Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh khu vực gò đen, tỉnh long an (Trang 70)

15 Bài học kinh nghiệm trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng từ các

3.3. Một số kiến nghị

3.3.1. Đối với ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Long An

Cần chủ động phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cập nhật thông tin, dự báo về xu hƣớng phát triển, cảnh báo các rủi ro về ngành nghề, cây trồng để giúp cho việc đƣa ra những chính sách cho vay phục vụ lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn hiệu quả.

Chú trọng đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ, viên chức tiêu chuẩn hóa về kiến thức đối với mỗi chức danh và vị trí công việc để có kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng phù hợp; tổ chức tuyển dụng tập trung theo từng khu vực, sau đó tiếp tục đào tạo thực hành theo từng mảng chuyên môn dự kiến sắp xếp; kết hợp bồi dƣỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ với đạo đức kinh doanh và kiến thức pháp luật đối với cán bộ, nhất là CBTD và kiểm tra kiểm soát nội bộ.

Xây dựng và triển khai có hiệu quả chƣơng trình đào tạo trực tuyến nhằm động viên, khuyến khích cán bộ, nhân viên các vùng sâu, vùng xa không có điều kiện tham dự các lớp tập trung, có thể tự nắm vững và nâng cao kiến thức nghiệp vụ và kiến thức bổ trợ trên mạng internet. Hàng năm, tổ chức đánh giá và kiểm tra trình độ cán bộ, nhân viên theo từng mảng nghiệp vụ kết hợp với kiến thức bổ trợ, đặc biệt là CBTD để phân loại, sắp xếp phù hợp.

Tiếp tục hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin nhằm tăng năng lực cung ứng các sản phẩm, dịch vụ với chất lƣợng cao, hỗ trợ các thông tin một cách nhanh và chính xác nhằm phục cho việc quản lý và điều hành kinh doanh NH. Đồng thời, các thông tin phải thuận tiện cho việc sử dụng của các cấp và đảm bảo tính an toàn của hệ toàn hệ thống khi vận hành.

3.3.2. Đối với ngân hàng Nhà NướcViệt Nam - Chi nhánh Tỉnh Long An

Ngân hàng Nhà nƣớc là một định chế tài chính hỗn hợp vừa mang tính chất là cơ quan quản lí nhà nƣớc, vừa mang tính chất doanh nghiệp nên sự quản lý của ngân hàng Nhà nƣớc với hoạt động của ngân hàng thƣơng mại là hết sức quan trọng. Sự quản lý đó đƣợc thực hiện nhƣ sau:

Ngân hàng nhà nƣớc cần thực hiện việc thanh tra thƣờng xuyên hoạt động của hệ thống ngân hàng thƣơng mại thông qua việc thực hiện các cuộc kiểm tra, phúc tra trong việc chấp hành luật lệ về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, việc thực hiện các quy định trong giấy phép hoạt động ngân hàng đối với các tổ chức cá nhân là đối tƣợng của thanh tra ngân hàng. Tăng cƣờng hiệu quả thanh tra kiểm soát hoạt động tín dụng tại các NHTM nhằm hạn chế, phòng ngừa rủi ro tín dụng. Hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy thanh tra ngân hàng theo ngành dọc từ trung ƣơng xuống cơ sở và có sự độc lập tƣơng đối về điều hành và hoạt động nghiệp vụ trong tổ chức bộ máy của NHNN.

Xây dựng lại mục đích thống nhất trong việc cấp tín dụng, làm rõ các khái niệm liên quan đến mục đích vay, nhất là mục đích vay tiêu dùng. Hiện tại chƣa có quy định nào làm rõ khái niệm cũng nhƣ có một khái niệm cụ thể thống nhất giữa khái niệm vay tiêu dùng và phục vụ đời sống, mục đích phục vụ đời sống là làm những gì, số tiền giới hạn cho vay bao nhiêu,… Từ đó vấn đề kiểm soát mục đích cho vay tiêu dùng trong các ngân hàng còn bỏ ngỏ, các ngân hàng thƣơng mại không kiểm soát đƣợc mục đích cho vay, dễ dẫn đến rủi ro sử dụng vốn vay sai quy định của pháp luật, sử dụng vốn cho các mục đích phi pháp. Thêm nữa, Ngân hàng Nhà nƣớc không kiểm soát đƣợc dòng tiền trong tín dụng dẫn đến ảnh hƣởng việc điều hành chính sách tiền tệ, tác động đến nền kinh tế.

Nên quy định việc giải ngân vốn vay yêu cầu phải thanh toán chuyển khoản trực tiếp 100% đến đối tƣợng nhận tiền vay để hạn chế việc khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích, giúp ngân hàng kiểm soát đƣợc việc sử dụng vốn vay của khách hàng, kiểm soát rủi ro tín dụng.

Cho vay theo quy định hiện hành tại Nghị định số 41/2010/NĐ-CP và các văn bản có liên quan của Chính phủ và của NHNN, hộ gia đình, cá nhân và tổ hợp tác vay đến 50 tỷ đồng trong lĩnh vực nông, lâm, ngƣ, diêm nghiệp; hộ kinh doanh, sản xuất ngành nghề hoặc làm dịch vụ phục vụ nông nghiệp và nông thôn vay đến 200 tỷ đồng. Hợp tác xã, chủ trang trại trong các lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn vay đến 500 tỷ đồng, đều không phải thế chấp. Nhƣng theo quy định tại Thông tƣ 02/2013/TT-NHNN và Thông tƣ 09/2014/TT-NHNN của NHNN thì nếu món vay nào không có tài sản thế chấp thì phải trích lập dự phòng rủi ro. Thiết nghĩ đây là một kênh cho vay theo chỉ đạo của Chính phủ về phát triển nông nghiệp, nông thôn trong chiến lƣợc phát triển

kinh tế xã hội của Việt Nam trong giai đoạn hội nhập với nền kinh tế thế giới cả về bề rộng và chiều sâu, vì vậy NHNN có cơ chế ban hành về trích lập dự phòng, xử lý rủi ro sau cho phù hợp nhằm khuyến khích các TCTD đẩy mạnh hoạt động cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Thông tƣ liên tịch số 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT-NHNN đƣợc ban hành ngày 06 tháng 06 năm 2014 về việc hƣớng dẫn xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ mà không cần khởi kiện ra tòa. Tuy nhiên, khi đƣa vào thực tế áp dụng, thì NHTM không có chức năng, quyền hạn để trực tiếp tiến hành việc cƣỡng chế tài sản. Nếu yêu cầu cơ quan thi hành án thực hiện việc cƣỡng chế thì lại không có cơ sở để lập đơn yêu cầu thi hành án vì không có quyết định của tòa án. Do đó, Ngân hàng Nhà nƣớc cần phối kết hợp với các bộ ngành có liên quan xem xét lại để việc thực hiện thông tƣ này thật sự hiệu quả.

3.3.3. Đối với Ủy ban nhân dân Huyện Bến Lức

Đề nghị UBND hyện Bến Lức xem xét quan tâm đến công tác quy hoạch vùng, tiểu vùng phát triển kinh tế trên địa bàn một cách ổn định, lâu dài để giúp các hộ sản xuất giảm thiểu rủi ro do phát triển tự phát và thiếu thông tin; khuyến khích nông dân tham gia mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị trong các khâu của quá trình sản xuất - thu mua - chế biến - tiêu thụ sản phẩm với DN, hợp tác xã và mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Đồng thời, có những chính sách phù hợp nhằm phát triển loại hình kinh tế hợp tác, nhất là tổ hợp tác; quản lý và định hƣớng phát triển loại hình trang trại, kinh tế tƣ nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa; đầu tƣ ngành công nghiệp chế biến nông sản tại chỗ phát huy thế mạnh về nguồn sản lƣợng lớn tại địa phƣơng để tránh tình trạng ngƣời dân bán nông sản thô mà giá trị kinh tế không cao.

Tiếp tục khuyến khích hộ sản xuất chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp trong từng giai đoạn; tăng cƣờng hậu kiểm doanh nghiệp để hoạt động đúng pháp luật và hiệu quả. Bên cạnh đó, UBND huyện Bến Lức cũng tạo điều kiện và hỗ trợ doanh nghiệp thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm của địa phƣơng; phát triển vùng, khu vực sản xuất hàng hóa, nông sản xuất khẩu.

Đề nghị UBND huyện Bến Lức tiếp tục chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp chặt chẽ với ngành NH tỉnh triển khai đồng bộ, có hiệu quả Thông tƣ liên tịch 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT-NHNN hƣớng dẫn một số vấn đề về xử lý TSBĐ có

hiệu lực ngày 22/7/2014 nhằm tạo điều kiện xử lý TSBĐ tiền vay đƣợc thông thoáng, hiệu quả hơn.

Đề nghị UBND huyện Bến Lức chỉ đạo UBND thị trấn tăng cƣờng trách nhiệm trong việc xác nhận đất chƣa đƣợc cấp quyền sử dụng đất và không có tranh chấp; theo dõi và quản lý chặt chẽ để bảo đảm chỉ xác nhận cho hộ gia đình, cá nhân không có bảo đảm bằng tài sản tại một TCTD khi sử dụng loại giấy tờ này đồng thời phối hợp, thông báo kịp thời cho Agribank đóng chân tại địa bàn biết khi hộ gia đình đƣợc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chính thức để có biện pháp quản lý thống nhất, tránh cho vay trùng lắp giữa các NH.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Trên cơ sở lý luận của Chƣơng 1, nghiên cứu thực trạng của Chƣơng 2, nội dung chính trong Chƣơng 3 đƣa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Agribank Gò Đen trong thời gian tới. Các giải pháp đƣợc đề xuất bao gồm:

(1)Giải pháp thúc đẩy tăng trƣởng nhanh dƣ nợ tín dụng

(2)Giải pháp tăng cƣờng phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng (3)Nâng cao chất lƣơng cán bộ tín dụng

KẾT LUẬN

Hoạt động tín dụng là hoạt động căn bản chủ yếu và có ảnh hƣởng quyết định đến hiệu quả kinh doanh ngân hàng. Đặc biệt trong môi trƣờng kinh doanh hội nhập, áp lực cạnh tranh mạnh mẽ ngày một gia tăng đòi hỏi ngân hàng áp dụng các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng.

Trong nội dung luận văn này, tác giả đã tập trung nghiên cứu hiệu quả hoạt động tín dụng tại Agribank chi nhánh Gò Đen, tỉnh Long An. Từ thực tiễn, tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng thƣơng mại, đƣa ra các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng dựa trên các quy định hiện hành và chuẩn mực đang áp dụng tại Việt Nam . Những phân tích đánh giá khách quan về thực trạng cơ cấu dƣ nợ, nợ quá hạn, nợ xấu thông qua các báo cáo tài chính và các chỉ tiêu đánh giá. Từ các số liệu, chỉ tiêu nói trên, tác giá tiếp tục đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Gò Đen tỉnh Long An trong giai đoạn 2016– 2019 nêu ra những kết quả đạt đƣợc cũng nhƣ chỉ ra các hạn chế và tìm hiểu nguyên nhân.

Trên cơ sở đánh giá thực trạng và tìm hiểu nguyên nhân, tác giả đã đƣa ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cho ngân hàng nhƣ: tăng trƣởng dƣ nợ, tăng cƣờng công tác kiểm tra, kiểm soát, nâng cao năng lực của động ngũ cán bộ… đồng thời tác giả cũng đƣa ra một số kiến nghị đối với một số cơ quan hữu quan. Mặc dù tác giả đã cố gắn hoàn thiện đề tài nhƣng do thời gian nghiên cứu còn ít và thời gian nghiên cứu là 4 năm nên chƣa đánh giá hết và đầy đủ hoạt động tín dụng tại đơn vị. Bên cạnh đó đề tài thực hiện theo phƣơng pháp định tính nên đã không đề xuất mô hình quản lý chất lƣợng tín dụng một cách hiệu quả.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Chính Phủ (2013), Văn bản lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ lãi suất giảm tổn thất trong nông nghiệp theo QĐ số 68/2013/QĐ-TTg ngày 10 tháng 08 năm 2015. [2]. Nguyễn Đăng Dờn (2014). Giáo trình “Nghiệp vụ Ngân hàng thƣơng mại”. Nhà

xuất bản Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

[3]. Nguyễn Đăng Dờn (2016). Giáo trình “Quản trị kinh doanh ngân hàng II”. Nhà xuất bản Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

[4]. Nguyễn Đăng Dờn (2017). Giáo trình “Tài chính tiền tệ”. Nhà xuất bản Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

[5]. Đoàn Thị Hồng (2017), tài liệu bài giảng “Nghiệp vụ Ngân hàng thƣơng mại”, Trƣờng Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An.

[6]. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Văn bản số 208/NHNNo-KHNV ngày 11 tháng 01 năm 2018 về việc giảm lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam đối với lĩnh vực ƣu tiên theo TT39/TT-NHNN.

[7]. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Văn bản số 230/NHNNo-KHNV ngày 10 tháng 01 năm 2018 Ngân hàng về việc giảm lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam đối với các chƣơng trình tín dụng chính phủ.

[8]. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Khu vực Gò Đen tỉnh Long An, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2016 – 2018.

[9]. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt nam, Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2001 “Về việc ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng”.

[10]. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, Thông tƣ 36/2014/TT-NHNN của Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam về việc qui định giới hạn, tỉ lệ bào đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài ký ngày ngày 20 tháng 11 năm 2014.

[12]. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, “Thông tƣ 39/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nƣớc ngoài đối với khách hàng”.

[13]. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, Thông tƣ 02/2013/TT-NHNN ngày 21 tháng 01 năm 2013 Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phƣơng pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài có hiệu lực 01 tháng 6 năm 2013.

[14]. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, Thông tƣ 09/2015/TT-NHNN ngày 17/7/2015 Quy định về hoạt động mua, bán nợ của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài có hiệu lực 01 tháng 9 năm 2015.

[15]. Quốc hội (2010), “Luật các tổ chức tín dụng”, số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010.

[16]. Quốc hội (2017), Nghị quyết 42/2017/QH14 ngày 21 tháng 06 năm 2017 về thí điểm xử lí nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

[17]. Nguyễn Văn Tiến (2013), Quản trị ngân hàng thƣơng mại, Nhà xuất bản thống kê.

18] Thời báo ngân hàng (2020), “Hoạt động xử lý, mua bán nợ của các tổ chức tín dụng Việt Nam trong giai đoạn 2018-2019”, tác giả Nguyễn Đức Chung.

19] Tạp chí tài chính (2017), “ Giải pháp ngăn chặn hữu hiệu tín dụng đen từ đồng vốn tín dụng ngân hàng”, tác giả Nguyễn Thanh Cai.

20] Tạp chí tài chính (2020), “Nâng cao chất lƣợng tín dụng bán lẻ tại Agribank chi nhánh tỉnh Bình Dƣơng”, Nguyễn Thị Thu Hà.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh khu vực gò đen, tỉnh long an (Trang 70)