Tiếp tục thực hiện nghiêm túc việc phân loại nợ và trích lập dự phòng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh huyện thạnh hoá, tỉnh long an (Trang 80 - 81)

8. Kết cấu của đề tài

3.2.7. Tiếp tục thực hiện nghiêm túc việc phân loại nợ và trích lập dự phòng

phòng

Thực hiện nghiêm túc phân loại nợ, tránh tình trạng vì kết quả kinh doanh mà không tuân thủ tính chính xác trong phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro. Chủ động phân loại nợ theo tính chất, khả năng thu hồi nợ của khoản vay, kiên quyết chuyển nợ quá hạn đối với các trường hợp vi phạm hợp đồng tín dụng có nguy cơ gây ra rủi ro và hạ bậc nợ, thực hiện trích lập dự phòng nhằm bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra.

Nợ xấu là điều không ai muốn nhưng nó vẫn luôn tồn tại ở bất cứ ngân hàng nào, do đó thiết lập cơ chế xử lý nợ có vấn đề là một đòi hỏi khách quan. Để giảm thiểu tổn thất khi rủi ro xảy ra, cần có sự phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận có liên quan cũng như một bộ máy đủ mạnh, đủ tầm để giải quyết những vấn đề phát sinh trong tiến trình xử lý.

thiết, không nên nóng vội mà phá vỡ những mối quan hệ đã được thiết lập với khách hàng, đặc biệt là các khách hàng truyền thống, cụ thể:

Để khắc phục tình trạng nợ xấu dây dưa, giảm thiểu các khoản nợ xấu phát sinh, Agribank huyện Thạnh Hoá cần phải giải quyết một số vấn đề sau:

Thứ nhất, Agribank huyện Thạnh Hoá cần chuyên môn hoá bộ phận thực

hiện công việc xử lý và thu hồi các khoản nợ vay có vấn đề (bao gồm các khoản nợ đang theo dõi nội bảng và ngoại bảng). Cán bộ trong bộ phận này không nên kiêm nhiệm các công việc khác mà phải dành toàn bộ thời gian cho công việc xử lý và thu hồi nợ (cán bộ thuộc bộ phận này cần phải có một luật sư giỏi về các lĩnh vực giải quyết các vụ tranh chấp kinh tế).

Thứ hai, do đặc thù của công việc xử lý và thu hồi nợ không giống như việc

cho vay, thẩm định thuần tuý nên ngân hàng cần tổ chức cho các nhân viên trong bộ phận xử lý và thu hồi nợ tham gia các khoá học chuyên môn hoá để nâng cao trình độ và kinh nghiệm. Ngoài yêu cầu nắm chắc nghiệp vụ chuyên môn về quy chế, quy trình tín dụng, các nhân viên trong bộ phận này còn phải có trình độ chuyên sâu về luật, có khả năng phân tích tâm lý và thuyết phục khách hàng.

Thứ ba, bộ phận xử lý và thu hồi nợ cần xem xét kỹ lưỡng các khoản vay

theo báo cáo tín dụng hàng tháng của cán bộ tín dụng, sau đó phân tích và phân loại khoản vay thành các nhóm 1, 2, 3, 4 và 5 theo thông tư số 02/2013/TT-NHNN và trích lập dự phòng theo đúng quy định.

3.3. Một số kiến nghị với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Long An

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh huyện thạnh hoá, tỉnh long an (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)