6. Phương pháp nghiên cứu
2.4. Đánh giá thực trạng chống thất thuthuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan
quan tỉnh Long An
Qua kết quả thống kê tại bảng số liệu 2.1 và kết quả khảo sát tại bảng 2.2 cho thấy:
- Về việc phân loại, áp mã hàng hóa để xác định mức thuế phải nộp còn mang tính chủ quan, chưa thống nhất và chưa chính xác, dẫn đến áp dụng chính sách thuế đã bị sai lệch, thất thu thuế đương nhiên xảy ra. Thông tin mô tả hàng hóa NK không rõ ràng, thiếu thông tin về chất liệu, quy cách, ghi kích thước, nhãn hiệu, công năng, tác dụng, thường khai chung chung gây khó khăn cho xác định MHS, giá, kiểm tra, thanh tra.
Các trường hợp khai báo sai mô tả hàng hóa, khai sai mã HS đã thu hồi tiền thuế khoảng 91% trên tổng số tiền thất thu thuế tiềm năng, chiếm từ 1,2% đến 1,6% tổng số tiền thuế thu nộp NSNN hằng năm (mục 7 bảng 2.1). Các trường hợp phải thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa, trưng cầu giám định, phân tích để phân loại chiếm từ 0,2% đến 1,7% tổng số TKHQ /năm mục 17 bảng 2.1).
- Về trị giá hải quan: việc tổ chức triển khai thực hiện công tác kiểm tra, tham vấn, xác định trị giá tính thuế còn hạn chế, nghiên cứu chuyên sâu về gian lận qua trị giá chưa được quan tâm đúng mức; chưa chú trọng kiểm tra các khoản điều chỉnh cộng hoặc trừ theo quy định, hoặc mối quan hệ đặc biệt giữa người mua, người bán .... thiếu thông tin dữ liệu giá hàng hoá NK giống hệt, tương tự từ đó không xác định hoặc xác định dấu hiệu nghi vấn không thống nhất, chưa phù hợp quy định mà phổ biến là cùng một mặt hàng có nhiều mức giá, mặt hàng có mức giá cao thì xác định nghi vấn về mức giá, mặt hàng có mức giá thấp hơn thì không xác định nghi vấn. Hệ thống cơ sở dữ liệu còn chưa phong phú, thông tin có giá trị sử dụng và độ tin cậy thấp, cách làm thủ công, kém hiệu quả.
Các trường hợp khai sai về số lượng, sai chất lượng hàng hóa NK đều ảnh hưởng đến trị giá tính thuế. Qua nghiên cức số liệu tại mục 5 bảng số liệu 2.1 kết hợp với kết quả khảo sát tại bảng số liệu 2.2, cho thấy rằng kết quả thu hồi tiền thuế
đạt mức từ 87% đến 93% trên tổng số thuế thất thu tiềm năng, chiếm từ 2,5% đến 3,3% tổng thu NSNN hằng năm.
Các trường hợp khai sai trị giá tính thuế, sai đơn giá đã thu hồi thuế thất thu chiếm 91,4 đến 92,8%/ năm (dữ liệu lại mục 6 bảng 2.1 và bảng 2.2)
Công tác tham vấn giá chưa thực hiện chưa thống nhất; công tác chuẩn bị tham vấn, ghi biên bản tham vấn sơ sài; chưa chú trọng làm rõ các điều kiện của phương pháp trị giá giao dịch hoặc chưa làm rõ các nghi vấn, sự bất hợp lý của mức giá khai báo so với cơ sở dữ liệu giá. Thiếu căn cứ pháp lý khi kết luận chấp nhận hoặc bác bỏ trị giá khai báo sau tham vấn nên tỷ lệ bác bỏ giá khai báo hầu như không phát sinh, chưa hoặc phát hiện rất ít gian lận về giá trong thông quan.
- Về xuất xứ hàng hóa: hiệu quả phát hiện gian lận từ công tác kiểm tra xuất xứ hàng hóa chưa cao, việc kiểm tra xuất xứ hàng hóa hiện nay đơn thuần chỉ là việc đối chiếu mẫu dấu, chữ ký, hình thức mà chưa quan tâm đến tính chất, giá trị hàm lượng, thành phần cấu tạo nên hàng hóa có đạt nguồn gốc xuất xứ hay không, có đảm bảo điều kiện vận chuyển trực tiếp từ nước XK đến nước NK hay không; chưa thực hiện được việc kiểm tra xem lô hàng có đáp ứng được tiêu chuẩn xuất xứ theo Hiệp định thương mại tự do quy định. Bởi vì, việc này đòi hỏi nhiều kiến thức về ngành hàng, thị trường, quy trình sản xuất công nghệ, thương phẩm học, đặc điểm mặt hàng, đặc điểm địa lí có liên quan đến mặt hàng. Tỷ lệ thu hồi thuế từ việc từ chối C/O chiếm từ 79,67% đến 88,71% /năm tính trên tổng số thuế thất thu tiềm năng; tỷ lệ thu hồi thuế thất thu tăng lên tương đương với việc gia tăng TKHQ, gia tăng hàng hóa NK, bên cạnh đó, việc áp dụng C/O theo Hiệp định hợp tác toàn diện xuyên Thái Bình Dương phát sinh trong năm 2019 cũng góp phần tăng lượng C/O.
Việc áp dụng C/O điện tử của các C/O mẫu AK (ASEAN-Hàn Quốc), C/O mẫu D (ASEAN) vừa tạo thuận lợi vừa nhanh chóng, đảm bảo tính xác thực của C/O, cũng giảm đi các trường hợp gian lận về xuất xứ, số thuế thất thu cũng được hạn chế. Tuy nhiên, việc kiểm tra đối với hàng hóa NK có đủ điều kiện tiêu chuẩn về hàm lượng để cấp xuất xứ Việt Nam chưa được quan tâm đúng mực.
- Chống thất thu thuế từ nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan: hoạt động KTSTQ không chỉ kiểm tra hồ sơ chứng từ Hải quan khi làm thủ tục thông quan, mà chú trọng hoạt động phân tích, đánh giá khả năng, mức độ rủi ro từng đối tượng, chủng loại hàng hóa và loại hình XNK. Với yêu cầu tăng tính cạnh tranh, giảm chi phí, giảm thời gian, tạo thuận lợi cho hoạt động XNK, thông quan nhanh chóng cùng lưu lượng hàng hóa XNK ngày càng nhiều, đa dạng, phong phú làm cho khối lượng công việc ngành Hải quan cũng tăng tỷ lệ thuận theo, đặc biệt là việc áp dụng chính sách thuế có liên quan, mặt hàng, phân loại, áp mã HS, kê khai và thực hiện nghĩa vụ về thuế. Đồng thời công tác quản lý chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm do vậy, lực lượng KTSTQ là công cụ quản lý hữu hiệu giúp chống gian lận thương mại và chống thất thu thuế cho NSNN.
Số lượng các vụ KTSTQ phát hiện vi phạm về mã HS cao nhất là năm 2016 với 8 vụ phát hiện trên tổng số 43 vụ KTSTQ; các năm từ 2016 đến 2019 KTSTQ chưa phát hiện nào về C/O; các phát hiện vi phạm về giá tính thuế cao nhất là 3 vụ trong năm 2018; tổng số thuế thu qua công tác KTSTQ rất nhỏ so với tổng thu hằng năm, chiếm chưa đến 1% trong khi số lượng DN và TKHQ tăng lên trên 15% mỗi năm.
- Chống thất thu thuế từ nghiệp vụ thanh tra thuế của cơ quan hải quan: song song với công tác KTSTQ và quản lý thuế, Hải quan Việt Nam duy trì một hệ thống thanh tra chuyên ngành khi phát hiện những dấu hiệu sai phạm gây thất thu thuế cho NSNN, tập trung, phân tích thông tin DN để đánh giá, xác định mức độ rủi ro về thuế, ưu tiên các lĩnh vực, ngành nghề trọng tâm, số thu lớn và tăng trưởng nhanh hoặc thanh tra theo chuyên đề khi lập kế hoạch thanh tra.Việc tập trung thanh tra theo các chuyên đề chuyên sâu đã nhận dạng các hình thức, thủ đoạn gian lận, xử lý hành vi vi phạm đối với từng lĩnh vực, chấn chỉnh kịp thời việc kê khai thuế của các DN thuộc lĩnh vực đã thanh tra, kiểm tra. Từ kết quả thanh tra, cơ quan Hải quan đã hệ thống hóa các hình thức, thủ đoạn gian lận, trốn thuế, các hành vi vi phạm và kỹ năng thanh tra, kiểm tra phát hiện đối với từng lĩnh vực (theo chuyên đề) để phổ
biến nhân rộng, nâng cao trình độ nghiệp vụ và kỹ năng thanh tra, kiểm tra thuế chuyên sâu.
Bên cạnh kết quả đạt được, KTSTQ và thanh tra vẫn còn một số tồn tại như: + Hệ thống các văn bản pháp quy điều chỉnh các hoạt động nghiệp vụ chưa đáp ứng được tốc độ yêu cầu của công việc; một số hành vi vi phạm có chế tài xử phạt chưa có tác dụng răn đe ngăn ngừa vi phạm.
+ Hệ thống cơ sở dữ liệu nghèo, độ tin cậy chưa cao, đặc biệt là cơ sở dữ liệu giá có nhiều bất cập phổ biến là không cập nhật, hoặc cập nhật nhưng giá cập nhật là giá không chính xác, giá thấp hơn nhiều so với trị giá thực thanh toán.
+ KTSTQ, thanh tra chủ yếu là đánh vào lượng hàng tồn kho, kiểm tra chênh lệch, chủ yếu là loại hình SXXK, gia công. KTSTQ, thanh tra về lĩnh vực trị giá, mã số hàng hóa vẫn còn bỏ sót; việc thực hiện phân tích rủi ro về trị giá tính thuế của TKHQ phân luồng 1 có dấu hiệu nghi ngờ còn hạn chế; chưa quan tâm đúng mực đến kiểm tra xác định C/O có đảm bảo tiêu chí xuất xứ hay không, do vậy chưa thể đánh giá được tình trạng, mức độ gian lận qua xuất xứ hàng hóa đến đâu.
+ Công tác KTSTQ chưa đạt hiệu quả cao do thường được tiến hành khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm hoặc theo kế hoạch đề ra trước, thiếu chủ động trong các trường hợp đột xuất. Ngoài ra, việc lựa chọn đối tượng để kiểm tra chưa thực sự dựa vào các tiêu chí khoa học mà chỉ tập trung vào các đối tượng có dấu hiệu vi phạm pháp luật và các đối tượng kê khai hải quan mà bỏ qua các đối tượng gián tiếp tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế như các ngân hàng, bảo hiểm, cơ quan giám định hàng hóa... Lực lượng KTSTQ chưa chuyên sâu, không có tính kế thừa, thực hiện nhiệm vụ chủ yếu dựa vào kinh nghiệm trong quá trình công tác, chưa phát huy được tính sáng tạo, cùng với đặc thù luân chuyển nên hiệu quả đạt được chưa cao.
* Đánh giá chống thất thu thuế XNK qua công tác quản lý rủi ro
Hải quan Việt Nam đã áp dụng kỹ thuật QLRR trong một số lĩnh vực nghiệp vụ Hải quan như: tiếp nhận TKHQ hải quan, phân luồng kiểm tra, tính thuế hải quan, KTSTQ, chống buôn lậu, kiểm tra sau hoàn thuế, kiểm tra tình hình sử dụng hàng hóa miễn thuế, kiểm tra báo cáo quyết toán… Việc lựa chọn áp dụng tiêu chí
QLRR được tin học hóa và tập trung vào những mặt hàng có mức thuế suất thuế NK cao, mặt hàng có tính nhạy cảm, rủi ro cao, hàng có nguy cơ thẩm lậu cao, chính sách khuyến khích, quản lý vĩ mô nền kinh tế quốc gia theo từng thời kỳ.
Công tác QLRR của cơ quan Hải quan đã thu được những kết quả đáng kể như giảm thủ tục hành chính, góp phần rút ngắn thời gian thông quan, phát hiện, xác định những dấu hiệu gian lận thuế suất, gian lận trị giá thông qua số liệu thống kê chính xác sự tăng, giảm đột biến của nhiều mã hàng hóa sau khi phân loại, áp mã, xác định trị giá và tính thuế chính xác đối với cùng một mặt hàng giống hệt, tương tự của cùng một hay nhiều DN cùng NK một mặt hàng nhằm đảm bảo sự thống nhất, chính xác, tạo sự công bằng cho các DN.
Việc xác định, nhận biết và xây dựng QLRR tại đơn vị chưa chuyên sâu, trung bình hàng năm chỉ áp dụng 16 tiêu chí QLRR, đa phần do Dn hủy hoặc sửa TKHQ hải quan nhiều lần trong tháng, chưa đánh giá và xây dựng lộ trình quản lý chuyên mặt hàng cấp cục. Thông tin quản lý rủi ro thuộc chế độ mật, do vậy việc tiếp cận, hiểu và vận dụng văn bản qui phạm pháp luật vào thực tiễn còn nhiều hạn chế.
* Đánh giá chống thất thu thuế XNK qua công tác quản lý nợ: trong các năm từ 2016 đến năm 2019, nhờ làm tốt công tác quản lý đối tượng nộp thuế, phân loại, đôn đốc DN thực hiện nghĩa vụ về thuế XNK đúng qui định cùng với việc thực hiện qui định của Luật quản lý thuế là nộp thuế trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng, do vậy, tại Cục Hải quan tỉnh Long An không phát sinh nợ đọng khó thu, các khoản nợ đọng còn tồn tại là những nợ của DN bỏ trốn, mất tích, giải thể phát sinh trước năm 2012.
* Đánh giá chống thất thu thuế XNK qua giám sát quản lý về hải quan
Trên cơ sở tự kê khai của DN, hệ thống VNACCS tự động tiếp nhận, cấp số, phân luồng TKHQ XNK dựa trên QLRR, cơ quan hải quan chỉ kiểm tra hồ sơ hải quan đối với phân luồng 2, kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa đối với phân luồng 3. Đối với TKHQ luồng 1, 2 Chi cục thực hiện KTSTQ tại trụ sở cơ quan hải quan, tuy nhiên việc phát hiện vi phạm, ấn định thuế rất ít, hầu như không đáng kể.
Việc dừng thông quan đột xuất đối với các trường hợp đã thông quan hoặc miễn kiểm tra nhưng có nghi vấn, dấu hiệu vi phạm pháp luật, tuy nhiên kết quả mang lại chưa cao, rất ít hoặc không phát hiện được vi phạm. Nguyên nhân là do trình độ chuyên môn của CBCC hạn chế, thiếu biên chế, số lượng TKHQ luồng 1 lớn, chiếm từ 73% đến 81%, việc cung cấp chứng từ của DN chậm, qui định về kiểm tra có nhiều điểm hạn chế như không kiểm tra sổ sách kế toán về việc ghi nhận hàng hóa NK, thanh toán, chưa đủ cơ sở kết luận có hay không vi phạm liên quan đến giá tính thuế….
Hệ thống dữ liệu hiện hành chưa đầy đủ, thiếu hoặc chưa kết nối được với nhau phục vụ cho việc miễn thuế hàng ưu đãi đầu tư, kiểm tra xuất xứ hàng hóa, chứng từ thanh toán hoặc hệ thống dữ liệu về định mức tiêu hao nguyên liệu, vật tư SXXK và gia công. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng không kiểm soát được định mức tiêu hao trong SXXK và gia công.Công tác kiểm tra BCQT còn nhiều bất cập trong thu thập thông tin từ nhiều nguồn để đưa ra đánh giá, lựa chọn đối tượng kiểm tra chưa phù hợp do nguồn thông tin thiếu hoặc chưa chính xác; kiến thức chuyên về các ngành hàng hóa còn hạn chế, khả năng kiểm tra sổ sách kế toán và đánh giá các dữ liệu bất đồng từ thực tế, số sách kế toán chưa cao.
* Đánh giá chống thất thu thuế XNK qua chống buôn lậu, gian lận thương mại
Hoạt động chống buôn lậu là nghiệp vụ khó khăn, nguy hiểm, đặc thù có tính chất vũ trang nhưng tổ chức bộ máy, con người hiện đang được xây dựng, quản lý, đào tạo theo phương thức hành chính, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình hội nhập kinh tế hiện nay. Mặt khác, lực lượng kiểm soát, chống buôn lậu mỏng, nghiệp vụ chưa chuyên sâu trong khi đó phương thức và thủ đoạn buôn lậu, gian lận thương mại ngày càng tinh vi gây khó khăn cho công tác phòng chống buôn lậu và gây thất thu NSNN; hơn nửa tuyến biên giới dài nên hiệu quả công tác chống buôn lậu chưa cao. Thiếu sự chủ động triển khai đầy đủ, bài bản các biện pháp nghiệp vụ Kiểm soát Hải quan ở các cấp, hạn chế khả năng chủ động phòng ngừa, phát hiện vi phạm; tính răn đe chưa cao do chế tài xử phạt còn hạn chế. Các
trường hợp phát hiện vi phạm đều nhỏ, do mặt hàng buôn lậu chủ yếu là thuốc lá, đối tượng vi phạm thường là cư dân vùng biên giới, hàng hóa tịch thu đều tiêu hủy.
* Chống thất thu thuế XNK qua lợi dụng các chính sách ưu đãi vẫn còn nhiều khó khăn do DN lợi dụng chính sách ưu đãi đối với hàng hóa tạo tài sản cố định phục vụ dự án đầu tư ưu đãi, nguyên liệu NK để SXXK, gia công,… tìm cách gian lận gây thất thu thuế XNK. Các hình thức gian lận này ngày càng nhiều và đa dạng với nhiều hình thức mới đã gây ra số thuế XNK thất thu không nhỏ, ảnh hưởng đến nguồn thu NSNN. Việc quản lý hàng hóa NK miễn thuế đối với các dự án ưu đãi đầu tư chỉ xem xét trên báo cáo từ dự án, thu thập thông tin và chuyển KTSTQ để phân tích dấu hiện chưa đạt hiệu quả, CBCC chưa có kinh nghiệm, kỹ năng kiểm tra còn hạn chế, biên chế thiếu hụt cũng tạo ra không ít khó khăn. Số lượng Dn thực hiện kiểm tra BCQT ít chỉ từ 12-20 DN, chiếm 4% tổng DN hoạt động gia công, SXXK; kiểm tra dự án sử dụng hàng đầu tư miễn thuế tối đa 11,2% tổng số dự án vào năm 2019, đây là mức cao nhất, tuy nhiên việc phát hiện vi phạm rất chỉ 4/30 dự án; việc kiểm tra chủ yếu dựa vào kế hoạch đã phê duyệt hằng năm, chưa mang