8. Tổng quan các công trình nghiên cứu trước
1.4.1.3 Phòng chống rửa tiền từ Philippines
Nước này đã thành lâp Hội đồng chống rửa tiền (AMLC) để vừa điều tra, truy tố, xét xử các tội phạm liên quan đến rửa tiền, vừa tạo lập cơ chế chống rửa tiền tại các ngân hàng. Các cơ quan hành pháp, xây dựng pháp luật cũng như các cơ quan giám sát sẽ ưu tiên hỗ trợ và tạo điều kiện cho các cơ quan AMLC độc lập xét xử để điều tra, phát hiện, ngăn chặn tội phạm rửa tiền một cách nghiêm khắc và hiệu quả.
Tòa án chuyên trách về chống rửa tiền thuộc AMLC được Tòa án tối cao Philippinnes thành lập vào năm 2004, để xét xử các vụ án rửa tiền và một số hành vi vi phạm pháp luật khác.
AMLC cũng quyết định thành lập Ủy ban liên lạc đặc khu tài chính (FSLC), trong đó có đại diện của AMLC, thành viên cơ quan giám sát, hiệp hội kinh doanh và đặt dưới sự giám sát của các nhân viên thuộc AMLC.
Dưới sự chỉ đạo của AMLC, FSLC đã đảm nhiệm chức năng thực hiện có hiệu quả cơ chế phối hợp và đảm nhận tốt vai trò là đầu mối liên lạc, đề xuất đối thoại hay tham vấn với các cơ quan chủ quản, đặc biệt là các vấn đề liên quan của AMLC.
Ngày 30/6/2005, AMLC trở thành thành viên của Nhóm các đơn vị tình báo tài chính (EGMONT), một tổ chức quốc tế của FIU (đơn vị tình báo tài chính) thành lập vào năm 1995.
Mục tiêu chính của TBTC là tạo diễn đàn cho FIU hỗ trợ chương trình quốc gia phòng chống rửa tiền thông qua việc mở rộng và hệ thống hóa trao đổi thông tin an ninh tài chính, phát triển đội ngũ chuyên gia và nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác này.