6. Phương pháp nghiên cứu
3.2.2. Giải pháp tăng cường áp dụng sau thông quan
Một là, thống nhất hai lực lượng KTSTQ và thanh tra thành một đơn vị do có
nghiệp vụ, từ đó nhân rộng kinh nghiệm, mô hình kiểm tra đạt hiệu quả hơn đồng thời tinh gọn bộ máy nhưng hiệu quả mang lại sẽ cao hơn.
Hai là, xây dựng các tiêu chí phân loại, đánh giá rủi ro để tổ chức kiểm tra tại
trụ sở của DN, chú trọng bồi dưỡng nghiệp vụ kế toán, kiểm toán cho CBCC hải quan để hỗ trợ công tác quản lý hải quan trong lĩnh vực miễn thuế đối với hàng hóa NK để gia công, SXXK tránh tình trạng NK nhiều nhưng XK ít để chuyển tiêu thụ nội địa... Tăng cường công tác kiểm tra quyết toán đối với loại hình NK để gia công, hàng NK để SXXK, quản lý và xử lý phế liệu, phế phẩm của hàng gia công, SXXK và hàng hóa của DNCX; tập trung kiểm tra, thanh tra các lĩnh vực hoàn thuế GTGT, tình hình sử dụng máy móc thiết bị phục vụ gia công, SXXK, tình hình sử dụng hàng hóa NK miễn thuế nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chống thất thu.
Ba là, chủ động thu thập, phân tích, rà soát thông tin QLRR đối với DN trọng
điểm, địa bàn trọng điểm; lô hàng có dấu hiệu rủi ro cao, trường hợp nghi ngờ khai sai về mã số, trị giá, C/O, các trường hợp khai sai mức thuế ưu đãi, mức thuế suất ưu đãi đặc biệt, các trường hợp miễn thuế, hoàn thuế không đúng quy định để thực hiện KTSTQ tại cơ quan hải quan hoặc trụ sở người khai hải quan.
Bốn là, tăng cường KTSTQ, thanh tra, rà soát, xác định và truy thu thuế đối
với các trường hợp khai sai mã số, sai thuế suất theo kết luận của Kiểm toán nhà nước, thanh tra Chính phủ.
Sáu là, tăng cường công tác KTSTQ, thanh tra chuyên ngành, trong đó tập
trung kiểm tra về số lượng, trị giá, mã số, xuất xứ, ... đối với các mặt hàng có thuế suất cao, kim ngạch NK lớn, tần suất NK nhiều, hàng hóa NK của các DN từ các thị trường có nghi vấn. Qua công tác KTSTQ, thanh tra chỉ ra những yếu kém, lỏng lẻo trong công tác quản lý nhà nước và kiến nghị cấp thẩm quyền chấn chỉnh, hoàn thiện chính sách, biện pháp quản lý, nâng cao nhận thức về kiểm tra xuất xứ để bảo vệ quyền lợi đất nước, đảm bảo sự cạnh tranh công bằng của hàng hóa Việt Nam trong hội nhập quốc tế hiện nay.
Bảy là, tăng cườngkiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với việc thực hiện thủ tục hải
phát hiện các sơ hở, sai sót trong quá trình tổ chức thực thi để chấn chỉnh, khắc phục kịp thời nhằm đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất. Cấp chi cục tổ chức rà soát, kiểm tra các lĩnh vực nghiệp vụ hải quan đối với các lô hàng XK, NK thuộc địa bàn quản lý; tổ chức rà soát, kiểm tra các nghiệp vụ hải quan đối với các chi cục thuộc địa bàn quản lý; thực hiện tốt công tác giám sát trực tuyến, trực ban.