Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện thạnh hóa tỉnh long an (Trang 81)

nhánh tỉnh Long An

Kiến nghị Agribank chi nhánh tỉnh Long An nên có chủ trương khuyến khích nâng cao hiệu quả hoạt động nói chung, hiệu quả cho vay nói riêng với từng chi nhánh. Trong hoạt động cho vay, thực hiện phân loại và đánh giá tiềm lực và khả năng của từng chi nhánh một cách cụ thể hơn qua đó đưa ra các hạn mức cho vay với từng chi nhánh một cách chính xác và hợp lí. Theo đó, qua đánh giá chung về hiệu quả cho vay của chi nhánh có thể thấy, Agribank Chi nhánh huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An hoàn toàn có thể mở rộng hơn nữa qui mô cho vay mà vẫn đảm bảo chất lượng và hiệu quả, an toàn vốn. Do vậy, kiến nghị Agribank Chi nhánh

tỉnh Long An tạo điều kiện thuận lợi cho Chi nhánh nâng cao hạn mức dư nợ hàng năm, nhằm đưa tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động của Chi nhánh tăng lên, qua đó đạt hiệu quả cao hơn và thu được lợi nhuận lớn hơn.

Chính sách tín dụng mới cần có những định hướng cụ thể trong các chính sách như: chính sách khách hàng, chính sách qui mô và giới hạn tín dụng, chính sách lãi suất, chính sách đảm bảo tiền vay... nhằm tạo ra một khuôn khổ chung cho các đơn vị định hướng thực hiện.

Chính sách khách hàng: phải định hướng cụ thể những nhóm khách hàng là đối tượng ưu tiên của Ngân hàng và kèm theo các ưu tiên cụ thể phù hợp với chiến lược danh mục đầu tư của Chi nhánh trong từng thời kỳ.

Chính sách qui mô và giới hạn tín dụng: cần phải thiết lập một hệ thống chấm điểm tín dụng hoàn thiện nhằm xác định rủi ro với từng nhóm khách hàng từ đó giúp cán bộ tín dụng có cơ sở và chủ động hơn trong việc xác định qui mô và giới hạn tín dụng cho từng nhóm khách hàng.

Chính sách lãi suất: bên cạnh việc xác định công thức tính lãi suất, chính sách lãi suất phải được xây dựng một cách linh hoạt để các đơn vị lấy đó làm căn cứ kết hợp với thực trạng tại đơn vị để tính toán mức lãi suất hợp lý.

Chính sách đảm bảo tiền vay: Cần phải thiết lập những qui định rõ ràng hơn trong vấn đề đảm bảo tiền vay bên cạnh các qui định mang tính hướng dẫn. Các qui định này phải có sự kết hợp giữa các yêu cầu về pháp lý với chính sách cho vay riêng của ngân hàng, nhằm giúp cán bộ nắm vững hơn về các yêu cầu trong đảm bảo tiền vay.

Cần hoàn thiện hơn nữa quy trình cho vay theo hướng cụ thể và chuẩn xác nhằm làm cơ sở hướng dẫn cho cán bộ tín dụng trong tác nghiệp. Bên cạnh qui chế cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Agribank, thì Agribank Chi nhánh tỉnh Long An cần ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể hơn nữa về thực hiện qui trình cho vay, qui trình áp dụng cho từng loại hình cho vay.

3.3.2. Đối với Ủy ban nhân dân huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An

- Hoàn thành dứt điểm nhanh chóng việc chấp hành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nông dân để họ có điều kiện vay vốn Ngân hàng. Khi người

dân có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp sẽ giúp họ có được cơ sở pháp lý để có thể thế chấp khi tiến hành các thủ tục vay vốn tín dụng.

- Cần giảm chi phí công chứng khi làm thủ tục vay vốn. Điều này mặc dù không lớn lắm nhưng nó có ý nghĩa lớn đối với việc tuân thủ thủ tục hành chính trên địa bàn huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An. Khi người nông dân được hưởng nhiều ưu ái họ có thể nhiệt tình hơn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh ở cấp độ hộ gia đình.

- Tăng cường đội ngũ khuyến nông có trình độ chuyên môn kết hợp với cán bộ tín dụng Ngân hàng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của nông dân. Việc kết hợp này có ý nghĩa vô cùng lớn cho hoạt động của nông hộ trên địa bàn vì được hỗ trợ từ nhiều phía cả vay vốn tín dụng và kỹ thuật để trồng trọt và chăn nuôi của hộ.

- Ủy ban nhân dân huyện phối hợp cùng Phòng Nông nghiệp để nghiên cứu, quan sát thông báo kịp thời về tình hình sâu rầy và dịch bệnh có thể xảy ra để bà con nông dân có cách phòng ngừa và chữa kịp thời.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Dựa trên cơ sở định hướng và mục tiêu của Agribank Chi nhánh tỉnh Long An, Chi nhánh Thạnh hóa đã cụ thể hóa thành định hướng và mục tiêu phát triển cho riêng đơn vị mình. Hơn nữa, nội dung phân tích ở chương 2, phần cuối này cũng đã đưa ra một số giải pháp thực tiễn và mang tính khả thi tương đối cao nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động tín dụng tại Chi nhánh trong thời gian sắp đến. Ngoài ra, những tác nhân khác như Agribank Chi Nhánh tỉnh Long An cũng đã được đề cập vai trò trong phần kiến nghị ở cuối chương này. Một khi các giải pháp và kiến nghị được thực thi một cách thống nhất thì hiệu quả hoạt động tín dụng tại Agribank Chi nhánh huyện Thạnh Hóa,tỉnh Long An sẽ được kỳ vọng khả thi hơn.

KẾT LUẬN CHUNG

Luận văn này được thực hiện nhằm đánh giá hiện trạng hoạt động tín dụng tại Agribank Chi nhánh huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An giai đoạn 2016-2018 và định hướng đến năm 2020. Dữ liệu được thu thập từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và bảng cân đối chi tiết tại Chi nhánh Ngân hàng trong giai đoạn trên. Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả và thống kê suy rộng để đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra. Kết quả nghiên cứu, dựa trên cơ sở lý luận về tín dụng và hiệu quả tín dụng như được trình bày ở chương 1, cho thấy rằng: hoạt động huy động vốn và cho vay đều đạt được kết quả khả quan thể hiện ở tốc độ tăng trưởng hàng năm rất cao. Về thực trạng chất lượng tín dụng tại Agribank Chi nhánh huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An, nội dung chương này đã đi sâu phân tích về thực trạng tín dụng về quy mô, cơ cấu tín dụng và thông qua các chỉ tiêu để đánh giá cụ thể chất lượng tín dụng, từ đó rút ra những kết quả đạt được, những mặt còn tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó. Nhìn chung, chất lượng tín dụng tại Chi nhánh tương đối tốt, thể hiện ở tỷ lệ nợ xấu thấp và giảm dần qua các năm, cơ cấu cho vay hợp lý. Cuối cùng, chương 2 cũng đã phân tích các nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng tại Agribank Chi nhánh huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An. Cuối cùng, nghiên cứu dựa trên cơ sở định hướng và mục tiêu của Agribank Chi nhánh tỉnh Long An, Chi nhánh huyện Thạnh hóa đã cụ thể hóa thành định hướng và mục tiêu phát triển cho riêng đơn vị mình. Hơn nữa, nội dung phân tích ở chương 2, phần cuối này cũng đã đưa ra một số giải pháp thực tiễn và mang tính khả thi tương đối cao nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động tín dụng tại Chi nhánh trong thời gian sắp đến. Ngoài ra, những tác nhân khác như Agribank Chi Nhánh tỉnh Long An cũng đã được đề cập vai trò trong phần kiến nghị ở cuối chương này. Một khi các giải pháp và kiến nghị được thực thi một cách thống nhất thì hiệu quả hoạt động tín dụng tại Agribank Chi nhánh huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An sẽ được kỳ vọng khả thi hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

.

1. Agribank chi nhánh huyện Thanh Hóa Tỉnh Long An (2016, 2017, 2018), báo cáo thống kê về tình hình cho vay từ năm 2016 đến năm 2018.

2. Agribank chi nhánh Huyện Thạnh Hóa Tỉnh Long An (2016, 2017, 2018), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Agribank chi Nhánh Huyện Thạnh Hóa Tỉnh Long An (2016, 2017, 2018).

3. PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn (2014), Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

4. PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn (2016), Giáo trình Quản trị ngân hàng, Nhà xuất bản Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

5. TS. Đoàn Thị Hồng (2017), tài liệu giảng dạy Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại tại trường Đại học kinh tế Công nghiệp Long An.

6. Quyết định 226/QĐ-HĐTV-TD ngày 09/03/2017 của Hội đồng thành viên Agribank về việc ban hành Quy chế cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Agribank.

7. Quyết định 838/QĐ-NHNo-KHL ngày 25/05/2017 của Tổng giám đốc về quy trình cho vay đối với khách hàng pháp nhân trong hệ thống Agribank.

8. Quyết định 839/QĐ-NHNo-HSX ngày 25/05/2017 của Tổng giám đốc về quy trình cho vay đối với khách hàng là cá nhân trong hệ thống Agribank.

9. Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 (hết hiệu lực ngày 14/03/2017) của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về quy chế cho vay của tổ chức tín dụng cho vay đối với khách hàng.

10. Quốc hội khóa XII, Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010.

11. Quốc hội khóa XIV, Nghị quyết 42/2017/QH14 ngày 21/06/2017 về thí điểm xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng.

12. Thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 (có hiệu lực từ ngày 15/03/2017) của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.

13. Thông tư 21/2017/TT-NHNN ngày 29/12/2017 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về phương thức giải ngân vốn cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện thạnh hóa tỉnh long an (Trang 81)