Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng tại Agribank Việt Nam chi nhánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện thạnh hóa tỉnh long an (Trang 58)

Huyện Thạnh Hóa Tỉnh Long An

2.4.1. Những kết quả đã đạt được

Trong những năm qua, hoạt động kinh doanh của Chi nhánh luôn ổn định và chấp hành nghiêm chỉnh các chỉ tiêu kế hoạch do Agribank Long An đề ra. Nguồn vốn, dư nợ đều tăng, đảm bảo khả năng thanh toán. Cụ thể:

Thứ nhất nguồn vốn huy động của Ngân hàng luôn có xu hướng ổn định. Với lợi thế là Ngân hàng nhà nước có uy tín, có đội ngũ nhân viên trẻ đẹp, nhiệt tình và cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh trong hệ thống Ngân hàng thương mại trên địa bàn. Cộng với việc Chi nhánh sử dụng nhiều biện pháp nghiệp vụ, đưa ra nhiều hình thức mới hấp dẫn khách hàng, chính vì vậy nguồn vốn huy động không ngừng tăng qua các năm như đã phân tích ở trên (từ 253.888 triệu đồng năm 2016 tăng lên đến 296.962 triệu đồng năm 2017, và năm 2018 lên đến 370.931 triệu đồng), đáp ứng được một phần nhu cầu sử dụng vốn rất lớn của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn. Nguồn vốn ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao và ngày càng tăng, nguồn vốn trung – dài hạn thì ngược lại giúp Chi nhánh giảm bớt áp lực về chi phí sử dụng vốn và hạn chế rủi ro. Nguồn vốn huy động từ các doanh nghiệp thì ngày càng tăng và tương đối đồng đều với nguồn vốn huy động từ cá nhân. Bên cạnh đó, Chi nhánh còn tiến hành các chương trình dự thưởng và quà tặng như: gửi tiết kiệm và nhiều chương trình xuân phú quý, lì xì trao tay vận may trúng lớn, thần tài đón chào – lộc vào tận cửa…và các chương trình miễn giảm lãi vay đối với các hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số vay vốn sản xuất nông nghiệp, giảm giá cho khách hàng sử dụng thẻ của Ngân hàng có liên kết với các trung tâm thương mại, mua sắm.

Mặc dù nhu cầu nguồn vốn trong nền kinh tế thời gian qua rất lớn, trong khi tín dụng ngân hàng là kênh cung cấp nguồn vốn chủ đạo và các NHTM hoàn toàn nắm quyền chủ động trên thị trường cho vay, song ít có TCTD nào duy trì được mức tăng trưởng tín dụng cao như Agribank, đặc biệt giai đoạn 2016 - 2018. Điều đó cho thấy không chỉ năng lực cạnh tranh mạnh của ngân hàng trên thị trường cho vay mà cả trong huy động, tạo lập nguồn vốn của Agribank Chi nhánh huyện Thạnh

Hóa, tỉnh Long An. Đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh trong hệ thống ngày càng khốc liệt, cạnh tranh của sản phẩm thay thế tiền gửi như bất động sản, vàng, ngoại tệ rất hấp dẫn.

Thứ hai, hoạt động cho vay và chất lượng tín dụng đã đạt được những thành tựu đáng kể trong thời gian gần đây. Tăng trưởng tín dụng gắn liền tăng trưởng nguồn vốn là mục tiêu hàng đầu của Chi nhánh. Cụ thể, năm 2016, doanh số cho vay tăng lên đến 855.782 triệu đồng, năm 2017 doanh số này tăng lên 1.005.826 triệu đồng, tương ứng tăng 18% và năm 2018 doanh số tăng nhanh lên đến 1.045.922 triệu đồng, tương ứng tăng 4%. Vì vậy, trong thời gian qua dư nợ tín dụng tăng khá đồng bộ với nguồn vốn.

Những thành quả này gắn liền với hệ thống các cơ chế, chính sách huy động vốn phù hợp, mô hình hoạt động ngân hàng năng động, hệ thống các công cụ hỗ trợ quản trị điều hành và kinh doanh hiệu quả, các chương trình quản lý quan hệ với khách hàng, phiên bản mới của hệ thống ngân hàng, các chính sách sản phẩm cho phép Ngân hàng có khả năng linh hoạt với các đặc thù, nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra, việc thực hiện cơ chế xét duyệt chuyên viên đối với các hồ sơ tín dụng cá nhân và các hoạt động cải tiến quy trình cũng đã giúp rút ngắn đáng kể thời gian xử lý giao dịch đối với hồ sơ tín dụng.

Năm 2016, dư nợ tín dụng đạt kết quả tốt phù hợp với tình hình kinh tế. Hai năm tiếp theo 2017 và 2018, dư nợ tín dụng đã tăng lên rất lớn tương ứng với 949.789 triệu đồng và 982.087 triệu đồng. Sự gia tăng này nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất chế biến nông sản và một số dự án lớn của tỉnh, Chi nhánh luôn giữ vai trò chủ đạo, đóng góp quan trọng vào thành tựu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà.Có những bước chuyển đổi về cơ cấu cho vay, trong đó cho vay khách hàng gia đình và cá nhân được đẩy mạnh, tỷ trọng cho vay ngắn hạn và trung dài hạn được duy trì hợp lý, tạo điều kiện khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh của địa phương.

Về chất lượng tín dụng, như đã biết nợ xấu là chỉ tiêu quan trong nhất để đánh giá chất lượng tín dụng của một ngân hàng. Nhưng trong những năm qua tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh đều thấp hơn tỷ lệ quy định, cụ thể năm 2018 tỷ lệ nợ xấu là thấp nhất trong 3 năm 2016-2018 và tỷ lệ nợ xấu cao nhất thuộc về năm kinh doanh 2016 với 0,33%. Công tác thu hồi nợ của Chi nhánh tương đối tốt, bằng chứng là hệ

số thu nợ luôn được duy trì trên 73% cho năm 2016 và năm có tỷ lệ thu hồi nợ cao nhất là 2018 với tỷ lệ 80%. Để đảm bảo được tỷ lệ thu hồi nợ cao qua các năm, Chi nhánh đã thực hiện phân loại nợ theo phương pháp định tính theo Điều 7 của Quyết định 493. Từ ngày 29/11/2010, ban lãnh đạo ngân hàng đã đưa ra quyết định kèm công văn hướng dẫn việc phân loại nợ theo phương pháp định tính, theo Điều 7của Quyết định 493/2005/QĐ – NHNN thay cho việc áp dụng Điều 6 của Quyết định này. Việc phân loại nợ theo Điều 7 là phương pháp đánh giá định lượng, toàn diện và nhất quán về sức khỏe của khách hàng, trên cơ sở chấm điểm các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính của khách hàng, không chỉ có tình trạng trả nợ mà còn đánh giá về các thông số tài chính, triển vọng kinh doanh,triển vọng ngành, chất lượng quản lý nội bộ… của khách hàng, sẽ giúp đánh giá phân loại nợ và trích lập dự phòng một cách chính xác hơn.

Ngoài ra, Chi nhánh cũng đã đạt được thành tựu đáng kể ở kết quả kinh doanh. Trước tình hình kinh tế khó khăn, nhiều ngân hàng bị mất thanh khoản phải sát nhập với nhau thì lợi nhuận của Chi nhánh vẫn tương đối tốt. Thu nhập chính của Chi nhánh là từ lãi suất cho vay bên cạnh đó còn có các thu nhập khác từ kinh doanh ngoại hối, bảo lãnh, …Hiệu quả tín dụng được thể hiện rõ nét ở thu nhập lãi tăng mạnh và ngày càng khẳng định vị trí quan trọng trong cơ cấu thu nhập của Agribank Chi nhánh huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An, chiếm tỷ trọng lớn tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng vào cuối quý 3 năm 2018 và là nền tảng hình thành lợi nhuận cho ngân hàng. Ngược lại, lãi suất huy động vốn cũng chính là phần chi phí lớn nhất mà Chi nhánh phải trả. Hơn nữa, để đối phó với lạm phát, lãi suất luôn ở mức cao điều này vừa tạo thuận lợi vừa tạo khó khăn cho Chi nhánh. Tuy nhiên, Chi nhánh luôn thực hiện tốt mọi chính sách điều tiết nền kinh tế của Chính phủ và các chỉ đạo của Agribank Hội Sở và Ban giám đốc. Vì vậy hoạt động kinh doanh của Chi nhánh luôn được đảm bảo và đáp ứng khả năng thanh toán mọi thời điểm. Mặc dù tốc độ tăng thu nhập lãi , kéo theo tốc độ tăng lợi nhuận chậm hơn so với tốc độ tăng vốn chủ sở hữu và qui mô tài sản, dẫn đến sự suy giảm của các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, so với các NHTM khác và mức chung của toàn ngành, Agribank Chi nhánh huyện Thạnh Hóa vẫn trong tốp đầu về hiệu quả kinh doanh trước khi suy giảm thời gian gần đây.

Bên cạnh đó, Chi nhánh còn có lợi thế về con người, bên cạnh lớp cán bộ có kinh nghiệm thì vài năm trở lại đây, Chi nhánh đã trẻ hóa từ đội ngũ Ban giám đốc đến các trưởng phòng, phó phòng và cán bộ. Luôn chú trọng việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cũng như đạo đức nghề nghiệp của cán bộ nhân viên. Khuyến khích đào tạo cán bộ nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ chẳng hạn như cán bộ tại chi nhánh đang theo học các lớp Sau đại học về Tài chính Ngân hàng, học tin học, ngoại ngữ để đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế. Đặc biệt, vào những ngày 20/10 hay 8/3 hằng năm các cán bộ nữ trong Chi nhánh thường được tổ chức các lớp học trang điểm ngắn hạn để có thể tự tin hơn trong giao tiếp với khách hàng. Phát động các phong trào thi đua, khen thưởng đối với cán bộ công nhân viên trong việc thực hiện các chỉ tiêu đề ra. Đồng thời, tập thể, cán bộ công nhân viên của Chi nhánh luôn đoàn kết và giúp đỡ nhau trong công việc đó cũng là một lý do giúp Chi nhánh có được kết quả kinh doanh khả quan trong thời buổi kinh tế khó khăn như hiện nay.

2.4.2. Những tồn tại và nguyên nhân 2.4.2.1. Những tồn tại 2.4.2.1. Những tồn tại

Bên cạnh những kết quả đạt được hoạt động tín dụng của Agribank Chi nhánh huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An trong thời gian qua cũng còn một số hạn chế, tồn tại như:

Thứ nhất, dư nợ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ còn khá thấp, chi nhánh

mới chỉ tập trung cho vay chủ yếu vào gia đình cá nhân và cá thể. Nguyên nhân là do ngân hàng ngại rủi ro cao khi khó khăn trong việc nắm bắt tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp. Thực tế, Ngân hàng chưa lường trước những rủi ro khi lựa chọn phân khúc khách hàng có tính tổn thương cao, đặt tín dụng trước các rủi ro khó lường, đặc biệt trong điều kiện mở cửa, chuyển đổi kinh tế của đất nước: Nhóm đối tượng khách hàng DNNVV là nhóm có nhu cầu vay vốn lớn, năng động trước các cơ hội kinh doanh. Tuy nhiên, đây cũng là nhóm khách hàng dễ tổn thương nhất với sự gia tăng lãi suất. Với cơ cấu nguồn vốn chủ yếu là nợ, khi lãi suất tăng, gánh nặng nợ nhanh chóng bị đẩy lên, sản xuất kinh doanh và lợi nhuận bị tác động tiêu cực, khả năng trả nợ, chất lượng và hiệu quả tín dụng sẽ bị tác động sâu rộng. Ngoài ra trên địa bàn doanh nghiệp còn ít nên việc vay vốn cũng hạn chế. Bên cạnh đó còn

có rất nhiều ngân hàng mạnh về cho vay doanh nghiệp hơn chi nhánh nằm trên địa bàn. Thực tế Agribank Chi nhánh huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An đã xem vấn đề lãi suất là một nội dung quan trọng trong việc kiểm soát hiệu quả tín dụng của ngân hàng. Trong các giai đoạn kinh tế khó khăn, Ngân hàng luôn nỗ lực hạn chế sự gia tăng của lãi suất cho vay đối với khách hàng. Tuy vậy, nợ quá hạn vẫn tăng rất mạnh và nhanh chóng tước mất vị trí hàng đầu trong duy trì nợ xấu thấp.

Thứ hai, dư nợ trung và dài hạn còn thấp bởi cho vay trung và dài hạn có độ

rủi ro cao nên lãi suất cũng phải cao và ngân hàng cũng rất cẩn thận trong việc giải ngân. Nguyên nhân do lãi suất trung dài hạn còn cao cho nên khách hàng cũng rất khó vay vốn để đầu tư dự án trung, dài hạn trong nền kinh tế khó khăn hiện nay. Nguồn vốn huy động tương đối thấp so với dư nợ buộc ngân hàng phải vay vốn trung ương với phí cao hơn điều này làm giảm lợi nhuận của ngan hàng. Vòng quay vốn tín dụng còn thấp cho thấy hiệu quả hoạt động tín dụng của chi nhánh không cao, cho vay trung dài hạn có xu hướng tăng cao, tốc độ luân chuyển các khoản vay giảm, dẫn tới vòng quay vốn tín dụng giảm. Bên cạnh đó, do nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, thời tiết xấu, chăn nuôi thì bệnh dịch nên làm giảm lợi nhuận của người dân và dẫn đến việc khó khăn trong việc trả nợ cho ngân hàng.

Thứ ba, quy trình cho vay chưa hợp lý, cán bộ tín dụng vẫn thực hiện cả ba

khâu cơ bản trong quá trình cho vay: tiếp nhận hồ sơ; phân tích, thẩm định khách hàng; xét duyệt cho vay. Đây là trách nhiệm nặng nề với cán bộ tín dụng nhưng cũng là cơ hội để một số cán bộ thoái hóa biến chất lợi dụng để móc ngoặc với khách hàng vay vốn, cố tình làm sai lệch thông tin để thu lợi cá nhân, tăng nguy cơ phát sinh rủi ro cho vay. Tỷ lệ nợ xấu tuy nằm trong giới hạn an toàn nhưng lại có xu hướng tăng lên qua các năm, cho thấy chi nhánh đang lơ là trong kiểm soát cho vay

Thứ tư, tốc độ tăng tín dụng quá nhanh, tiềm ẩn rủi ro đối với năng lực quản

lý và cân đối nguồn vốn. Cụ thể, tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng khá cao đã có tác động tiêu cực tới vấn đề quản lý, kiểm soát tín dụng. Vấn đề ứng dụng công nghệ thong tin, xây dựng hệ thống xếp hạng nội bộ không chỉ giúp Agribank tại Chi nhánh xử lý được khâu sàng lọc, thẩm định khối lượng khách hàng gia tăng nhanh chóng, mà còn giúp Ngân hàng rút ngắn được thời gian xử lý hồ sơ tín dụng.

Tuy nhiên, quản lý trực tiếp của cán bộ tín dụng bị ảnh hưởng đáng kể. Vấn đề chạy theo doanh số và tình trạng quá tải công việc đã dẫn đến những lỏng lẻo, chậm trễ đáng kể trong công tác quản lý, kiểm soát tín dụng, đặc biệt là kiểm soát sau cho vay. Bên cạnh đó, để cân đối nguồn vốn, Agribank Chi nhánh huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An đã sử dụng rất nhiều biện pháp, trong đó có việc phát hành, huy động khối lượng vàng, ngoại tệ lớn. Trong bối cảnh chuyển đổi kinh tế, việc thay đổi cơ chế, chính sách điều tiết của NHNN ngoài tầm kiểm sóat của Agribank Chi nhánh huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An sẽ có tác động khó lường tới hoạt động của ngân hàng.

Thứ năm, việc kiểm tra, giám sát khoản vay chưa thường xuyên và còn mang tính hình thức. Việc kiểm tra, giám sát khoản vay sau khi giải ngân nhằm đảm bảo khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích. Trường hợp phát hiện khách hàng sử dụng vốn không đúng mục đích, ngân hàng có biện pháp thu hồi nợ kịp thời, hạn chế tổn thất đến mức thấp nhất. Thực tế, việc kiểm tra, giám sát khoản vay tại các chi nhánh chưa được thực hiện thường xuyên. Nguyên nhân có thể là do chiến lược phát triển theo chiều rộng, tăng trưởng nhanh, nên nguốn nhân lực không theo kịp. Bên cạnh đó, một phần do sợ làm phiền khách hàng, CBTD chỉ thực hiện kiểm tra chiếu lệ, mang tính hình thức. Trong một số trường hợp CBTD không đi thực tế xuống đơn vị để kiểm tra sổ sách và kho hàng mà chỉ căn cứ trên các chứng từ hóa đơn do khách hàng cung cấp để ghi biên bản kiểm tra. Nội dung biên bản kiểm tra còn sơ sài, chưa cập nhật đầy đủ các thông tin và số liệu hoạt động thực tế tại thời điểm kiểm tra.

Thứ sáu, trích lập dự phòng rủi ro: Agribank Chi nhánh huyện Thạnh Hóa,

tỉnh Long An đã chưa trích lập dự phòng chung đầy đủ. Mặc dù NHNN đã quy định trong vòng 5 năm kể từ khi Quyết định 493 có hiệu lực (tức là tối đa đến thời điểm 22/04/2010) các NHTM phải thực hiện trích lập đủ dự phòng chung, nhưng Agribank Chi nhánh vẫn chưa đạt được tỷ lệ trích lập dự phòng chung theo yêu cầu của NHNN là 0,75% tổng dư nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4. Đây là thực trạng gặp ở hầu hết các NHTM chứ không riêng Agribank Chi nhánh. Nguyên nhân của thực trạng này là do dự phòng chung chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng dự phòng RRTD và lại được hạch toán vào chi phí hoạt động nên sẽ trực tiếp làm giảm lợi nhuận của

các ngân hàng. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh mà còn ảnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện thạnh hóa tỉnh long an (Trang 58)