Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng của hệ thống quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh long an (Trang 52 - 57)

9. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế

2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan

Cơ chế, chính sách điều chỉnh về tổ chức và hoạt động của các QTDND còn chưa phù hợp

- Cơ chế tổ chức và hoạt động của QTDND chưa thật sự phù hợp nguyên tắc HTX thể hiện qua việc áp dụng cơ chế hoạt động giống như các NHTM mà chưa dựa trên tính chất cộng đồng, tương trợ giữa các thành viên với nhau. Vì vậy, các QTDND còn coi khách hàng của mình tương tự như khách hàng của NHTM (việc xét duyệt cho vay, phương thức cho vay...đều tương tự như đối với NHTM) mà không gắn với quan hệ xóm giềng, sự ràng buộc nghĩa vụ của thành viên trong QTDND với nhau cũng như nghĩa vụ của thành viên với Quỹ, thể hiện cụ thể như sau: Do chưa xác định rõ đặc thù hoạt động chủ yếu của QTDND là sự hỗ trợ qua lại giữa các thành viên, là sự gắn bó của thành viên của Quỹ, nguyên tắc đối nhân tuy có được nêu trong nguyên tắc tổ chức và hoạt động của QTDND nhưng trong thực tế hoạt động của Quỹ đã được bỏ qua, tạo điều kiện để cơ chế đối vốn hình thành, lấn át và làm sai lệch mục tiêu, cơ chế hoạt động. Cơ chế tổ chức và hoạt động đối với loại hình QTDND hoạt động theo mô hình liên xã, liên phường, liên xã phường, thị trấn không được ban hành cụ thể, rõ ràng nhằm giám sát, đảm bảo cho loại hình QTDND này hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích HTX và phát triển ổn định, an toàn, bền vững.

- Việc đưa các quy chế quản lý của các TCTD có các nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, quy mô lớn áp dụng cho các QTDND là loại hình TCTD hợp tác hoạt động trong phạm vi địa bàn nhỏ, hẹp ở nông thôn phục vụ chủ yếu cho các thành viên là chưa phù hợp, cụ thể: Chế độ tín dụng quy định đối với các QTDND chưa thật sự phù hợp: mặc dù các QTDND chủ yếu thực hiện cho vay các thành viên của mình nhưng chế độ tín dụng này cũng quy định thành viên thế chấp tài sản và làm thủ tục giao dịch đảm bảo tiền vay để vay vốn của QTDND như đối với các khách hàng thông thường của NHTM.

Nguyên nhân từ địa bàn hoạt động và thành viên

QTDND hoạt động chủ yếu trên địa bàn nông nghiệp nông thôn là môi trường dễ bị tác động bởi các rủi ro khách quan như thiên tai, dịch bệnh, giá cả nông sản biến động bất thường nên thành viên vay vốn rất dễ dàng rơi vào tình trạng không có khả

năng hoàn trả số vốn đã vay, nhất là trong bối cảnh hiện nay chúng ta chưa có các chính sách, cơ chế bảo hiểm nông nghiệp, bảo lãnh tín dụng cho khu vực kinh tế tập thể do đó QTDND gặp rủi ro là khó tránh khỏi. Khách hàng, thành viên của QTDND hầu hết ở nông thôn, người nghèo năng lực tài chính có hạn nên việc thu hút nguồn vốn cũng gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động của QTDND trên địa bàn tỉnh Long An.

Nguyên nhân từ cơ quan quản lý

- Sự quan tâm của chính quyền địa phương các cấp đến loại hình TCTD là hợp tác xã chưa đúng mức do thị phần của nhóm này quá nhỏ so với toàn hệ thống TCTD; QTDND là loại hình tổ chức kinh tế hợp tác hoạt động chủ yếu nhằm mục đích hỗ trợ thành viên, cộng đồng qua thực tế hoạt động cho thấy còn thiếu sự quan tâm từ cơ quan quản lý.

- Vai trò quản lý của chính quyền địa phương: Vai trò quản lý nhà nước về kinh tế của UBND cấp huyện và xã là rất quan trọng, trong đó quản lý các nguồn lực cơ bản (đất đai, vốn và lao động) cho phát triển kinh tế; quản lý nhà nước đối với các chủ thể kinh tế (bao gồm cả QTDND) đang hoạt động trên địa bàn nhưng thực tế chính quyền địa phương chưa quan tâm đến vai trò của khu vực HTX nói chung và QTDND nói riêng hoặc là có quan tâm nhưng còn lúng túng về giải pháp cụ thể trong phát triển QTDND trên địa bàn quản lý. Đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế hợp tác nói chung ở các cấp, các ngành còn nhiều bất cập, thiếu về số lượng, yếu về năng lực. Do vậy công tác quản lý nhà nước đối với QTDND còn có biểu hiện giao khoán cho NHNN chi nhánh tỉnh, trong khi cơ quan này không thể có điều kiện và vai trò, chức năng thực hiện hết tất cả các khâu trong quá trình quản lý.

- Sự quản lý của NHNN: Chưa tăng cường thanh tra, kiểm tra giám sát chặt chẽ các QTDND, do thị phần dư nợ cho vay và huy động của các QTDND chiếm thị phần rất nhỏ trong tổng dư nợ cho vay và huy động của các TCTD trên địa bàn.

2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan

Hạn chế về nguồn nhân lực: Một trong những nguyên nhân lớn nhất dẫn đến những tồn tại trong hoạt động tín dụng của QTDND là trình độ của đội ngũ nhân viên làm việc tại QTDND, đa số chưa có kinh nghiệm nhiều trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng. Còn một bộ phận cán bộ chủ chốt làm việc ở QTDND, nhất là ở vùng nông thôn

chưa được đào tạo cơ bản về chuyên môn trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng. Phần lớn cán bộ QTDND chỉ qua tập huấn nghiệp vụ ngắn ngày (khoảng 20 ngày), khả năng tiếp thu còn yếu kém, cán bộ quản trị điều hành không sâu về hoạt động Tiền tệ- Tín dụng- Ngân hàng, chuyển biến chậm so với cơ chế nên công tác chỉ đạo, điều hành còn lúng túng thiếu chủ động, bên cạnh đó việc nắm bắt thông tin và dự báo tình hình còn thiếu nhạy bén, thiếu tính năng động nhất là trong việc điều hành công cụ lãi suất trong cho vay và huy động vốn nhất là tại các thời điểm thị trường biến động làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động.Trình độ chuyên môn và năng lực quản lý, điều hành, ứng dụng công nghệ thông tin của đội ngũ cán bộ QTDND còn rất hạn chế. Đa số cán bộ QTDND chưa qua trường lớp ngân hàng, nên chưa nắm rõ các văn bản, yêu cầu, qui chế, thể lệ đã được ban hành của NHNN nên có thể xãy ra những rủi ro không thể lường trước những sai sót trong hoạt động quản lý.

Hạn chế trong cho vay: Hoạt động cho vay tại các QTDND khá đơn thuần, chỉ

cho vay trong thành viên, với những ngành nghề sản xuất, kinh doanh gần gũi trên địa bàn nông thôn, cán bộ tín dụng là người địa phương nên không gây khó khăn cho công tác thẩm định. Tuy nhiên hiện nay trong cơ chế thị trường, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đời sống ở khu vực nông thôn đang dần phát triển, nhiều dự án đầu tư mang lại hiệu quả cao trong khi trình độ cán bộ tín dụng của QTDND còn nhiều hạn chế, thiếu kinh nghiệm nên không khai thác được những nguồn lợi từ dự án của thành viên đồng thời gây tiềm ẩn nhiều rủi ro khi cho vay.

Hạn chế về đảm bảo an toàn trong hoạt động của Quỹ: Do không phải thực

hiện dự trữ bắt buộc nên một số QTDND đã tận dụng tối đa nguồn vốn huy động được để cho vay, không quan tâm đến dự phòng đảm bảo khả năng chi trả nên thường xuyên phải đối mặt với áp lực thiếu khả năng thanh khoản.

Hạn chế trong xử lý nợ xấu: Do chưa có chế độ quy định trách nhiệm rõ ràng,

nên các nhân viên, lãnh đạo của Quỹ không phát huy hết năng lực, tận tâm vào việc xử lý, thu hồi nợ xấu, do đó mặc dù tỷ lệ nợ xấu thấp nhưng khả năng thu hồi nợ xấu cũng rất thấp ở các Quỹ. Việc thu hồi nợ gặp nhiều khó khăn, nguyên nhân là do sự chậm trễ của cơ quan chức năng, việc định giá tài sản chưa phù hợp nên không thể bán được tài sản để thi hành án, và một phần nguyên nhân do công tác thẩm định tài sản đảm bảo của QTDND chưa được thực hiện tốt do cán bộ tín dụng chưa qua trường lớp đào

đạo bài bản nên thiếu kinh nghiệm trong việc định giá tài sản. Cụ thể là tình trạng quyền sử dụng đất được cấp cho hộ, lúc vay vốn chỉ có chủ hộ ký tên trên hợp đồng thế chấp. Khi thành viên không trả được nợ, QTDND khởi kiện ra tòa gặp phải sự tranh chấp tài sản của các thành viên trong hộ. Và trường hợp diện tích đất ghi trên hợp đồng thế chấp không khớp với diện tích đất trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Do trong quá trình vay vốn khách hàng có tách diện tích trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thành nhiều diện tích nhỏ nhưng không đem thế chấp đầy đủ các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo diện tích đã ghi trên hợp đồng thế chấp.

Ban quản lý, điều hành, kiểm soát nội bộ: Việc quản lý, điều hành, kiểm soát

của các QTDND còn nhiều bất cập, biểu hiện tính thiếu chuyên nghiệp, quản lý theo kiểu gia đình, thậm chí có biểu hiện lợi ích cục bộ gây mất đoàn kết trong nội bộ Quỹ. Hoạt động của Ban kiểm soát của các QTDND chưa phát huy hết vai trò kiểm tra, giám sát, cảnh báo tại chỗ nên không kịp thời cảnh báo được sai phạm, yếu kém của Quỹ, dẫn đến nguy cơ rủi ro trong hoạt động tăng cao. Tình trạng Ban kiểm soát của QTDND chưa phát huy hết vai trò trách nhiệm một phần do trình độ chuyên môn còn hạn chế, một phần do phong cách làm việc mang tính gia đình, cả nể, thiếu kiểm tra nhắc nhở hoặc do tình trạng lợi ích cục bộ.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trên cơ sở lý luận của Chương 1 về Quỹ tín dụng nhân dân, về tín dụng và chất lượng tín dụng, Chương 2 của luận văn đã đi sâu phân tích các nội dung sau:

- Nêu rõ về đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Long An nơi các Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động. Khái quát quá trình hình thành các Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh, cũng như khái quát quyền và nghĩa vụ của Quỹ tín dụng nhân dân.

- Phân tích tình hình hoạt động của Quỹ tín dụng đối với hoạt động huy động vốn, quy mô hoạt động. Từ đó đi sâu hơn trong phân tích thực trạng tình hình cho vay và thực trạng chất lượng tín dụng của Quỹ tín dụng nhân dân trong giai đoạn 2016 - 2018 trên địa bàn tỉnh thông qua các chỉ tiêu định tính và định lượng. Từ đó, đánh giá những kết quả đạt được, rút ra những tồn tại và tìm ra nguyên nhân của những tồn tại làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của Quỹ tín dụng nhân dân.

- Từ thực trạng tình hình hoạt động của các QTDND, bằng những lý luận, diễn biến, minh họa số liệu cụ thể, xác định những nguyên nhân hạn chế, chương 2 của luận văn làm cơ sở để đưa ra những giải pháp cho việc thúc đẩy hoạt động của các QTDND trên địa bàn tỉnh Long An.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA HỆ THỐNG QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng của hệ thống quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh long an (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)