6. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Kiến nghị với Tổng Cục Hải quan
Hoàn thiện các căn cứ để phân loại, áp mã hàng hóa cần gắn với chính sách thuế và chính sách mặt hàng sát thực tế; cần khắc phục tình trạng một mặt hàng có
thể phân loại vào nhiều nhóm, phân nhóm và nhiều mức thuế suất khác nhau trong biểu thuế, Danh mục rủi ro về phân loại áp mã thường xuyên cập nhật và sát thực tế.
Hoàn thiện cơ sở dữ liệu về trị giá tính thuế: xây dựng cơ chế pháp lý cho việc thu thập, cập nhật, phân tích, đánh giá thông tin từ nguồn khác vào hệ thống; xây dựng Danh mục dữ liệu QLRR về giá kịp thời, có độ tin cậy cao.
Công tác quản lý rủi ro: phải xây dựng các tiêu chí phân loại, đánh giá độ tin cậy của các nguồn thông tin để có những chỉ dẫn rủi ro kịp thời và phù hợp; công khai minh bạch các chỉ tiêu đánh giá rủi ro giúp DN XNK hiểu và thực hiện đúng pháp luật về hải quan, về thuế XNK; công khai thông tin tiêu chuẩn xếp hạng rủi ro DN XNK.
Về xuất xứ đối với hàng hóa: thường xuyên cập nhật danh sách những mặt hàng, DN, thị trường, quốc gia dễ xảy ra gian lận để có sự kiểm tra cấp C/O được chặt chẽ, tránh trường hợp cố tình khai sai để hưởng thuế suất, gây thất thu thuế. Cập nhật dữ liệu về chữ ký, mẫu dấu C/O kịp thời.
Nâng cao hiệu quả các biện pháp xử lý vi phạm về thuế: phải có các văn bản hướng dẫn, phân biệt rõ ràng các tiêu chí xác định hành vi vi phạm để cơ quan Hải quan không bị lúng túng trong thực hiện, đồng thời phải tăng mức xử phạt đảm bảo đủ mức răn đe, phòng ngừa các hành vi vi phạm.
Về giám sát quản lý hàng hóa XNK: cần thiết lập chỉ tiêu bắt buộc trong khai báo hải quan trên TKHQ để quản lý, phân luồng hàng hóa NK là máy móc thiết bị qua sử dụng, hàng hóa thuộc đối tượng miễn thuế phục vụ dự án, quản lý khai báo thuế đối với phế liệu phế phẩm tiêu hủy. Xây dựng sổ tay nghiệp vụ quản lý hàng hóa vận chuyển độc lập.
3.3.2. Kiến nghị với Ủy ban Nhân dân tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre: - Xây dựng và tích hợp vào hệ thống một cửa quốc gia việc quản lý DN có vốn đầu tư nước ngoài từ thời điểm được cấp cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, tình trạng thực hiện dự án; việc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của DN, tình trạng thực hiện khai báo thuế, hoạt động của DN để cơ quan hải quan kịp thời nắm
bắt tình trạng hoạt động của DN, hạn chế được tình trạng DN bỏ trốn mất tích, gây thất thu NSNN.
- Xây dựng, tích hợp, kết nối vào hệ thống một cửa quốc gia việc xác nhận hàng hóa là máy móc thiết bị chuyên dùng trong nông nghiệp thuộc thẩm quyền để được áp dụng chính sách thuế GTGT ở khâu nhập khẩu là 0%. Việc này nhằm thực hiện cải cách hành chính, đảm bảo tính chính xác và kịp thời, đảm bảo cho việc thông quan hàng hóa được nhanh chóng và thuận lợi.
- Xây dựng hệ thống dữ liệu trao đổi qua một cửa quốc gia về hoàn thuế GTGT để kịp thời ngăn chặn những trường hợp hoàn thuế GTGT trùng lắp với cơ quan hải quan.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Cùng với sự phát triển của đất nước, hoạt động XNK ngày một lớn mạnh, đa dạng, đóng góp nhiều cho NSNN. Song song đó là tình trạng trốn thuế, gian lận thuế XNK với thủ đoạn phức tạp, tinh vi khôn lường đang tăng lên. Vì thế, Cục Hải quan tỉnh Long An cần phải nắm bắt kịp thời xu hướng thương mại mới, nghiên cứu sâu hơn các biến tướng của gian lận, trốn thuế XNK từ đó xây dựng, định hướng hệ thống giải pháp đồng bộ để ứng phó kịp thời và hiệu quả cao.
Từ việc phân tích thực tế, chỉ ra được những hạn chế, tồn tại trong công tác chống thất thu thuế XNK tại Cục Hải quan tỉnh Long An, luận văn đã đưa ra những giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác chống thất thu thuế XNK tại đơn vị, đảm bảo mục tiêu thu đúng, thu đủ, kịp thời vào NSNN; đảm bảo tính bình đẳng trong hoạt động thương mại, XNK hàng hóa, đảm bảo thực thi đúng các cam kết quốc tế mà nước ta đã tham gia ký kết và mục tiêu phát triển hiện đại hóa Hải quan.
KẾT LUẬN
Nền kinh tế phát triển và hội nhập mang lại nhiều cơ hội cũng như những thách thức không nhỏ đối với Việt Nam nói chung và Cục Hải quan tỉnh Long An nói riêng trong việc tạo thuận lợi, thông thoáng, nâng cao chỉ số cạnh tranh, bảo vệ ngành sản xuất trong nước, thu hút đầu tư quốc tế đồng thời để đảm bảo hàng hóa được thông quan nhanh chóng và đúng pháp luật, không để xảy ra bất kỳ trường hợp tiêu cực nào phát sinh trong công tác quản lý thu thuế XNK, đảm bảo công bằng xã hội, đảm bảo nguồn thu NSNN, chống thất thu NSNN. Trong khuôn khổ phạm vi nghiên cứu, luận văn nêu rõ được những vấn đề sau:
Thứ nhất, luận văn đã hệ thống hoá và làm rõ những vấn đề lý luận chung về thuế XNK, thất thu thuế, chống thất thu thuế và nguyên nhân của nó. Đồng thời, luận văn đã tham khảo kinh nghiệm Hải quan một số nước để rút ra những bài học cho cơ quan Hải quan Việt Nam trong công tác chống thất thu thuế XNK.
Thứ hai, luận văn đã phân tích thực trạng thất thu, chống thất thu thuế XNK tại Cục Hải quan tỉnh Long An giai đoạn 2016-2019, đánh giá kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân thất thu thuế XNK.
Thứ ba, từ thực trạng chống thất thu thuế XNK tại Cục Hải quan tỉnh Long An trong giai đoạn 2016-2019, luận văn đã đề xuất được một số giải pháp tăng cường chống thất thu thuế XNK trong thời gian tới.
Để chống thất thu thuế XNK đạt hiệu quả cao thì song song với việc hoàn thiện chính sách thuế XNK, cần phải mạnh dạng áp dụng các phương pháp quản lý hiện đại theo chuẩn của Tổ chức Hải quan thế giới, tăng cường biện pháp tuyên truyền, phổ biến pháp luật để nâng cao hơn nữa tính chủ động, tự chủ của đối tượng nộp thuế.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tài liệu tiếng Việt
1. Bộ Tài chính (2015), Thông tư số 38/2015/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, ban hành ngày 25/3/2015.
2. Chính phủ (2013), Nghị định số 83/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế, ban hành ngày 22/7/2013.
3. Chính phủ (2015), Nghị định số 08/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi
tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan, ban hành ngày ngày 21/01/2015.
4. Cục Hải quan tỉnh Long An (2016 - 2019), Báo cáo tổng kết năm 2016 - 2019
5. PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn (2017), Giáo trình Tài chính tiền tệ, Nhà xuất
bản kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
6. Quốc hội (2014), Luật Hải quan số 54/2014/QH13, ban hành ngày
23/6/2014.
7. Quốc hội (2014), Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế, ban hành ngày 26/11/2014.
8. Quốc hội (2016), Luật số 107/2016/QH13 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, ban hành ngày 06/4/2016.
9. Tổng cục Hải quan (2015), Quyết định số 952/QĐ-TCHQ sửa đổi một số nội
10. Tổng cục Hải quan (2015), Quyết định số 1966/QĐ-TCHQ ban hành quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, ban hành ngày 10/7/2015.
11. TS. Nguyễn Thanh Sơn, ThS. Nguyễn Văn Nộng (2010), Giáo trình Thuế,
Nhà xuất bản Lao động xã hội.
12. TS. Lê Xuân Trường (2010), Giáo trình Quản lý Thuế, Nhà xuất bản tài
PHỤ LỤC
BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT
Kính chào Anh/Chị,
Tôi tên Võ Thị Thu Hồng, là học viên lớp Cao học của trường Đại học Kinh tế- Công nghiệp Long An. Hiện tại, tôi đang thực hiện đề tài “CHỐNG THẤT THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH LONG AN”. Rất mong Anh/Chị dành chút thời gian trả lời một số câu hỏi khảo sát và đóng góp ý kiến để tôi hoàn thiện nghiên cứu. Xin chân thành cám ơn Anh/ Chị.
Anh/Chị vui lòng đánh dấu chéo (x) vào ô thích hợp với chọn lựa:
A) Phần thông tin cá nhân
1. Thông tin cá nhân:(dùng cho việc thống kê phân loại, tác giả đảm bảo tính
bảo mật thông tin cá nhân của quý vị)
1. Giới tính: Nam Nữ
2. Đơn vị công tác: ...
B)Nội dung nghiên cứu:Anh/Chị vui lòng đánh giá các nội dung dưới đây
Nội dung Kém Trung
bình
Tương
đối tốt Tốt Rất tốt
I. Đánh giá về năng lực, trình độ CBCC trong các nghiệp vụ tại Cục HQLA
1. Phân loại, áp mã số hàng hóa
2. Xuất xứ hàng hóa
3. Giá tính thuế, tham vấn giá
4. Quản lý rủi ro
5. Kiểm tra sau thông quan
6. Thanh tra thuế
7. Quản lý nợ thuế
8. Áp dụng chính sách mặt hàng
9. Áp dụng chính sách thuế
11. Ngoại ngữ
II. Đánh giá hoạt động chống thất thu thuế XNK tại Cục HQLA dựa vào các yếu tố
12. Ý thức chấp hành pháp luật của DN
13. Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị CNTT
14. Khả năng truyền đạt thông tin chính sách pháp luật HQ của CBCC HQ đến DN
15. Sự minh bạch và hoàn thiện thủ tục
hải quan
16. Kết quả giải quyết vướng mắc, khó
khăn, khiếu nại của DN
17. Công tác luân chuyển, điều động, luân
phiên, bố trí công việc
18. Công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC
19. Đạo đức nghề nghiệp
20. Chính sách thuế XNK
21. Chính sách quản lý, giám sát về Hải
quan
22. Quản lý rủi ro
23. Kiểm tra sau thông quan, thanh tra
24. Công tác tuyên truyền, phổ biến chính
sách pháp luật Hải quan
25. Ứng dụng CNTT
26. Thời gian thông quan
27. Công tác quản lý nợ thuế
28. Quản lý DN gia công, SXXK, chế
xuất
29. Quản lý hàng đầu tư miễn thuế XNK
30. Thực hiện qui trình nghiệp vụ hải