- Việc xác định giá đất cho thu còn nhiều bất cập, không sát với giá thị trường do chính sách giá đất liên tục thay đổi và được bổ sung Tuy nhiên, trong thực tế,
3.2.4 Tăng cƣờng kiểm tra, quản lý nợ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và thuê mặt nƣớc
thuê mặt nƣớc
Áp dụng các biện pháp quyết liệt hơn để xử lý dứt điểm tình trạng chậm nộp và nợ đọng các khoản thu từ đất kéo dài nhiều năm nay.
Cục Thuế tỉnh Long An cần đề xuất với UBND tỉnh, Tổng Cục Thuế có biện pháp kịp thời như áp đặt lãi suất theo tình hình thị trường cho các đối tượng chậm nộp, hoặc chây ỳ thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách. Đối với những trường hợp giao đất thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất, nếu chủ dự án cố tình không nộp tiền, sau nhiều lần thông báo nhưng vẫn không đến nộp tiền, Cục Thuế tỉnh cùng các ngành đề xuất UBND tỉnh Long An xử lý hủy bỏ kết quả đấu giá, sung công quỹ tiền bảo lãnh nộp ngân sách theo quy chế đấu giá. Đặc biệt, các đối tượng này không được tiếp tục tham gia đấu giá tại các dự án khác. Điều này phải được ghi trong quy chế đấu giá của tỉnh, và phải có sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong quá trình thực hiện đấu giá, nhằm kiểm soát và nhận biết các đối tượng này. Đối với những trường hợp doanh nghiệp nợ đọng tiền thuế nhiều năm liền, Cục Thuế tỉnh Long An cần đề xuất với UBND tỉnh, thành lập đoàn kiểm tra liên ngành để xác định cụ thể nguyên nhân nợ thuế kéo dài. Nếu doanh nghiệp không có khả năng trả, thì đề nghị UBND tỉnh cho thu hồi lại đất. Ngoài ra, để được giao đất, cho thuê đất, các doanh nghiệp phải cam kết sẽ hoàn thành nghĩa vụ tài chính với NSNN, để tránh tình trạng giao đất cho các chủ đầu tư không có năng lực tài chính, chây ỳ thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với ngân sách. Trên hợp đồng thuê đất ký kết giữa doanh nghiệp với tỉnh, cũng cần phải quy định rõ trách nhiệm và tiêu chí này, để doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước. Tăng cường và đổi mới nội dung tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế
3.2.5 Tổ chức cán bộ
Nhân sự là yếu tố quan trọng trong quản lý các nguồn thu từ đất. Hiện nay cơ chế xác định và quản lý nguồn thu này còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, do vậy, đội ngũ cán bộ công chức đảm nhận công việc này cần có chuyên môn hoá cao, thường xuyên cập nhật cơ chế chính sách mới để áp dụng vào thực tiễn.
Để thực hiện tốt mục tiêu của công tác quản lý các khoản thu từ đất, thì công tác đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ về đất đai cần phải được coi trọng. Ngoài ra, việc tập huấn sử dụng vi tính, tác nghiệp trên mỗi ứng dụng cần phải được học và nghiên cứu cụ thể hơn nữa đến từng cán bộ quản lý, để họ hiểu và sử dụng máy vi tính, cũng như các ứng dụng thành thạo; đồng thời nhận thức lĩnh vực chuyên môn cũng như công nghệ thông tin là thực sự cần thiết và không thể thiếu được trong điều kiện hiện nay. Do đó, Cục Thuế cần phải xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo không chỉ đối với cán bộ quản lý các khoản thu từ đất, mà ngay cả đối với lãnh đạo phụ trách bộ phận đất đai, để 100% cán bộ đang làm việc trong lĩnh vực quản lý các khoản thu từ đất, đều nắm bắt được chuyên sâu những sắc thuế về đất đai hiện hành và sắc thuế mới. Nội dung tập huấn cần bao gồm: cả các hướng dẫn nghiệp vụ chuyên ngành tài chính trong công tác xác định nghĩa vụ tài chính và quản lý nguồn thu, các giải pháp xử lý nợ tồn đọng, nợ quá hạn đối với nguồn thu từ đất đai. Phải có phương thức quản lý các khoản thu từ đất hiệu quả, thì mới có khả năng quản lý tốt được các nguồn thu từ đất đai.
Để động viên kịp thời và khuyến khích cán bộ quản lý các khoản thu từ đất phát huy hết năng lực, tận tuỵ với công việc được giao, thì cần phải có cơ chế khen thưởng, đãi ngộ thỏa đáng giành cho cán bộ làm việc trực tiếp trong lĩnh vực này. Hiện nay công việc quản lý các khoản thu từ đất phát sinh khá nhiều, phức tạp và khó quản lý, số lượng cán bộ thuế đảm nhiệm công việc này lại ít, nên nếu không có cơ chế thưởng phạt rõ ràng sẽ làm ảnh hưởng đến đời sống và dễ phát sinh những tiêu cực của cán bộ trực tiếp làm việc trong lĩnh này. Cần thường xuyên tăng cường đội ngũ làm công tác chuyên môn trong việc quản lý các nguồn thu từ đất, và đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm làm công tác xác định nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất. Đồng thời, định kỳ từ 4 - 5 năm thực hiện luân phiên, luân chuyển cán bộ quản lý các khoản thu từ đất nhằm mục đích: cán bộ thuế có thể làm được nhiều nhiệm vụ khác nhau, quản lý các khoản thu từ đất cũng không ngoại lệ, mọi cán bộ thuế đều hiểu, và phát huy được tính sáng tạo của riêng mình trong cách quản lý các khoản thu từ đất hiện nay.