Những kết quả đạt đƣợc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại chi cục thuế quận 12, thành phố hồ chí minh (Trang 46 - 51)

Hiệu quả kiểm tra thuế đạt đƣợc tại cơ quan thuế: Các doanh nghiệp vi phạm pháp luật thuế phải điều chỉnh hồ sơ thuế sau kiểm tra thuế tại cơ quan thuế năm 2019 giảm 4.69% so với năm 2018 và giảm 7.89% so với năm 2017 (Minh chứng bảng 2.7).

Số thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước sau điều chỉnh phát hiện qua kiểm tra hồ sơ kê khai thuế từ cơ quan thuế có xu hướng tăng qua các năm, nhưng xét về tỷ lệ tăng có xu hướng giảm (Minh chứng bảng 2.9)

Số tiền thuế giá trị gia tăng được khấu trừ của các doanh nghiệp thông qua kiểm tra thuế tại cơ quan thuế giảm xuống. Đồng thời, giảm số thuế lỗ chuyển năm sau của các doanh nghiệp sau kiểm tra thuế tại cơ quan thuế, nên số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp vào NSNN sẽ tăng (Minh chứng số liệu bảng 2.9)

Hiệu quả kiểm tra thuế đạt đƣợc tại cơ sở ngƣời nộp thuế: Tỷ lệ doanh nghiệp vi phạm pháp luật thuế phát hiện khi kiểm tra tại trụ sở của NNT có giảm, tuy không nhiều, trong giai đoạn 2017-2019 (Minh chứng bảng thống kê 2.8).

Số lượng các doanh nghiệp mà Chi Cục Thuế đã thực hiện kiểm tra các năm luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch trung bình năm là 106 % (Minh chứng bảng 2.10). Thời gian bình quân cho một cuộc kiểm tra giai đoạn 2017-2019 xu hướng giảm dần (Minh chứng 2.11)

Số thuế truy thu (thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp) và số tiền phạt (do khai sai số thuế phải nộp và phạt nộp chậm) bình quân DN xu hướng tăng trong giai đoạn 2017-2019 lần lượt, năm 2017 là 109 triệu đồng, năm 2018 là 150 triệu đồng và năm 2019 là 156 triệu đồng. Điều này cho ta thấy hành vi vi phạm pháp luật thuế được phát hiện qua hoạt động kiểm tra thuế xu hướng tăng và cũng đánh giá năng lực của công chức làm kiểm tra cũng được nâng cao. Thông qua đó góp

phần làm tăng tính tuân thủ và chấp hành pháp luật về thuế của các DN trên địa bàn Chi Cục Thuế quản lý (Minh chứng số liệu bảng 2.10)

Tổng số thuế truy thu và phạt 245.512 triệu đồng, trong đó: Truy thu thuế GTGT là 47.221 triệu đồng, thuế TNDN là 123.719 triệu đồng, số tiền phạt là 74.572 triệu đồng. Số giảm lỗ 631.772 triệu đồng, số giảm khấu trừ thuế GTGT 38.941 triệu đồng(Minh chứng số liệu bảng 2.10)

Số doanh nghiệp được kiểm tra thuế phải giảm khấu trừ tiền thuế GTGT đầu vào với số tiền không nhỏ, tổng số tiền từ năm 2017-2019 là 38.941 triệu đồng (Minh chứng số liệu bảng 2.10)

Số doanh nghiệp được kiểm tra thuế phải điều chỉnh giảm số lỗ với số tiền khá lớn, tổng số tiền từ năm 2017-2019 là 631.772 triệu đồng, do sai phạm trong kê khai thuế TNDN

Hiệu quả kiểm tra thuế về mặt kinh tế

Kết quả trong 3 năm: số thuế truy thu và phạt từ các cuộc kiểm tra đã tăng từ 67.760 triệu đồng năm 2017 lên 91.181 triệu đồng năm 2019, tức là đã tăng 1,35 lần, số thuế GTGT điều chỉnh tăng từ 2.321,4 triệu đồng năm 2017 lên 7.001,5 triệu đồng năm 2019, tốc độ tăng thu truy có khác nhau qua các năm, nhưng đều theo xu hướng năm sau cao hơn năm trước, số giảm lỗ thuế TNDN và số giảm khấu trừ thuế GTGT năm 2017 là 221.070,6 triệu đồng, sang năm 2019 số giảm là 271.831,8 triệu đồng , góp phần vào việc tăng cường hiệu quả công tác thu ngân sách, đảm bảo nhu cầu chi tiêu của Nhà nước

Qua kiểm tra số hồ sơ phải điều chỉnh và số doanh nghiệp vi phạm qua các năm có xu hướng giảm, điều đó cho thấy kiểm tra thuế không chỉ góp phần phát hiện và ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật về thuế, trốn thuế, gian lận thuế, mà còn góp phần cảnh báo, ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật thuế; góp phần nâng cao tính tuân thủ pháp luật thuế, tạo sự bình đẳng trong thực hiện nghĩa vụ thuế.

Mặt khác còn giúp Chi cục Thuế kịp thời phát hiện các cán bộ thuế vi phạm đạo đức nghề nghiệp hoặc sai phạm do trình độ nghiệp vụ chuyên môn chưa đáp ứng nhu cầu, có biện pháp xử lý thích hợp, qua đó tăng lòng tin của dân chúng với cơ quan thuế, với nhà nước.

Bài học về các dấu hiệu nhận dạng sai phạm pháp luật thuế: Sau nhiều

đợt kiểm tra thuế tại cơ quan thuế, tại đơn vị của NNT, các sai phạm của NNT được đúc kết, phổ biến, tạo thuận lợi cho các công chức kiểm tra thuế dễ dàng nhận dạng các sai phạm như:

Nhận dạng các sai phạm do không điền đầy đủ các yếu tố tr n tờ khai mẫu thuế GTGT

Người nộp thuế không điền đầy đủ các chỉ tiêu trên mẫu tờ khai; nhân viên kế toán làm cho nhiều doanh nghiệp khác nhau, khi lập tờ khai bằng máy tính quên thay đổi mã số thuế, tên doanh nghiệp, địa chỉ doanh nghiệp, …; doanh thu không chịu thuế trên tờ khai thuế GTGT lại ghi gộp vào cả doanh thu chịu thuế suất 0%, khi so sánh bảng kê với báo cáo tài chính thì thấy hai số không khớp nhau, ghi thiếu chỉ tiêu, nhầm lẫn giữa các dòng làm sai lệch nội dung tờ khai; gộp doanh thu và thuế đầu ra của nhiều thuế suất ghi chung một dòng….

Bảng kê hàng hóa dịch vụ bán ra không ghi đúng thứ tự số hóa đơn đã sử dụng, không kê khai hóa đơn đã hủy, đồng thời kê khai trùng nhiều lần cho cùng một hóa đơn, không lập bảng kê riêng đối với hóa đơn bán ra không chịu thuế GTGT; trong bảng kê hóa đơn mua vào không lập bảng kê riêng đối với những hàng hóa dịch vụ phục vụ cho sản xuất hàng không chịu GTGT….

Nhận dạng các sai phạm do số liệu không khớp giữa các tài liệu

Số thuế kê khai không khớp với số thuế trong báo cáo tài chính và sổ sách kế toán, hàng tháng đã khấu trừ thuế thu nhập cá nhân của người lao động nhưng chiếm dụng không kê khai và nộp vào NSNN kịp thời đúng quy định.

Nội dung số liệu không tương ứng với đơn vị tính đã ghi trên biểu mẫu; không ghi đầy đủ các khoản chi phí theo đúng mẫu quy định, số lỗ được chuyển không đúng theo phụ lục đính kèm, thậm chí chuyển số lỗ đã quá hạn so với quy định; xác định sai thuế suất theo những thời điểm có quy định thay đổi về thuế suất.

Nhận dạng qua thời gian: NNT chậm nộp hồ sơ khai thuế

Đối với từng loại hồ sơ khai thuế khác nhau thì thời gian khai thuế là khác nhau, hầu hết các hồ sơ khai thuế đều đúng hạn quy định. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp người nộp thuế không nắm rõ các quy định về thời hạn nộp thuế của từng sắc thuế để chủ động nộp trước ngày hết hạn, hoặc người nộp thuế chây ỳ nộp

thuế và nộp hồ sơ khai thuế, nên bị cơ quan thuế nhắc nhở và bị xử phạt về hành vi vi phạm chậm nộp tờ khai thuế.

Nhận dạng các khoản thuế k khai không đúng thời điểm phát sinh

Nhiều doanh nghiệp vẫn kê khai không đúng thời điểm với các khoản thuế phát sinh như: Đối với thuế GTGT đầu vào, hóa đơn GTGT không được kê khai kịp thời, nhưng sau đó lại kê khai bổ sung trong các kỳ sau, gây không ít khó khăn cho cơ quan thuế trong việc theo dõi số liệu của doanh nghiệp. Hoặc có trường hợp doanh nghiệp đã kê khai thuế TNDN, nhưng do chưa xuất hóa đơn cho bên mua, nên không kê khai thuế GTGT khoản thuế của hóa đơn này. Đối với thuế TNDN xảy ra trường hợp này, doanh thu chịu thuế được kê khai trước hoặc sau kỳ báo cáo, bỏ sót doanh số, kê khai sai doanh số tại kỳ báo cáo.

Nhận dạng chậm nộp thuế nhờ ứng dụng chƣơng TMS

Theo quy định của Luật Quản lý Thuế, đối với ngươi nộp thuế tự tính: "Thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế; nếu đơn vị nộp thuế chậm thì trên chương trình ứng dụng quản lý thuế tập trung (TMS) sẽ tự động tính tiền chậm nộp". Do đó, tình trạng nộp thuế chậm đã giảm đi.

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp do chủ quan đến ngày cuối cùng mới gửi hồ sơ khai thuế dẫn đến tình trạng nghẽn tắc do mạng bị lỗi vì quá đông người cùng thao tác một thời gian, nên dẫn đến trễ hạn theo thời hạn quy định; hoặc không nắm rõ các quy định về thời hạn nộp thuế của từng sắc thuế để chủ động nộp trước ngày hết hạn, bị cơ quan thuế nhắc nhở và tính chậm nộp, hoặc kê khai không đúng thời điểm phát sinh của khoản thuế dẫn đến cũng bị tính chậm nộp tiền thuế; hoặc không ghi rõ tài khoản của cơ quan thuế trên giấy nộp tiền, hoặc ghi sai tiểu mục nộp thuế, hoặc thiếu quan tâm đến ý nghĩa của mã hiệu mục lục Ngân sách nhà nước có liên quan để ghi cho đúng

Tóm lại: Kiểm tra thuế thời gian qua đã phát hiện kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật về thuế, thực hiên kiến nghị xử lý truy thu về thuế, xử phạt vi phạm hành chính về thuế, kiến nghị sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách về thuế để từ đó góp phần tích cực trong việc chống thất thu cho Ngân sách Nhà Nước, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người nộp thuế.

Mặt khác, nhờ đẩy mạnh kiểm tra xử lý những hành vi vi phạm về thuế đã góp phần răn đe, ngăn chặn những hành vi vi phạm, gian lận về thuế; Trước tiên là ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng thành lập “doanh nghiệp ma” để kinh doanh hóa đơn bất hợp pháp, kê khai khống một phần hoặc toàn bộ tiền hoàn thuế GTGT để chiếm đoạt tiền hoàn thuế của NSNN. Góp phần làm cho việc thực thi pháp luật và chính sách thuế đạt kết quả tốt hơn.Kiểm tra người nộp thuế đã góp phần hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật về thuế, các thủ tục hành chính thuế, đặc biệt là các quy định về xử lý vi phạm pháp luật thuế.

Thông qua kiểm tra thuế đã phát hiện nhiều hành vi vi phạm của doanh nghiệp trên tất cả các lĩnh vực hoạt động sản xuất, xây dựng, dịch vụ, thương mại. Những hành vi vi phạm thường gặp về giấu doanh thu, tăng chi phí, xác định không đúng điều kiện ưu đãi thuế, chuyển lỗ sai quy định. Hành vi vi phạm qua kiểm tra phải được phổ biến rộng rãi đến toàn bộ công chức làm kiểm tra thuế để nâng cao năng lực kiểm tra phát hiện và xử lý kịp thời đối với các dạng vi phạm trên (Trong những năm gần đây, hệ thống kiểm tra thuế đã tập hợp được các hành vi vi phạm của doanh nghiệp)

Hoạt động kiểm tra đã dần chuyển sang cơ chế kiểm tra theo mức độ rủi ro về thuế, dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin về tổ chức, cá nhân nộp thuế và sử dụng phương pháp phân tích thông tin, đánh giá rủi ro để xác định đối tượng và nội dung cần kiểm tra, đã từng bước được kế hoạch hóa và việc tổ chức kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế chỉ được tiến hành sau khi phân tích xác định mức độ vi phạm về thuế, có dấu hiệu khai sai, trốn thuế, gian lận thuế mới tổ chức kiểm tra, không có sai phạm thì không tiến hành kiểm tra (trừ các trường hợp giải thể, chia tách, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp)

Nguyên nhân đạt được những kết quả trên là do: việc xây dựng kế hoạch kiểm tra tại trụ sở NNT ở Chi cục thuế Quận 12 luôn chú trọng quan tâm, thực hiện theo đúng quy trình quy định tại các văn bản pháp lý do tổng cục thế quy định. Áp dụng phương pháp lập kế hoạch và triển khai thực hiện kế hoạch định hướng theo rủi ro (Tập trung vào vào các doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro cao, có hoạt động giao dịch liên kết, doanh nghiệp lỗ nhiều năm liên tục nhưng vẫn tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh). Ngoài ra, nguyên nhân không kém phần quan trọng là chi cục

thuế có các đội kiểm tra, với các công chức giỏi về nghiệp vụ chuyên môn, có nhiều kinh nghiệm và kỹ năng kiểm tra, có tính thần trách nhiệm cao và tôn trọng đạo đức nghề nghiệp.

Bên cạnh đó, do việc đổi mới hoạt động kiểm tra thuế đã góp phần phân bổ và sử dụng hiệu quả nguồn lực, nâng cao kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ cho lực lượng làm kiểm tra và tránh phiền hà cho những doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật thuế, tạo điều kiện phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc kê khai, tính thuế và nộp thuế đúng theo

Mặt khác, còn do công nghệ thông tin đã từng bước được xây dựng và phục vụ tốt cho kiểm tra thuế, các ứng dụng tin học đang được ứng dụng như: Hệ thống hỗ trợ thanh tra, kiểm tra (TTR), hệ thống cơ sở dữ liệu báo cáo tài chính doanh nghiệp (BCTC) hỗ trợ hệ thống thanh tra tra cứu tình hình tài chính của doanh nghiệp, xác định quy mô kinh doanh của từng doanh nghiệp, phân tích, so sánh được một số chỉ tiêu chủ yếu trong báo cáo tài chính theo các chỉ tiêu dọc, ngang của báo cáo tài chính. Đồng thời giúp theo dõi kế hoạch kiểm tra, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch kiểm tra, theo dõi nhập lịch trình của Đoàn kiểm tra kể từ khi ban hành Quyết định kiểm tra, báo cáo tổng kết kế hoạch kiểm tra, báo cáo tiến độ thực hiện của các cuộc kiểm tra.

Ngoài ra, các ứng dụng khác như: Ứng dụng Quản lý thuế tập trung (TMS); Ứng dụng quản lý thuế (QLT), quản lý tình trạng thuế (QTT), Thông tin về quản lý thuế đối với đối tượng nộp thuế (TINC), ứng dụng quản lý hóa đơn, ấn chỉ (QLAC); Các trang Web tra cứu đăng ký sử dụng hóa đơn với cơ quan thuế, hóa đơn bất hợp pháp, hóa đơn không còn giá trị sử dụng, trang web tra cứu thông tin người nộp thuế, tình trạng người nộp thuế trên phạm vi toàn quốc cũng hỗ trợ cho việc thu thập, phân tích rủi ro trong thanh tra thuế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại chi cục thuế quận 12, thành phố hồ chí minh (Trang 46 - 51)