Phân loại tín dụng cá nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh huyện thạnh hoá, tỉnh long an (Trang 31)

8. Kết cấu của đề tài

1.3.3. Phân loại tín dụng cá nhân

1.3.3.1. Phân loại theo tính chất của tài sản đảm bảo

Tín dụng có tài sản đảm bảo: Là khoản vay được đảm bảo bằng tài sản hoặc giấy tờ có giá hoặc được bảo lãnh từ bên thứ ba. Tài sản đảm bảo hoặc bảo lãnh của bên thứ ba thực chất là căn cứ pháp lý để ngân hàng có thêm được nguồn dự phòng khi nguồn thu chính từ khách hàng bị thiếu hụt, tạo áp lực trả nợ cho khách hàng, từ đó giảm thiểu rủi ro cần thiết cho ngân hàng.

Tín dụng không có tài sản đảm bảo: Là khoản vay được đảm bảo bằng uy tín của khách hàng với ngân hàng. Thông thường hình thức cấp tín dụng này được áp dụng với một số nhóm đối tượng cụ thể hoặc các khách hàng có giao dịch thường xuyên và uy tín với ngân hàng.

1.3.3.2. Phân loại theo thời gian vay vốn

Tín dụng ngắn hạn: Là khoản tín dụng có thời hạn tới 1 năm. Với tín dụng cá nhân thì tín dụng ngắn hạn là hình thức đem lại không nhiều rủi ro cho ngân hàng bởi vì trong thời gian ngắn thường có ít biến động xảy ra với khách hàng vay, và nếu có thì ngân hàng cũng có thể dự báo trước được.

Tín dụng trung hạn: Là loại tín dụng có thời hạn từ 1 đến 5 năm. Đối với cá nhân, tín dụng trung hạn thường phục vụ các nhu cầu vay vốn tương đối lớn như mua ô tô, xây sửa nhà....

Tín dụng dài hạn: Là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm. Tín dụng dài hạn được cấp khi cá nhân có khoản vay lớn, chủ yếu để phục vụ cho nhu cầu mua sắm nhà cửa, đất đai... Thông thường tín dụng dài hạn thường tiềm ẩn nhiều rủi ro.

1.3.3.3. Phân loại theo mục đích vay vốn

Thông thường nếu phân loại theo mục đích vay vốn thì tùy theo các chương trình của từng ngân hàng khác nhau mà có những khoản vay khác nhau. Nó thường rất đa dạng, phong phú đáp ứng được hầu hết các nhu cầu vay thuộc mọi tầng lớp của khách hàng. Phân theo hình thức này chủ yếu gồm các loại sau:

Cho vay tiêu dùng: Đây là hình thức có nhu cầu vay vốn nhiều nhất, nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu và mua sắm tiện nghi, sinh hoạt gia đình để cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Nhóm khách hàng thuộc loại này là những người có thu nhập ổn định, và thông thường họ là những người công chức, viên chức hưởng lương từ Ngân sách Nhà nước.

Cho vay bất động sản: Cho vay bất động sản là sản phẩm dành cho các cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu mua, sửa chữa nhà ở của khách hàng. Hình thức cho vay này thường được cấp tín dụng cao hơn và thời gian cho vay dài hơn cho vay tiêu dùng.

Cho vay sản xuất kinh doanh: Đây là sản phẩm cho vay nhằm bổ sung nguồn vốn cho khách hàng cá nhân để sản xuất kinh doanh. Đây là đối tượng có nhu cầu vay vốn khá lớn tuy nhiên cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất do nguồn vốn cho vay hoàn toàn phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của khách hàng.

Cho vay phục vụ sản xuất nông nghiệp: Là hình thức cho vay tập trung vào các ngành nghề như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy hải sản. Hình thức cho vay này khuyến khích bà con nông dân chuyển đổi từ sản xuất nhỏ lẻ để sang một mô hình sản xuất lớn hơn phục vụ cho thị trường rộng hơn.

1.3.3.4. Phân loại căn cứ vào nguồn gốc của khoản vay

Tín dụng trực tiếp: Là hình thức ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho khách hàng có nhu cầu vay vốn, đồng thời khách hàng hoàn trả nợ vay trực tiếp cho ngân hàng. Ưu điểm của hình thức tài trợ này là rất linh hoạt vì có sự đàm phán trực tiếp giữa ngân hàng và khách hàng, quyết định cho vay hay không hoàn toàn do ngân hàng quyết định. Khi khách hàng quan hệ trực tiếp với ngân hàng, giúp cho ngân hàng có cơ hội bán chéo thêm nhiều sản phẩm khác. Như vậy, quyền lợi của cả hai bên đều được thỏa mãn trên cơ sở thỏa thuận trực tiếp.

Tín dụng gián tiếp: Là hình thức ngân hàng cấp tín dụng qua một trung gian ủy thác. Đối với khách hàng cá nhân, trung gian ủy thác có thể là nhà bán lẻ hàng hóa, dịch vụ. Theo hình thức này ngân hàng sẽ ký kết hợp đồng với chính nhà cung cấp trên cơ sở đó nhà cung cấp sẽ bán chịu hàng hóa cho người tiêu dùng. Hợp đồng ký kết giữa ngân hàng và nhà cung cấp nêu rõ các điều kiện về việc bán chịu cho khách hàng.

1.3.3.5. Phân loại theo phƣơng thức hoàn trả nợ vay

Tín dụng trả góp: Theo hình thức tài trợ này, người vay trả nợ cho ngân hàng gồm cả gốc và lãi theo nhiều lần, theo những định kỳ nhất định do ngân hàng quy định. Hình thức này áp dụng cho các khoản vay có giá trị lớn hoặc với những khách hàng mà thu nhập định kỳ không đủ để thanh toán hết một lần số nợ vay.

Tín dụng hoàn trả một lần: Đây là hình thức hoàn trả mà theo đó số tiền vay của khách hàng sẽ được thanh toán một lần khi hợp đồng tín dụng đến hạn. Đặc điểm của các khoản tín dụng này thường có quy mô nhỏ, thời gian cho vay ngắn.

1.3.4. Nâng cao hiệu quả tín dụng cá nhân của Ngân hàng thƣơng mại 1.3.4.1. Sự cần thiết của nâng cao hiệu quả tín dụng cá nhân của Ngân hàng thƣơng mại

Ngân hàng là ngành dịch vụ đã có lịch sử tồn tại và phát triển hàng trăm năm. Nó là ngành mang lại cho giới Ngân hàng siêu lợi nhuận song đồng thời nó cũng là ngành chịu nhiều rủi ro. Một trong những rủi ro đáng sợ đối với Ngân hàng là rủi ro tín dụng, trong đó có hoạt động tín dụng cá nhân và nó cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng mất khả năng thanh toán của Ngân hàng, bằng chứng là đã xảy ra những cuộc khủng hoảng tài chính trên thế giới... Có thể nói bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới cũng có thể lâm vào tình trạng đó, vì thế vấn đề nâng cao hiệu quả tín dụng cá nhân không chỉ đối là cần thiết đối với Ngân hàng, với khách hàng mà còn đối với toàn xã hội nữa.

Có thể nói rằng hầu hết các chủ thể trong nền kinh tế, dù là trực tiếp hay gián tiếp cũng đều được hưởng những lợi ích do hoạt động của ngân hàng mang lại. Do đó, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân tại NHTM là vô cùng cần thiết.

1.3.4.2. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả tín dụng cá nhân của Ngân hàng thƣơng mại

* Đối với Ngân hàng

Ngân hàng thương mại giống như các nhà kinh doanh: bỏ vốn của mình ra và mong muốn thu được lợi nhuận và thu hồi vốn. Như vậy đảm bảo hiệu quả cho các tín dụng với Ngân hàng đã là một nhu cầu cấp thiết. Đặc biệt đối với các Ngân hàng thương mại ở Việt nam hiện nay không còn là cái bóng của Ngân hàng Trung Ương mà đã và đang dần trở thành một chủ thể kinh doanh độc lập, tự kiếm lợi nhuận, chịu trách nhiệm với khách hàng, với NHTW. Do vậy mà Ngân hàng không thể không cần đến sự an toàn với các khoản vay.

Nền kinh tế nước ta hiện nay đang trong thời kỳ quá độ để chuyển sang một nền kinh tế thị trường. Bản thân mỗi doanh nghiệp, tổ chức kinh tế chưa thoát khỏi tư tưởng bao cấp, tư duy về nền kinh tế thị trường còn nhiều hạn chế, do đó việc làm ăn của các doanh nghiệp có nguy cơ dẫn đến rủi ro là rất lớn. Vì thế để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân Ngân hàng không chỉ là người cung cấp vốn cho các doanh nghiệp mà Ngân hàng còn phải là người hiểu rõ hơn ai hết về

lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp, có như thế thì Ngân hàng mới mở rộng được các dịch vụ của mình như dịch vụ tư vấn...giúp doanh nghiệp tránh khỏi được những rủi ro không đáng có.

Như vậy, có thể thấy mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân là điều kiện tối ưu cần thiết cho mỗi Ngân hàng, nó vừa là yếu tố không những đảm bảo cho Ngân hàng duy trì hoạt động mà còn giúp Ngân hàng phát triển. Nếu đi ngược lại mục tiêu trên, Ngân hàng sẽ đi đến chỗ tự huỷ diệt chính mình.

* Đối với khách hàng

Khách hàng của Ngân hàng có hai loại: Người gửi tiền và người vay tiền. Người gửi tiền thì họ quan tâm đến khả năng thanh toán của Ngân hàng mà khả năng thanh toán của Ngân hàng lại có mối quan hệ mật thiết với hiệu quả của các khoản tín dụng vì vậy đối với họ nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân là vấn đề cần thiết vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến những khoản tiền gửi của họ vào Ngân hàng. Người vay tiền là người trực tiếp sử dụng giá trị sử dụng của các khoản vốn vay Ngân hàng, mà đối với họ hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân chính là sự thoả mãn của họ về khoản tín dụng đó. Cuối cùng phải làm sao cho khoản tín dụng đó đem lại lợi nhuận cho họ để họ có thể trang trải chi phí và có lãi. Bởi thế bản thân người vay tiền, trong đó có khách hàng cá nhân coi vấn đề hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân là vấn đề cần thiết và ngày càng phải được nâng cao.

* Đối với xã hội

Nếu xét trên quan điểm toàn xã hội thì vấn đề nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân cũng là vấn đề cần thiết. Bởi một đồng vốn của Ngân hàng cho vay nó là đầu mối trong tất cả các mối quan hệ kinh tế, nếu người sử dụng vốn đó hiệu quả thì cũng đồng nghĩa với việc nó có hiệu quả đối với Ngân hàng và xã hội bởi điều đó sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, đóng góp phát triển các công trình phúc lợi xã hội. Hơn nữa sự sụp đổ của hệ thống Ngân hàng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế nó có thể làm cho nền kinh tế lâm vào tình trạng suy thoái trầm trọng và sẽ ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ xã hội. Do đó vấn đề nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân cũng được cả xã hội quan tâm.

1.4. Kinh nghiệm về nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân của các Ngân hàng thƣơng mại các Ngân hàng thƣơng mại

Tín dụng cá nhân đã xuất hiện từ lâu trên thế giới và phát triển mạnh ở các quốc gia có tiềm lực về kinh tế và cạnh tranh ngân hàng sôi động nhưng chỉ mới phát triển một số năm gần đây tại Việt Nam. Trước đây, với hoạt động ngân hàng truyền thống ở nước ta, khách hàng chỉ có thể vay vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh. Hiện nay, trong xu hướng hội nhập quốc tế, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, NHTM nhà nước, NHTM cổ phần, công ty tài chính… đang cạnh tranh mạnh mẽ với nhau để phát triển tín dụng cá nhân. Chính vì vậy, Agribank huyện Thạnh Hoá có thể nhìn vào các thành tựu của một số Ngân hàng thương mại khác để rút ra những bài học quý giá nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân cá nhân tại chi nhánh.

1.4.1. Kinh nghiệm từ Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thạnh Hoá, tỉnh Long An

Với điều kiện kinh tế - xã hội trong vùng, BIDV Thạnh Hóa là một trong những đơn vị có hiệu quả tín dụng tốt để Agribank huyện Thạnh Hoá học tập. Trong thời gian qua, tuy tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam có nhiều biến động, tuy nhiên hoạt động của BIDV Thạnh Hóa, tỉnh Long An vẫn có những kết quả tích cực.

Năm 2019, quy mô tín dụng cá nhân của BIDV Thạnh Hóa tăng trưởng 33%, huy động vốn dân cư vượt 20% và thu nhập thuần tín dụng bán lẻ cao hơn 35% so với năm 2018. Với mức tăng 14% so với năm 2018, BIDV có hơn 5.000 khách hàng cá nhân (trên 10% dân số trong khu vực). Dịch vụ ngân hàng điện tử có số lượng giao dịch cao gấp đôi so 2018. Tổng lượt khách hàng cá nhân vay vốn tăng hơn 37% so với cùng kỳ.

Lãi thuần hoạt động trong hoạt động tín dụng tăng hơn 17% so với 2018, trong đó riêng hoạt động tín dụng cá nhân tăng hơn 22%, tổng doanh số cho vay và dư nợ thực tế của đơn vị trong hoạt động tín dụng cá nhân tăng hơn 18%. Trong đó, BIDV Thạnh Hóa đã áp dụng một số biện pháp như sau:

BIDV Thạnh Hoá đã tuyển dụng và lựa chọn cán bộ có phẩm chất và trình độ năng lực chuyên môn chuyển sang phụ trách mảng thẩm định và cho vay vốn.

Mở rộng mạng lưới hoạt động kinh doanh bằng cách củng cố lại các phòng giao dịch, thành lập thêm các bàn huy động vốn lưu động tại các cụm dân cư, thành

lập các phòng giao dịch liên xã, khu vực đảm bảo bình quân 4 – 6 xã có một điểm giao dịch. Thực hiện huy động vốn, cho vay thu nợ tại khu vực phân công.

Ngoài ra, BIDV Thạnh Hoá còn thực hiện một số mô hình chuyển tải vốn tín dụng kịp thời cho các ngành nghề được Nhà nước ưu tiên và khuyến khích đầu tư, đồng thời thực hiện cho vay hỗ trợ các cá nhân có hệ số tín dụng tốt. Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, các ngân hàng không ngừng nâng cao nghiệp vụ, đổi mới công nghệ hiện đại để phục vụ tốt cho khách hàng.

Việc kiểm tra kiểm soát được thực hiện thường xuyên nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời sự suy thoái về đạo đức của một số bộ phận cán bộ trong hoạt động cho vay và tránh thất thoát vốn cho nhà nước và mang lại hiệu quả tín dụng cho ngân hàng. Tăng cường phối hợp với các cấp chính quyền địa phương, nhằm tạo được sự quan tâm của các cấp các ngành trong cho vay phát triển các ngành nghề, các dự án, phương án SXKD... [22]

1.4.2. Kinh nghiệm từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An Việt Nam – Chi nhánh huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An

Agribank huyện Tân Thạnh có nhiều nét tương đồng với Agribank huyện Thạnh Hoá khi cùng nằm trong vùng Đồng Tháp Mười và phục vụ cho nông dân sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Năm 2019, Agribank huyện Tân Thạnh tăng cường hoạt động huy động vốn đạt mức tăng 16%. Dư nợ tín dụng cá nhân tăng 18% (trong đó, tỷ lệ dư nợ cho vay trung, dài hạn chiếm 55% trên tổng dư nợ; tỷ lệ dư nợ nông nghiệp nông thôn 80%/tổng dư nợ), lãi thuần hoạt động trong hoạt động tín dụng cá nhân tăng hơn 17% so với 2018.

Agribank huyện Tân Thạnh đã bám sát vào phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của địa phương từng thời kỳ, diễn biến của thị trường, chủ động đề ra các giải pháp phù hợp trong hoạt động kinh doanh, phấn đấu đạt kết quả cao nhất theo mục tiêu đề ra. Tích cực tìm kiếm, lựa chọn khách hàng đủ điều kiện để mở rộng cho vay. Tiếp tục phối hợp với Hội Nông dân, Hội Phụ nữ đẩy mạnh triển khai cho vay thí điểm thông qua tổ. Tập trung khai thác khách hàng hộ gia đình cá nhân kinh doanh quy mô nhỏ nhằm tăng đầu tư tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp – nông thôn.

vay của Chính phủ. Phấn đấu cho vay vốn phục vụ tốt sản xuất, kinh doanh, bảo đảm đủ vốn cho vay sản xuất mùa vụ, chăn nuôi, chế biến, cho vay phục vụ đời sống theo quy định của ngân hàng cấp trên. Tăng cường các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân, thực hiện tốt kiểm tra trước, trong, sau khi cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh huyện thạnh hoá, tỉnh long an (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)