng khác đến với Chi nhánh.

- Kỳ hạn các hình thức huy động vẫn còn đơn điệu, đặc biệt là hình thức huy động vốn dài hạn làm giảm sự thu hút của khách hàng.

- Về cơ cấu, nguồn vốn chưa hợp lý, vốn huy động chủ yếu là vốn ngắn hạn còn vốn huy động trung - dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ, không đáp ứng được nhu cầu cho vay dài hạn, không phù hợp với cơ cấu.

- Ngân hàng và khách hàng luôn quan tâm đến yếu tố lãi suất vì nó sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh doanh của Ngân hàng cũng như lợi tức mà khách hàng có thể nhận được. Hiện tại Ngân hàng huy động vốn không kỳ hạn là 0,1%/tháng, có kỳ hạn giao động từ 0,58%/tháng – 0,71%/tháng. So với các ngân hàng khác trên địa bàn lãi suất huy động như vậy là khá cao trong khi Ngân hàng Công thương huy

động vốn có kỳ hạn là từ 0,58%/tháng – 0,68%/tháng), khiến yếu tố cạnh tranh về lợi tức của khách hàng Agribank có được nhiều lợi thế hơn.

Thứ hai, về hoạt động cho vay và chất lượng. Cho vay trung – dài hạn ngày

càng tăng mà lượng vốn huy động trung – dài hạn ngày càng giảm, buộc ngân hàng phải sử dụng một phần vốn ngắn để cho vay dài hạn gây ra mất cân đối trong cơ cấu và dễ dẫn tới rủi ro. Dư nợ khối khách hàng doanh nghiệp ngày càng giảm sút mà đa số các doanh nghiệp vay trên địa bàn đa phần là các doanh nghiệp lớn, vay thời hạn dài nên đã làm giảm lợi nhuận của Chi nhánh. Bên cạnh đó, dư nợ của các công ty TNHH và các công ty tư nhân cũng ngày một giảm sút do không thích nghi được với sự biến động của nền kinh tế và bộc lộ dần những yếu kém. Để hạn chế rủi ro nên Chi nhánh Thạnh Hóa chỉ chú trọng đến cho vay có tài sản bảo đảm, nhưng tài sản đảm bảo (TSĐB) của khách hàng phần lớn là bất động sản. Thời gian qua, bất động sản bị đóng băng đã gây rất nhiều khó khăn cho ngân hàng trong việc định giá và phát mãi khi có rủi ro xảy ra. Về dư nợ tín dụng, tỷ trọng nợ nhóm 2 giảm dần và chuyển qua các nhóm nợ cao hơn, đặc biệt là đến năm 2017 đã xuất hiện nợ có khả năng mất vốn đã làm cho nợ xấu của Chi nhánh ngày càng tăng. Nợ xấu gia tăng sẽ làm giảm lợi nhuận do Chi nhánh vì phải trích lập dự phòng nhiều hơn. Bên cạnh đó, hiệu quả sử dụng vốn của Chi nhánh vẫn còn thấp chỉ đạt vào giai đoạn 2017– 2018. Hệ số thu nợ luôn được duy trì ổn định, nhưng tốc độ thu nợ giảm liên tục là vấn đề đáng lo ngại của Chi nhánh trong thời gian tới.

Thứ ba, quy trình tín dụng luôn được Chi nhánh Ngân hàng quan tâm và cải

thiện ngày càng đơn giản và hiệu quả hơn. Một quy trình tín dụng chặt chẽ đúng trình tự, đúng thủ tục rất quan trọng trong hoạt động tín dụng. Tuy nhiên quy trình tín dụng của Chi nhánh còn mất khá nhiều thời gian nên khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng bị hạn chế. Bên cạnh đó, trong quy trình tín dụng Chi nhánh đã thực hiện “giao dịch một cửa”, nghĩa là việc làm hồ sơ thẩm định, phát tiền vay, giám sát, thu hồi nợ và lãi vay sẽ do cán bộ tín dụng giữ vai trò chủ đạo. Việc này tạo thuận lợi cho khách hàng trong giao dịch, sẽ nhanh chóng hơn, người đi vay sẽ không gặp rắc rối trong việc luân chuyển hồ sơ giấy tờ giữa các bộ phận ngân hàng. Hơn nữa, công tác quản trị tín dụng của NH chưa phù hợp với điều kiện thị trường.

doanh chưa tối ưu; chưa cân đối được năng lực với các mục tiêu kinh doanh; chính sách, quy trình chưa ổn định. Bên cạnh đó, việc không chấp hành tốt các nguyên tắc tín dụng, công tác giám sát việc thực hiện đúng quy trình cho vay chưa được chú trọng đúng mức cũng làm gia tăng RRTD. Cụ thể như sau:

Theo đuổi chiến lược phát triển tín dụng quá nhanh

Nguy cơ RRTD luôn tiềm tàng trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng do quy mô, tốc độ tăng trưởng quá nhanh. Quy mô tín dụng càng được mở rộng bao nhiêu thì khả năng RRTD xảy ra sẽ lớn hơn bấy nhiêu. Các kênh tác động chính là: (1) chạy theo doanh số; (2) năng lực không phát triển kịp, dẫn tới quá tải đối với hạ tầng kỹ thuật, trình độ chuyên môn, trình độ quản lý của cán bộ; (3) áp lực cân đối nguồn vốn và các rủi ro từ phía tạo nguồn vốn.

Các nguyên tắc thận trọng chưa được cụ thể hóa trong toàn bộ các hoạt động có rủi ro tín dụng:

Chính sách tín dụng:

Thời gian qua, chính sách tín dụng của Ngân hàng thay đổi liên tục, một phần cũng do sự thay đổi chính sách chung của Chính phủ và NHNN, một phần cũng do hạn chế về mặt kiến thức của nhân viên hướng dẫn nghiệp vụ. Một số hướng dẫn chưa thực sự chặt chẽ, chưa cụ thể, gây khó khăn trong công tác thực hiện. Bên cạnh đó, các hướng dẫn của các Khối, Phòng ban đôi khi mâu thuẫn nhau, lúc phát sinh thì lại không biết thực hiện theo hướng dẫn của Khối nào cho đúng. Trong khi đó, đa số các công văn ban hành lại không ghi cụ thể tên và số điện thoại của nhân viên giải đáp thắc mắc, phụ trách chính.

Chưa tuân thủ quy trình cho vay:

Quy trình tín dụng được ban hành, hướng dẫn cụ thể, chi tiết các bước thực hiện, nhiệm vụ của từng nhân viên,…Tuy nhiên, việc tuân thủ còn hạn chế. Trong thực tế, khi tiến hành cấp tín dụng hay tăng hạn mức tín dụng cho khách hàng, CBTD đôi khi không thực hiện vấn tin CIC để biết tình hình quan hệ tín dụng và TSĐB của khách hàng tại các TCTD, không phân tích tình hình tài chính của khách hàng, không thu thập những chứng từ thu nhập mới của khách hàng tại thời điểm xét hồ sơ mà lại phân tích tình hình tài chính thời điểm quá xa, không đi thực tế kiểm tra tình hình hoạt động hiện tại của khách hàng. Như vậy, kết quả thẩm định

không còn chính xác, dẫn đến những quyết định cho vay sai lầm và nguy cơ phát sinh RRTD là rất lớn.

Việc giám sát thực hiện đúng quy trình tín dụng được đề ra thực sự chưa được chú trọng. Nguyên nhân của vấn đề này một phần cũng do một số đơn vị chưa chuyển đổi mô hình mới, các chức danh thường được kiêm nhiệm nên khó phân định rạch ròi công việc và trách nhiệm của nhân viên; một phần cũng do hạn chế của hệ thống công nghệ thông tin, cụ thể là chương trình ứng dụng trong tín dụng ngân hàng chưa đáp ứng được nhu cầu theo dõi thường xuyên diễn biến của quá trình cấp tín dụng. Thêm vào đó, nhiều khoản tín dụng được cấp khá vội vàng, chạy theo yêu cầu của khách hàng mà thiếu đi sự phân tích, thẩm định tín dụng. Việc cấp tín dụng mang tính cảm tính, nặng về tài sản đảm bảo mà không dựa vào quá trình thu thập thông tin, phân tích và xử lý thiếu thận trọng. Nhiều chi nhánh tiến hành đầu tư tín dụng ra ngoài địa bàn hoạt động nên việc kiểm tra tình hình kinh doanh, năng lực tài chính, tính trung thực trong việc sử dụng vốn vay, kiểm soát dòng tiền của khách hàng không đảm bảo. Tất cả những điều đó làm hạn chế khả năng phòng ngừa RRTD.

Đạo đức nghề nghiệp của một số nhân viên ngân hàng chưa được xem trọng:

Ngoài việc đòi hỏi trình độ chuyên môn phải cao, đạo đức nghề nghiệp của nhân viên ngân hàng cũng cần phải được xem trọng. Nhưng thực tế vì lợi ích cá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện thạnh hóa tỉnh long an (Trang 61)