8. Tổng quan các công trình nghiên cứu trước
3.2 Giải pháp đối với các cơ quan Nhà nước
3.2.1 Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động phòng, chống rửa tiền ở Việt Nam
Khuôn khổ pháp lý về hoạt động phòng chống, rửa tiền gắn với cam kết quốc tế. Việt Nam xác định phòng, chống rửa tiền là trách nhiệm của Nhà nước và các cơ quan nhà nước. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước tham gia, hợp tác, tài trợ cho hoạt động phòng, chống rửa tiền. Nhờ nhận thức được những rủi ro, nguy hại to lớn mà vấn nạn rửa tiền tác động đến hệ thống tài chính – ngân hàng nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung, trong nhiều năm qua, các cơ quan chức năng như: Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính… đã vào cuộc mạnh mẽ và thu được những kết quả tích cực.
Theo đó, Việt Nam đã từng bước kiện toàn các cơ quan nhà nước có trách nhiệm trong công tác phòng, chống rửa tiền như: Kiện toàn Ban chỉ đạo phòng, chống rửa tiền; Kiện toàn cơ cấu tổ chức đơn vị chuyên trách là Cục Phòng, chống rửa tiền; Thiết lập đầu mối các bộ, ngành chịu trách nhiệm về công tác phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố… Việt Nam cũng tích cực trong việc tham gia các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực chống rửa tiền. Trong đó, Việt Nam đã là thành viên của Nhóm châu Á – Thái Bình Dương về chống rửa tiền (APG); là quan sát viên của Nhóm các đơn vị tình báo tài chính (Nhóm Egmont)...
Cùng với việc tích cực tham gia thực hiện cam kết quốc tế về phòng, chống rửa tiền, Việt Nam đã tích cực hoàn thiện các khuôn khổ pháp lý qua các giai đoạn khác nhau, tạo cơ sở cho hoạt động phòng, chống rửa tiền, tiệm cận cũng như phù hợp với các quy định, cam kết quốc tế về phòng, chống rửa tiền. Cụ thể, ngày 07/6/2005, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 74/2005/NĐ-CP về phòng, chống rửa tiền (có hiệu lực từ ngày 01/8/2005). Đây là văn bản pháp lý đầu tiên đưa ra khái niệm về rửa tiền và các biện pháp phòng, chống rửa tiền và là cơ sở pháp lý để Việt Nam thực hiện các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên.
Theo Nghị định này, NHNN với vai trò chủ trì, phối hợp với Bộ Công an và các cơ quan liên quan xây dựng, thực hiện chiến lược, chủ trương, chính sách, kế
hoạch công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng, chống rửa tiền trên lãnh thổ Việt Nam. Bộ Công an có trách nhiệm chủ trì và phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan trong đấu tranh phòng, chống tội phạm có liên quan đến rửa tiền. NHNN thành lập Cục Phòng, chống rửa tiền với vai trò là trung tâm quốc gia trong việc thu thập, xử lý và chuyển giao thông tin liên quan đến rửa tiền…
Có thể nói, Nghị định số 74/2005/NĐ-CP ra đời đã đáp ứng được yêu cầu quản lý hoạt động phòng, chống rửa tiền tại Việt Nam, góp phần làm minh bạch hóa nền tài chính quốc gia.
Thực hiện Nghị định số 74/2005/NĐ-CP, NHNN đã ban hành Thông tư số 22/2009/TT-NHNN ngày 17/11/2009 hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền; Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 148/2010/TT-BTC ngày 24/9/2010 hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền đối với lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán và trò chơi giải trí có thưởng; Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 12/2011/TT-BXD ngày 01/9/2011 hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 74/2005/NĐ-CP ngày 07/6/2005 của Chính phủ về phòng, chống rửa tiền đối với hoạt động kinh doanh bất động sản…
Tiếp đó, Bộ Luật Hình sự sửa đổi được Quốc hội thông qua năm 2009, với việc Việt Nam đã đưa tội danh rửa tiền tại Điều 251, tạo cơ sở pháp lý để đấu tranh có hiệu quả đối với loại tội phạm này; đồng thời, góp phần tạo thuận lợi cho việc hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống rửa tiền. Năm 2015, Quốc hội tiếp tục thông qua Bộ Luật Hình sự sửa đổi năm 2015 với việc sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung và cụ thể hóa các tình tiết có tính chất định tính về tội rửa tiền, nhằm tháo gỡ vướng mắc trong thực tiễn áp dụng, phù hợp hơn với những vấn đề phát sinh trong bối cảnh mới.
Ngày 12/8/2010, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1451/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố. Trong đó, Thủ tướng Chính phủ đã giao các nhiệm vụ cụ thể cho Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Thanh tra Chính phủ các nhiệm vụ cụ thể trong định hướng phòng, chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố. Ngày 24/02/2011, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 287/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung Quyết định số
1451/QĐ-TTg, trong đó sửa đổi, bổ sung quy định về Ban Chỉ đạo phòng, chống rửa tiền chỉ đạo và trách nhiệm báo cáo của các bộ, ngành liên quan.
Đặc biệt, năm 2012, Quốc hội ban hành Luật Phòng chống rửa tiền, đã tạo lập hành lang pháp lý trong công tác phòng, chống rửa tiền trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Với việc ban hành và thực thi mạnh mẽ Luật Phòng chống rửa tiền, Việt Nam đã được các tổ chức quốc tế đánh giá là có nhiều nỗ lực và bước tiến quan trọng trong công tác phòng, chống rửa tiền. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tác động tích cực tới chính trị, xã hội và sự phát triển kinh tế của Việt Nam.
Để đưa Luật Phòng chống rửa tiền vào cuộc sống, ngày 04/10/2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 116/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền về các biện pháp phòng, chống rửa tiền; Thu thập xử lý và chuyển giao thông tin về phòng, chống rửa tiền; Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong phòng, chống rửa tiền và hợp tác quốc tế trong phòng, chống rửa tiền. Trong đó, Bộ Công an được Chính phủ giao có trách nhiệm tiếp nhận, thu thập và xử lý thông tin do cơ quan phòng, chống rửa tiền thuộc NHNN chuyển giao, thông tin do đối tượng báo cáo cung cấp theo quy định của Luật Phòng, chống rửa tiền và Nghị định này; thông báo kết quả xử lý có liên quan cho cơ quan phòng, chống rửa tiền...
Nhằm tạo sự răn đe cũng như xây dựng các chế tài xử phạt đối với các hành vi phạm liên quan đến rửa tiền trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng, ngày 17/10/2014, Chính phủ ban hành Nghị định số 96/2014/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng có quy định mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về các hành vi bị cấm trong phòng, chống rửa tiền. Nghị định này quy định nhiều mức phạt nghiêm khắc dao động phổ biến từ 20 triệu – 250 triệu đồng đối với các hành vi như: Vi phạm quy định về nhận biết và cập nhật thông tin khách hàng; Vi phạm quy định về rà soát khách hàng và giao dịch, quan hệ ngân hàng đại lý; Vi phạm quy định về báo cáo giao dịch có giá trị lớn, giao dịch đáng ngờ, giao dịch chuyển tiền điện tử, báo cáo hành vi rửa tiền nhằm tài trợ khủng bố; Vi phạm quy định về các hành vi bị cấm trong phòng, chống rửa tiền…
Đặc biệt, trong bối cảnh công nghệ số ngày càng bùng nổ với sự xuất hiện của các loại tiền ảo mang tính chất ẩn danh, ngày 21/8/2017, Thủ tướng Chính phủ
cũng đã ký Quyết định số 1255/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án hoàn thiện khung pháp lý để quản lý các loại tài sản ảo, tiền ảo và tiền điện tử. Trong đó, Thủ tướng giao Bộ Công an thực hiện đề xuất biện pháp phòng, chống, xử lý các vi phạm hình sự về gian lận, rửa tiền, tài trợ khủng bố và các tội phạm khác liên quan đến tài sản ảo, tiền ảo…
Ngày 30/4/2019, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ ký Quyết định số 475/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch tổng thể đánh giá đa phương của Việt Nam về chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố nhằm mục tiêu thực hiện cam kết của Chính phủ Việt Nam đối với các tổ chức quốc tế về xây dựng cơ chế phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố (AML/CFT) và thực hiện nghĩa vụ thành viên của Việt Nam trong Nhóm APG; đồng thời, bảo vệ tốt nhất lợi ích của quốc gia, tổ chức và cá nhân cũng như góp phần chống tội phạm và tham nhũng, tăng cường sự ổn định của các tổ chức tài chính, kích thích tăng trưởng kinh tế; khẳng định lập trường và cam kết chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố, nhằm phấn đấu vì nền hòa bình, ổn định, phát triển và hội nhập, nâng cao uy tín, vị thế của Việt Nam trong cộng đồng quốc tế…
Bên cạnh các quy định khung khổ pháp lý liên quan đến phòng, chống rửa tiền, các quy định được quy định cụ thể tại Luật Phòng chống tham nhũng, Luật Quản lý thuế… góp phần tạo nên sự hoàn thiện trong khung khổ pháp luật trong công tác phòng, chống rửa tiền, khẳng định cam kết của Việt Nam trong cuộc chiến mang tính toàn cầu này.
3.2.2 Thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt
Ngoài sự tiện ích, thanh toán không dùng tiền mặt còn thúc đẩy minh bạch, công khai, phòng chống tham nhũng, rửa tiền, chống tội phạm kinh tế.
Việt Nam đang bắt nhịp theo xu hướng thời kinh tế số, trong đó có thị trường thẻ thanh toán phát triển rất mạnh trong những năm vừa qua. Tính đến hết quý 1/2019, các tổ chức tín dụng đã phát hành 158 triệu thẻ, tăng gần 16% so với cùng kỳ năm 2018.
Những con số trên cho thấy sự phát triển không ngừng của thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam. Phân tích về những tiện ích của cách thức thanh toán này, TS. Bùi Quang Tín cho hay, ngoài sự tiện lợi, nhanh chóng, có thể thực hiện
bất cứ lúc nào thì thanh toán không dùng tiền mặt còn giúp minh bạch hóa thông tin trong nền kinh tế.
Khi đã minh bạch được những vấn đề như vậy thì chắc chắn phải có sự can thiệp của ứng dụng công nghệ thông tin trong việc công bố công khai các giao dịch.
“Khi đã có “bàn tay” của công nghệ thông tin kết hợp với cơ chế chính sách của Nhà nước trong quản lý các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt thì những giao dịch của các chủ thể là cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước, doanh nghiệp… sẽ được “thâu tóm”, quản lý chặt chẽ hơn. Từ đó hạn chế được vấn nạn tham nhũng, hối lộ”.
Thanh toán di động của Việt Nam trong năm 2018 đã tăng trưởng 160% về giá trị so với năm 2017 và được đánh giá là thị trường tăng trưởng tốt nhất trong khu vực.
Mặc dù vậy, lộ trình thanh toán không tiền mặt mới chỉ là bước đầu, cần phổ cập và phát triển tài chính toàn diện. Hiện, tỷ lệ thanh toán không tiền mặt mới chiếm khoảng 14% trên tổng phương tiện thanh toán ở Việt Nam, trong khi tại Hàn Quốc tỷ lệ này đạt trên 80%.
Theo các chuyên gia kinh tế, thanh toán bằng tiền mặt trên toàn thế giới vẫn có khuynh hướng tăng bất chấp xu hướng mở rộng của thanh toán điện tử. Bởi thực tế hiện nay, xã hội không tiền mặt cũng có những vấn đề quan ngại trước những rủi ro tiềm ẩn về tính bảo mật, an toàn dữ liệu, an ninh mạng...
Do đó, để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, hệ thống ngân hàng cần tạo niềm tin cho khách hàng bằng cách nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin, đầu tư về công nghệ. Đồng thời, tăng cường truyền thông, hỗ trợ người dân tích cực hơn nữa trong vấn đề giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt, giảm chi phí, giúp họ hiểu về các tiện ích của hệ thống thanh toán này để từ đó thay đổi thói quen sử dụng từ tiền mặt sang sử dụng thẻ thanh toán.
3.2.3 Tăng cường hoạt động phòng, chống các loại tội phạm nguồn, đặc biệt là tội phạm tham nhũng
Chính phủ tập trung xây dựng và củng cố các chính sách nhằm đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của các cơ quan công quyền, đồng thời giảm tham nhũng trong các lĩnh vực công được coi là thường xảy ra tham nhũng nhất.
Cần có sự điều phối tốt hơn và phân định rõ ràng hơn về chức năng và quyền hạn của các cơ quan chuyên trách trong lĩnh vực phòng, chống tham nhũng nhằm đảm bảo các cơ quan này hoạt động hiệu quả.
Việt Nam cần sớm ban hành và đảm bảo thực thi hiệu quả Luật tiếp cận thông tin. Bộ luật này cần phải đáp ứng được các tiêu chuẩn và nguyên tắc quốc tế, đảm bảo khả năng tiếp cận thông tin của người dân đối với hoạt động của các cơ quan công quyền.
Báo cáo tổng kết 10 năm thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng cũng không có thống kê liên quan đến việc phát hiện và xử lý các hành vi này. Bởi vậy, cần sớm điều chỉnh lại các quy định của Luật phòng chống tham nhũng cho thống nhất với quy định của Bộ luật hình sự 2015.
Các cơ quan chuyên trách về phòng, chống tham nhũng cần được gia tăng quyền hạn, đồng thời phải đảm bảo trách nhiệm giải trình. Chính phủ nên cân nhắc việc chỉ định một cơ quan với đầy đủ chức năng, thẩm quyền, sự độc lập và năng lực để điều hành, điều phối và chịu trách nhiệm giải trình về công tác thực thi pháp Luật Phòng, chống tham nhũng.
Thực hiện cơ chế giám sát dư luận xã hội, giám sát của công chúng: xây dựng cơ chế phát hiện, tố giác hành vi tham nhũng từ nhân dân, báo chí, đảm bảo an toàn cho người tố giác. Đồng thời xây dựng cơ chế khuyến khích, khen thưởng người tố cáo, tố giác hành vi tham nhũng.
Đánh giá, xem xét điều chỉnh thu nhập đối với cán bộ công viên chức Nhà nước phù hợp với tình hình kinh tế. Một khi thu nhập của cán bộ được đảm bảo thì sẽ hạn chế tình trạng tham nhũng.
3.3 Giải pháp đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
3.3.1 Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan trong nước và quốc tế về phòng chống rửa tiền
Hoạt động rửa tiền thực chất là tội phạm "phái sinh" từ các loại tội phạm khác. Chính vì vậy, việc phòng, chống tội phạm này cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa NHNN với các bộ, ngành khác như Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Bộ Tư pháp, Bộ xây dựng…trong việc hướng dẫn, kiểm tra chấp hành các
biện pháp phòng chống rửa tiền của các tổ chức thuộc thẩm quyền quản lý. Đặc biệt cần có sự phối hợp đồng bộ giữa ngành ngân hàng và công an:
-Cần có sự phản hồi hiệu quả: Cục Phòng, chống rửa tiền thường xuyên cập nhật “danh sách đen” từ Bộ để cung cấp thông tin cho các ngân hàng theo dõi, đánh giá. Bộ Công an căn cứ vào các báo báo giao dịch đáng ngờ được gửi từ Cục Phòng, chống rửa tiền để tiến hành điều tra và phản hồi kết quả.
-Các cơ quan liên quan cùng cộng tác để nghiên cứu, trao đổi về các loại hình rửa tiền để từ đó đưa ra phương thức phòng, chống phù hợp và hiệu quả. Bên cạnh đó, trong hoạt động phòng chống rửa tiền thì hợp tác quốc tế đóng vai trò vô cùng quan trọng vì tội rửa tiền mang tầm vóc quốc tế, đây là loại tội phạm thường được thực hiện ở nhiều quốc gia và liên quan đến tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia. Đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này phải có sự hợp tác, phối hợp giữa các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Việt Nam đã tham gia, ký kết