Liên minh hợp tác xã tỉnh Long An

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng của hệ thống quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh long an (Trang 70 - 74)

9. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

3.3.5. Liên minh hợp tác xã tỉnh Long An

Liên kết với Hiệp hội QTDND thường xuyên mở các lớp đào tạo nghiệp vụ hoặc phối hợp với các Trường Đại học mở các lớp nghiệp vụ đào tạo cho các QTDND trên địa bàn.

Việc tổ chức các lớp học đào tạo cán bộ QTDND cần thực hiện đa dạng mô hình tổ chức lớp như tổ chức tại một tỉnh và tập trung các tỉnh lân cận nhưng có địa bàn không quá xa giữa các vùng, đào tạo từ xa để giảm chi phí cho cán bộ QTDND nhất là đối với các QTDND có quy mô hoạt động nhỏ, lợi nhuận thấp.

KẾT LUẬN

Hoạt động tín dụng luôn là hoạt động sinh lời chủ yếu và mang tính quyết định đến hiệu quả kinh doanh của một tổ chức tín dụng, nhất là đối với mô hình Quỹ tín dụng nhân dân mà nghiệp vụ cơ bản là huy động vốn và cho vay. Tín dụng không chỉ mang lại lợi nhuận để trang trải chi phí, có tích lũy giúp Quỹ tín dụng nhân dân phát triển bền vững mà còn đáp ứng nguồn vốn trực tiếp, kịp thời cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống nhân dân, đẩy lùi nạn cho vay nặng lãi và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở khu vực nông nghiệp, nông thôn.

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hoạt động trên lĩnh vực tiền tệ ngân hàng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là rủi ro trong hoạt động cho vay. Do đó, việc thường xuyên nghiên cứu và tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng của Quỹ tín dụng nhân dân tại Long An là việc làm rất cần thiết. Trong quá trình nghiên cứu đề tài đã thực hiện được các nội dung sau:

Thứ nhất, đã tổng hợp lý thuyết cơ bản về Quỹ tín dụng nhân dân, về hoạt động tín dụng và chất lượng tín dụng của Quỹ tín dụng nhân dân. Đồng thời đề tài cũng đã nêu khái quát về tình hình kinh tế tỉnh Long An, các chủ trương và định hướng phát triển kinh tế của tỉnh và định hướng phát triển Quỹ tín dụng nhân dân tại Long An trong thời gian tới.

Thứ hai, đề tài còn tái hiện một cách rõ nét tình hình hoạt động tín dụng của Quỹ tín dụng nhân dân trong những năm vừa qua, rút ra những kết quả đạt được, những hạn chế và tìm ra những nguyên nhân dẫn đến những tồn tại, hạn chế đó, từ đó có cái nhìn chính xác nhằm đưa ra những giải pháp thích hợp.

Thứ ba, dựa trên những nguyên nhân của những hạn chế tồn tại, đề tài đã đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng của Quỹ tín dụng nhân dân tại Long An.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong thực hiện đề tài, được sự hướng dẫn tận tình của TS. Đoàn Thị Hồng, sự giúp đỡ của Ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Long An và các Anh, Chị đồng nghiệp, song khó tránh khỏi những hạn chế nhất định, tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý Hội đồng, Quý Thầy, Cô và những ai quan tâm để luận văn được hoàn thiện hơn./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Bùi Vân Anh (2015):“Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các Quỹ tín dụng nhân dân khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long”, Luận văn Thạc sĩ Trường Đại học Cần Thơ.

[2]. Đỗ Thanh Bình (2016): “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn vay vốn tại các Quỹ tín dụng nhân dân của người dân ở TP. Cần Thơ”, Luận văn Thạc sĩ Trường Đại học Cần Thơ.

[3]. Chính phủ (1993), Quyết định số 390/TTg ngày 27/7/1993 của Thủ tướng Chính phủ về triển khai Đề án thí điểm thành lập Quỹ tín dụng nhân dân.

[4]. Chính phủ (2001), Nghị định số 48/2001/NĐ-CP ngày 13/8/2001 về việc tổ chức và hoạt động Quỹ tín dụng nhân dân.

[5]. PGS. TS. Nguyễn Đăng Dờn (2014). Giáo trình “Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại”. Nhà xuất bản Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

[6]. PGS. TS. Nguyễn Đăng Dờn (2016). Giáo trình “Quản trị kinh doanh ngân hàng II”. Nhà xuất bản Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

[7]. PGS. TS. Nguyễn Đăng Dờn (2017). Giáo trình “Tài chính tiền tệ”. Nhà xuất bản Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

[8]. TS. Đoàn Thị Hồng (2017), tài liệu bài giảng “Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại”, Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An.

[9]. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh tỉnh Long An, Báo cáo công tác thanh tra hoạt động QTDND và báo cáo tổng kết hoạt động hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn Tỉnh Long An giai đoạn 2016 – 2018.

[10]. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Đề án phát triển ngành ngân hàng đến 2010 và định hướng đến 2020.

[11]. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21 tháng 01 năm 2013: Quy định về phân loại tài sản nợ, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

[12]. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016: Quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.

[13]. Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, Quyết định số: 1627/QĐ-NHNN, ngày 31 tháng 12 năm 2001 về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.

[14]. Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, Thông tư 09/2017/TT-NHNN ngày 14 tháng 08 năm 2017 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 19/2013TT- NHNN ngày 06 tháng 09 năm 2013 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam.

[15]. Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 04 năm 2005 về Phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do thống đốc Ngân hàng nhà nước ban hành.

[16]. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Thông tư số 04/2015/TT-NHNN ngày 31/3/2015 quy định về Quỹ tín dụng nhân dân.

[17]. Tống Quốc Quân (2016):“Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở trên địa bàn tỉnh Tiền Giang”, Luận văn Thạc sĩ Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh.

[18]. Quốc hội (2010), “Luật các tổ chức tín dụng”, số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010.

[19]. Quốc hội (2010), “Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”, số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010.

[20]. Quốc hội (2012), “Luật Hợp Tác Xã”, số 23/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012.

[21]. Quốc hội (2017), Nghị quyết 42/2017/QH14 ngày 21 tháng 06 năm 2017 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

PHỤ LỤC

QTDND Doanh số cho vay Dư nợ bình quân Doanh số thu nợ

(1) 2016 2017 2018 2016 2017 2018 2016 2017 2018 01/ Trường Thịnh 59,780 64,753 63,627 28,540 33,818 37,216 53,567 60,411 61,173 02/ Thủ Thừa 45,423 39,752 31,220 19,371 16,699 17,003 49,920 39,536 31,491 03/ Cầu Voi 38,122 40,609 43,663 19,807 20,933 24,506 42,018 37,334 39,762 04/ Lạc Tấn 89,120 97,691 138,411 58,103 59,961 73,512 89,382 93,691 115,287 05/ Tân Trụ 46,683 46,204 44,413 30,334 32,298 32,689 46,253 46,942 41,062 06/ P.Tân Hưng 122,453 152,295 199,139 101,233 108,833 138,414 123,424 136,124 156,148 07/ Thuận Mỹ 20,417 22,367 26,770 19,427 21,392 24,569 31,531 31,243 29,512 08/ Gò Đen 153,350 217,942 278,551 102,925 122,552 144,740 142,122 193,890 259,169 09/ Tân Bửu 63,719 81,301 105,004 41,785 48,457 57,148 58,232 73,443 95,478 10/ P.Lộc Thành 43,689 56,084 70,755 26,694 27,746 36,115 46,581 51,087 59,912 11/ Trị Yên 66,264 75,764 87,671 41,463 50,524 56,468 56,441 67,465 84,081 12/ Tân Thanh 28,090 27,221 32,063 17,849 20,249 23,362 25,985 24,526 28,533 13/ Rạch Núi 18,490 20,425 23,514 17,714 19,842 23,854 27,314 29,573 31,415 14/ Hiệp Hòa 32,280 29,752 35,359 23,122 27,032 27,367 26,051 28,161 36,281 15/ Đức Lập 80,499 88,888 103,434 46,075 53,255 62,295 76,735 83,635 95,947 16/ Đức Hòa 50,647 45,603 50,155 34,323 34,625 35,570 49,243 46,224 47,643 17/ Thạnh Hóa (*) 18/ H.Thạnh Đông 48,129 59,336 62,205 34,304 39,422 43,691 45,260 51,968 61,036 19/ Mộc Hóa 25,625 21,189 22,299 14,380 13,966 12,341 22,989 24,653 22,085 Tổng cộng 1,032,780 1,187,176 1,418,253 677,448 751,602 870,860 1,013,048 1,119,906 1,296,015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng của hệ thống quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh long an (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)