Thực trạng và hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện thạnh hóa tỉnh long an (Trang 50)

Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh Huyện Thạnh Hóa Tỉnh Long An 2.2.1. Quy mô tín dụng

2.2.1.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng dư nợ

Bảng 2.2: Cơ cấu dư nợ tín dụng theo đối tượng khách hàng của Agribank Chi nhánh huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2016 2017 2018 So sánh 2017/2016 So sánh 2018/2017 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Tổng dư nợ 792.391 949.789 982.087 157.398 19,86 32.298 3,40 Dư nợ doanh nghiệp 7.400 9.500 5.821 2.100 28,38 -3.679 -38,73 Dư nợ hộ gia đình, cá nhân 784.991 940.289 976.266 155.298 19,78 35.977 3,83

(Nguồn: Agribank Chi nhánh huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An)

Bảng 2.2 thể hiện tình hình dư nợ của Ngân hàng qua các năm 2016-2018 theo thành phần kinh tế. Dữ liệu cho thấy qua 3 năm, Ngân hàng cho vay hộ gia đình và cá nhân luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng dư nợ của chi nhánh. Dư nợ thành phần này luôn tăng đều qua các năm, trong đó năm 2017 tăng 155.298 triệu đồng, tăng 19,78% so với năm 2016 thì qua năm 2018 tăng 35.977 triệu đồng, tăng 3,83% so với năm 2017. Đây là kết quả đạt được do chi nhánh mở rộng dư nợ hộ gia đình, cá nhân tập trung cung cấp vốn cho nông dân mở rộng sản xuất và đầu tư máy móc thiệt bị. Ngược lại, dư nợ cho vay doanh nghiệp có xu hướng giảm từ tỉ trọng cho vay năm 2016 chiếm 0,93% tổng dư nợ, sang năm 2017 tăng lên 1% tổng dư nợ và đến năm 2018 con số này là 0,5%. Sự sụt giảm này cho thấy, thời gian gần đây các doanh nghiệp có xu hướng vay vốn ít hơn ở Agribank chi nhánh huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long an và dịch chuyển nhu cầu sang những Ngân hàng khác có khả năng cung ứng nguồn vốn lớn hơn.

Bảng 2.3. Dư nợ theo thời hạn tại Agribank Chi nhánh huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An 2016-2018 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2016 2017 2018 So sánh 2017/2016 So sánh 2018/2017 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Tổng dư nợ 792.391 949.798 982.087 157.407 19,86 32.289 3,40 Dư nợ ngắn hạn 563.646 627.335 577.148 63.689 10,15 -50.187 -8,90 Dư nợ trung và dài hạn 228.745 322.463 404.939 93.718 40,97 82.476 25,58

(Nguồn: Agribank Chi nhánh huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An)

Bảng 2.3. cho thấy tình hình dư nợ theo thời hạn tại Agribank chi nhánh huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An trong thời gian 2016-2018. Trong cơ cấu dư nợ tín dụng của Agribank chi nhánh huyện Thạnh Hóa, Long An, dư nợ ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn và xu hướng đang giảm dần tỷ trọng này qua các năm (năm 2016 tỷ trọng là 71,11%, năm 2017 là 66,05%, năm 2018 là 58,77%). Điều này khiến ngân hàng tránh được khá nhiều rủi ro, đặc biệt là rủi ro về tính thanh khoản, rủi ro ngành và rủi ro lãi suất. Mặt khác khách hàng tại địa bàn có nhu cầu vay ngắn hạn nhiều hơn do chủ yếu là nông dân vay vốn sản xuất kinh doanh. Dư nợ cho vay ngắn hạn trong những năm qua được cải thiện khá nhiều so với định hướng chung của toàn hệ thống. Tuy nhiên tỷ trọng dư nợ trung dài hạn vẫn tăng lên là do trên địa bàn huyện Thạnh Hóa hiện nay đang mở rộng qui mô sản xuất lúa từ 2 vụ lên 3 vụ đòi hỏi phải đầu tư máy móc thiết bị mới đáp ứng được nhu cầu sản xuất… Cụ thể, năm 2017, dư nợ trung và dài hạn tăng lên so với năm 2016 là 93.718 triệu đồng, tương ứng 40,97% năm 2018 tăng so với năm 2017 82.476 triệu đồng, tương ứng với 25,58%. Sự gia tăng dư nợ trung và dài hạn yêu cầu Ngân hàng quan tâm nhiều hơn đến khâu thẩm định và đánh giá tín dụng cho các đối tượng một cách chặt chẽ và nghiêm túc hơn.

2.2.1.2 Qui mô và tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay

Bảng 2.4: Doanh số cho vay tại Agribank Chi nhánh huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An 2016-2018

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2016 2017 2018

Doanh số cho vay 855.782 1.005.826 1.045.922

Tốc độ phát triển 1,00 1,18 1,04

(Nguồn: Agribank Chi nhánh huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An)

Bảng 2.4 thể hiện doanh số cho vay tại Agribank chi nhánh huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An qua các năm 2016-2018. Năm 2016 tổng doanh số cho vay nền kinh tế đạt 855.782 triệu đồng, năm 2017 đạt 1.005.826 triệu đồng, tăng 150.044 triệu đồng so với năm 2016 (tương đương với tăng 18%). Năm 2018, tổng doanh số cho vay đạt 1.045.922 triệu đồng, tăng 40.006 triệu đồng (tương đướng tăng 4%) so với năm 2017. Doanh số cho vay liên tục tăng qua các năm điều này cho thấy nhu cầu vốn của khách hàng là rất lớn đặc biệt huyện Thạnh Hóa là vùng sản xuất lúa trọng điểm của tỉnh Long An. Việc tăng lên này phản ánh ngân hàng đã làm tốt nhiệm vụ thu hút khách hàng trên địa bàn có nhu cầu vay vốn, nhưng bên cạnh đó rủi ro mang lại cũng rất cao, việc thu hồi vốn của ngân hàng cũng khó khăn hơn nếu tình hình kinh tế vẫn còn khó khăn. Chính vì vậy ngân hàng nên giám sát chặt chẽ khách hàng trong việc sử dụng vốn đúng mục đích, hết sức khéo léo và có nhiều biện pháp nhắc nợ thu nợ để tránh rủi ro.

2.2.1.3 Tỷ lệ DSCV/Vốn huy động

Bảng 2.5: Doanh số cho vay trên vốn huy động tại Agribank Chi nhánh huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An 2016-2018 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2016 2017 2018 So sánh 2017/2016 So sánh 2018/2017 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Doanh số cho vay 855.782 1.005.826 1.045.922 150.044 17,53 40.096 3,99 Vốn huy động 253.881 296.962 370.931 43.081 16,97 73.969 24,91 DSCV/VHĐ 3,37 3,39 2,82 0,02 0,48 -0,57 -16,75

(Nguồn: Agribank Chi nhánh huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An)

Bảng 2.5 thể hiện sự biến động của doanh số cho vay trên vốn huy động qua các năm 2016-2018. Bảng này cho thấy năm 2016 tỷ lệ DSCV/Vốn huy động là 337%, năm 2017 là 339%, năm 2018 giảm xuống còn 282%. Ta thấy vốn huy động nhỏ hơn rất nhiều doanh số cho vay, điều này cho thấy vốn huy động của Chi nhánh không đủ để đáp ứng nhu cầu cho vay. Đây là điều rất phổ biến ở huyện Thạnh Hóa cũng như các huyện vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An vì người dân chỉ dựa vào cây lúa mà giá lúa thơi gian qua rấn bấp bênh điệp khúc được mùa mất giá thường xuyên xảy ra nên họ không tích lũy được nhiều. Tuy nhiên nguồn vốn huy động của chi nhánh cũng tăng đều qua các năm chứng tỏ nỗ lực và hiệu quả hoạt động của chi nhánh. Chính vì vậy chi nhánh cần phải giữ vững và phát huy hơn nữa công tác huy động vốn trong thời gian tới để tăng nguồn vốn đáp ứng được cho nhu cầu vay vốn trên địa bàn. Chi nhánh có thể khai thác tốt hơn với những khách hàng doanh nghiệp có quan hệ tín dụng những chưa có quan hệ tiền gửi tại ngân hàng, đa dạng hóa các sản phẩm tiền gửi và các hình thức trả lãi linh hoạt để tận dụng tối đa nguồn tiền gửi từ khách hàng.

2.2.1.4. Tỷ lệ dư nợ/ Vốn huy động

Bảng 2.6: Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động tại Agribank Chi nhánh huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An 2016-2018 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2016 2017 2018 So sánh 2017/2016 So sánh 2018/2017 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Dư nợ 792.391 949.798 982.087 157.407 19,86 32.289 3,40 Vốn huy động 253.881 296.962 370.931 43.081 16,97 73.969 24,91 DN/VHĐ 3,12 3,20 2,65 0,08 2,48 -0.55 -17,22

(Nguồn: Agribank Chi nhánh huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An)

Bảng số liệu 2.6 thể hiện tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động của Ngân hàng qua các năm 2016-2018. Tỷ lệ này biến động tăng giảm qua các năm. Cụ thể là, năm 2016 tỷ lệ dư nợ/Vốn huy động của Chi nhánh đạt 312%, năm 2017 tỷ lệ này tăng lên đến 320% và sau đó năm 2018 nó giảm xuống còn 265%. Dư nợ tín dụng qua 3 năm của Chi nhánh luôn lớn hơn vốn huy động được. Điều này cho thấy hoạt động cho vay của ngân hàng đã phát huy được hiệu quả sử dụng nguồn vốn huy động. Mặc dù, tỷ lệ trong 3 năm có sự biến động tăng giảm nhưng vẩn còn rất lớn cho thấy công tác huy động vốn của Ngân hàng chưa thực hiện tốt, nguồn vốn được huy động tham gia vào hoạt động cho vay còn hạn chế. Kết quả bảng dữ liệu cũng cho thấy được tiềm năng huy động vốn của Ngân hàng còn khá lớn do hiện tại công tác này chưa được thực hiện tốt.

2.3 Tình hình thu nợ tại Agribank Chi nhánh huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An 2.3.1 Tỷ lệ thu lãi

Bảng 2.7: Tỷ lệ lãi đã thu trên tổng lãi phải thu tại Agribank Chi nhánh huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An 2016-2018 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2016 2017 2018 So sánh 2017/2016 So sánh 2018/2017 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Lãi đã thu 19.981,76 23.528,79 22.578,61 3.547,03 17,75 -950,18 -4,04 Tổng lãi phải thu 27.372,28 30.556,87 28.223,26 3.184,59 11,63 -2,333.61 -7,64 Tỷ lệ lãi đã thu/Tổng lãi phải thu 0,73 0,77 0,80 0,04 5,48 0,03 3,90

(Nguồn: Agribank Chi nhánh huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An)

Bảng 2.7 cho thấy tỷ lệ thu lãi trên tổng số lãi phải thu của Chi nhánh Ngân hàng qua các năm 2016-2018. Dữ liệu đã nói lên rằng, tỷ lệ thu này có xu hướng biến động tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2016, lãi đã thu của Chi nhánh đạt 19.981,76 triệu đồng trên tổng số lãi phải thu là 27.372,28 triệu đồng, chiếm 73%. Năm 2017, số lãi đã thu tăng hơn năm 2016 là 3.547,03 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ này tăng lên 77%. Năm 2018, số lãi đã thu giảm so với năm 2017 về số tuyệt đối là 950,18 triệu đồng, nhưng về số tương đối lại tăng lên đến 80% tổng số lãi phải thu của năm này. Tỷ lệ lãi đã thu trên tổng lãi phải thu càng cao cho biết tình hình quản lý thu nợ, kế hoạch tài chính và công tác thu hồi nợ của Ngân hàng đạt hiệu quả cao hơn.

2.3.2 Tình hình nợ xấu

Bảng 2.8: Tình hình nợ xấu tại Agribank Chi nhánh huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An 2016-2018 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2016 2017 2018 So sánh 2017/2016 So sánh 2018/2017 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Tổng dư nợ 792.391 949.789 982.087 157.398 19,86 32.298 3,40 Nợ xấu 2.645 2.197 995 -448 -16,94 -1.202 -54,71 Tỷ lệ nợ xấu (%) 0,33 0,23 0,10 -0,10 -30,70 -0,13 -56,20

(Nguồn: Agribank Chi nhánh huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An)

Bảng 2.8 thể hiện tỷ lệ nợ xấu tại Agribank Chi nhánh huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An thời gian 2016-2018. Nhìn chung, tỷ lệ nợ xấu tại Chi nhánh Ngân hàng rất nhỏ và có xu hướng giảm dần trong thời gian gần đây. Điều này được minh họa cụ thể như sau: Tỷ lệ nợ xấu năm 2016 của Chi nhánh là 2.645 triệu đồng, tương ứng với 0,33% và con số này giảm xuống trong năm 2017 còn 2.197 triệu đồng, tương ứng với 0,23%. Đặc biệt, năm 2018, tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng chỉ còn 995 triệu đồng, tương ứng với 0,1%. Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng thấp, nguyên nhân chủ yếu là do khách hàng trên địa bàn huyện chủ yếu là các hộ sản xuất nông nghiệp nên có thu nhập ổn định theo mùa vụ, còn các doanh nghiệp tại địa bàn kinh doanh nhỏ lẻ và thường là khách hàng uy tín nên việc xảy ra nợ xấu cũng ít xảy ra. Đây là sự nỗ lực đáng ghi nhận của toàn thể cán bộ và viên chức tại Chi nhánh trong suốt thời gian qua. Trong thời gian vừa qua, thực hiện chủ trương của NHNN và Agribank, chi nhánh đã tập trung xử lý các món nợ đọng không thu hồi được bằng nhiều nguồn khác nhau, tuy nhiên Chi nhánh cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc quản lý rủi ro, siết chặt quy trình thẩm định, tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng các khoản vay cũng như đôn đốc thu hồi nợ.

2.3.3 Vòng quay vốn tín dụng

Bảng 2.9: Vòng quay vốn tín dụng tại Agribank Chi nhánh huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An 2016-2018 Đơn vị tính: Triệu đồng So sánh 2017/2016 So sánh 2018/2017 Chỉ

tiêu 2016 2017 2018 Tuyệt đối % Tuyệt đối %

Doanh số thu nợ 979.610,9 1.078.778,3 1.230.312,9 99167,4 10,12 151.534,65 14,05 Dư nợ bình quân 775.368,8 922.287,7 972.442,5 146.918,9 18,95 50.154,8 5,43 Vòng quay vốn tín dụng 1,26 1,17 1,27 -0,09 -7,14 0,10 8,55

(Nguồn: Agribank Chi nhánh huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An)

Bảng 2.9 cho thấy sự biến động của vòng quay vốn tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng qua 3 năm 2016-2018. Dữ liệu nói lên rằng vòng quay vốn tín dụng – như đã đề cập ở phần cơ sở lý luận – của Ngân hàng có sự biến động giảm và tăng giữa các năm. Nó được minh họa cụ thể như năm 2016, vòng quay vốn tín dụng của Ngân hàng đạt 1,26 vòng/năm, nhưng đến năm 2017, số vòng quay này chỉ có 1,17 vòng/năm. Năm 2018, vòng quay vốn tín dụng tăng lên với số vòng lớn hơn cả năm 2016 đến 1,27 vòng/năm. Kết quả vòng quay vốn tín dụng qua các năm cho thấy khả năng quản lý tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng ngày càng tốt hơn trong thời gian qua. Đây là điều kiện thuận lợi để Ngân hàng có thể có đầy đủ khả năng nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng tín dụng. Tuy nhiên, do trên địa bàn khách hàng đi vay chủ yếu làm nông nghiệp và chăn nuôi vì các sản phẩm nông nghiệp thường phụ thuộc vào yếu tố thời tiết mà những năm qua thì thời tiết lại diễn biến hết sức phức tạp, dịch bệnh vàng lùn, lùn xoắn là gây thiệt hai nặng cho nông dân bên cạnh đó là dịch heo tai xanh, lở mồm long móng. Điều này đòi hỏi các cán bộ tín dụng cũng như ban lãnh đạo Chi nhánh cần có những biện pháp tăng tốc độ vòng quy vốn

trong thời gian tới như: quản lý nguồn vốn cho vay chặt chẽ hơn để nguồn vốn đó được đầu tư đúng mục đích tạo lợi nhuận tối đa, tích cực đôn đốc thu hồi nợ…

2.4. Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng tại Agribank Việt Nam - chi nhánh Huyện Thạnh Hóa Tỉnh Long An Huyện Thạnh Hóa Tỉnh Long An

2.4.1. Những kết quả đã đạt được

Trong những năm qua, hoạt động kinh doanh của Chi nhánh luôn ổn định và chấp hành nghiêm chỉnh các chỉ tiêu kế hoạch do Agribank Long An đề ra. Nguồn vốn, dư nợ đều tăng, đảm bảo khả năng thanh toán. Cụ thể:

Thứ nhất nguồn vốn huy động của Ngân hàng luôn có xu hướng ổn định. Với lợi thế là Ngân hàng nhà nước có uy tín, có đội ngũ nhân viên trẻ đẹp, nhiệt tình và cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh trong hệ thống Ngân hàng thương mại trên địa bàn. Cộng với việc Chi nhánh sử dụng nhiều biện pháp nghiệp vụ, đưa ra nhiều hình thức mới hấp dẫn khách hàng, chính vì vậy nguồn vốn huy động không ngừng tăng qua các năm như đã phân tích ở trên (từ 253.888 triệu đồng năm 2016 tăng lên đến 296.962 triệu đồng năm 2017, và năm 2018 lên đến 370.931 triệu đồng), đáp ứng được một phần nhu cầu sử dụng vốn rất lớn của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn. Nguồn vốn ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao và ngày càng tăng, nguồn vốn trung – dài hạn thì ngược lại giúp Chi nhánh giảm bớt áp lực về chi phí sử dụng vốn và hạn chế rủi ro. Nguồn vốn huy động từ các doanh nghiệp thì ngày càng tăng và tương đối đồng đều với nguồn vốn huy động từ cá nhân. Bên cạnh đó, Chi nhánh còn tiến hành các chương trình dự thưởng và quà tặng như: gửi tiết kiệm và nhiều chương trình xuân phú quý, lì xì trao tay vận may trúng lớn, thần tài đón chào – lộc vào tận cửa…và các chương trình miễn giảm lãi vay đối với các hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số vay vốn sản xuất nông nghiệp, giảm giá cho khách hàng sử dụng thẻ của Ngân hàng có liên kết với các trung tâm thương mại, mua sắm.

Mặc dù nhu cầu nguồn vốn trong nền kinh tế thời gian qua rất lớn, trong khi tín dụng ngân hàng là kênh cung cấp nguồn vốn chủ đạo và các NHTM hoàn toàn nắm quyền chủ động trên thị trường cho vay, song ít có TCTD nào duy trì được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện thạnh hóa tỉnh long an (Trang 50)