8. Tổng quan các công trình nghiên cứu trước
2.3 Đánh quá kết quả hoạt động phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng
2.3.1 Những kết quả đạt được
*Hệ thống pháp lý và quy định về phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng đã được xây dựng theo hướng hội nhập quy định quốc tế
Thống kê quá trình hình thành và phát triển của hệ thống pháp lý cho thấy Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể trong quy định liên quan đến phòng chống rửa tiền từ Nghị định về Phòng chống rửa tiền (năm 2005) đến Luật về Phòng chống rửa tiền (năm 2012) ra đời và các hướng dẫn kèm theo đã tạo hành lang pháp lý quan trọng trong hoạt động phòng chống rửa tiền tại Việt Nam.
Trên cơ sở môi trường pháp lý của nhà nước, NHNN đã ban hành hướng dẫn về phòng chống rửa tiền đối với NHTM.
*NHNN Việt Nam đã thành lập cơ quan chuyên trách về phòng chống
rửa tiền Trung tâm thông tin phòng, chống rửa tiền (nay là Cục phòng, chống
của NHNN là đơn vị trực thuộc NHNN Việt Nam, được thành lập với mục tiêu là cơ quan đầu mối, để tiếp nhận xử lý và phân tích thông tin, có quyền yêu cầu các cơ quan, cá nhân tổ chức liên quan cung cấp tài liệu hồ sơ và thông tin liên quan đến các giao dịch đã báo cáo; phổ biến các văn bản và thông tin cho các cơ quan chức năng, thu thập các báo cáo giao dịch đáng ngờ từ các tổ chức tín dụng. Với các chức năng như trên, Cục phòng, chống rửa tiền không có chức năng điều tra, nhưng thông tin về các trường hợp rửa tiền tiềm năng được chuyển đến Bộ Công An để tiến hành điều tra. Các TCTD phải có trách nhiệm lưu trữ thông tin về các giao dịch này và báo cáo thông tin về Cục phòng chống rửa tiền. Bên cạnh Cục phòng, chống rửa tiền, Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng cũng có chức năng thanh tra, giám sát và báo cáo về hoạt động này. Điều này cho thấy hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có quy định khá hệ thống về cơ cấu tổ chức phòng chống rửa tiền từ NHNN đến NHTM Việt Nam.
*Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng đã hệ thống, phân loại được các báo cáo về biểu hiện rửa tiền và phương thức rửa tiền.
Cơ quan thanh tra giám sát NH Việt Nam đã phân chia rửa tiền qua hệ thống NH Việt Nam gồm 6 phương thức:
- Phương thức thứ nhất: tội phạm rửa tiền qua mặt hệ thống kiểm soát của các ngân hàng bằng cách chia nhỏ tiền sau đó chuyển dần ra nước ngoài. Đây được xem là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng “đào hối” từ các hành vi rửa tiền của tội phạm trong nước và quốc tế.
- Phương thức thứ hai: một số đối tượng nước ngoài dùng các chứng từ giả để mở tài khoản tại các ngân hàng Việt Nam để thực hiện các giao dịch chuyển tiền đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khuyến cáo. Phương thức để thực hiện thủ đoạn này như sau: các đối tượng thực hiện mở tài khoản cá nhân tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam để thực hiện các giao dịch chuyển tiền có giá trị lớn từ ngân hàng nước ngoài gửi về. Sau khi chủ tài khoản này rút tiền, một thời gian sau ngân hàng ở nước ngoài có thông báo đề nghị thu lại số tiền đã bị rút với lý do giao dịch bị giả mạo.
- Phương thức thứ ba: các đối tượng thông qua hệ thống ngân hàng để thực hiện lừa đảo tín dụng. Bọn tội phạm thường giả danh các tập đoàn hay các khách
hàng nước ngoài đến các ngân hàng đề nghị cho ngân hàng vay khoản tiền lớn với lãi suất ưu đãi thấp hơn lãi suất thị trường nhiều lần, thời gian vay dài hạn nhưng yêu cầu “lại quả” trước cho chúng một khoản tiền lớn tương đương 5-10%.
- Phương thức thứ tư: các công ty tại các nước ngoài dùng tiền bất hợp pháp sau một thời gian phân chia lòng vòng để xóa dấu vết, sau đó dùng chính số tiền này để mua cổ phiếu của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam. Sau một thời gian chuyển lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh này ra nước ngoài.
- Phương thức thứ năm: rửa tiền thông qua nghiệp vụ chuyển tiền của ngân hàng thương mại. Với hơn 4 triệu kiều bào sống tại hơn 100 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, hàng năm số kiều bào này chuyển về nước một lượng lớn ngoại tệ trợ cấp thân nhân trong nước và đầu tư. Đây là một trong những nguồn cân đối quan trọng trong cán cân ngoại hối Việt Nam. Bên cạnh những mặt tích cực của kiều hối như: là nguồn cân đối quan trọng trong cán cân ngoại hối, làm gia tăng đầu tư trong nước,… thì nó cũng có những mặt trái như bọn tội phạm lợi dụng chính sách kiểm soát kiều hối nới lỏng của nhà nước, để chuyển tiền về Việt Nam phục vụ các hoạt động phạm pháp, cũng như là thực hiện các hoạt động rửa tiền.
- Phương thức thứ sáu: nghi ngờ rửa tiền thông qua việc mở tài khoản tiền gửi tại các ngân hàng thương mại để phục vụ việc giao dịch chứng khoán. Hiện nay ở Việt Nam, các ngân hàng thương mại thực hiện mở tài khoản tiền gửi cho các khách hàng kinh doanh chứng khoán. Tuy nhiên, nguồn gốc thu nhập để mua cổ phiếu chưa được ngân hàng quan tâm đúng mức. Nguồn tiền ban đầu đưa vào tài khoản để kinh doanh chứng khoán có thể là tiền bất hợp pháp, nhưng sau một thời gian kinh doanh chứng khoán, tiền được rút ra từ ngân hàng đã được “ngụy trang” là tiền hợp pháp. Đây được xem là hành vi rửa tiền khá đơn giản trong bối cảnh hệ thống kiểm soát rửa tiền qua hệ thống ngân hàng của chúng ta còn khá sơ khai. Trong số 5.769 báo cáo giao dịch đáng ngờ mà Cục phòng, chống rửa tiền (trước đây là Trung tâm thông tin phòng, chống rửa tiền) nhận được từ năm 2014 đến năm 2018, thì có đến 3.197 báo cáo giao dịch đáng ngờ được thực hiện thông qua nghiệp vụ chuyển tiền giữa các ngân hàng thương mại, chiếm 63% số lượng báo cáo giao dịch đáng ngờ, trong khi đó các phương thức rửa tiền khác như: rửa tiền qua hoạt động giao dịch chứng khoán, đầu tư vào cổ phiếu của các ngân hàng thương mại, thì
ít được bọn tội phạm quan tâm. Điều này phản ánh một thực tế là trong thời gian qua tội phạm tại Việt Nam quan tâm lựa chọn kênh thực hiện rửa tiền thông qua nghiệp vụ chuyển tiền giữa các ngân hàng thương mại, vì ưu điểm của phương thức rửa tiền này là chỉ trong thời gian ngắn bọn tội phạm có thể tạo ra hàng trăm giao dịch chuyển tiền để tiến hành tẩy rửa.
*NHNN có sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan tham gia hoạt động phòng chống rửa tiền
Ngày 13/4/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 470/QĐ- TTg về việc thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống rửa tiền do một Phó Thủ tướng Thường trực làm Trưởng ban, các Phó trưởng ban là Thống đốc NHNN Việt Nam và lãnh đạo Bộ Công An, 11 ủy viên là lãnh đạo các Bộ, ngành liên quan. Trong đó, NHNN là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo, NHNN thành lập tổ thường trực giúp việc Ban Chỉ đạo và nhiều hoạt động khác phục vụ cho phòng, chống rửa tiền. Cơ quan hải quan đã rất tích cực kiểm soát những giao dịch có dấu hiệu rửa tiền, để phối hợp cùng NHNN trong phòng chống rửa tiền.
Các loại tội phạm nguồn có nguy cơ rửa tiền cao là tội tham ô tài sản, tội tổ chức đánh bạc, tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy… Nhưng báo cáo đánh giá này không dựa trên số liệu về xét xử mà dùng từ nhiều nguồn thông tin khác, từ cả báo cáo đánh giá xu hướng của thế giới. Hơn nữa, để xử được tội liên quan đến rửa tiền, cơ quan chức năng phải xác định được tội phạm nguồn – đây là một trong những khó khăn trong việc xét xử rửa tiền tại Việt Nam. Bởi loại tội phạm này khác với các loại tội phạm khác, nên phải xác định được mới có hướng điều tra, truy tố theo tội rửa tiền. Chính vì thế, Việt Nam cần hoàn thiện các văn bản pháp luật hướng dẫn xác định tội phạm nguồn rửa tiền thì quá trình điều tra, truy tố tội rửa tiền sẽ thuận lợi hơn.
Hiện nay, các loại tội phạm liên quan đến ma túy có nguy cơ rửa tiền cao. Hiện NHNN là cơ quan đầu mối về phòng chống rửa tiền, NHNN đã gửi thông báo về kế hoạch, nhiệm vụ phòng chống rửa tiền tới các bộ, ngành liên quan. Tuy nhiên, cơ quan có trách nhiệm kiểm soát ma túy lại là Công an, Hải quan. Nên các cơ quan này phải có trách nhiệm rà soát, tăng cường hơn nữa để phát hiện tội phạm liên
quan đến ma túy. Các cơ quan này cần có những phương án triển khai riêng về phòng chống rửa tiền.
Về vai trò của Hải quan, thời gian qua, Cục Phòng chống rửa tiền (NHNN) đã trao đổi nhiều thông tin liên quan, giúp sự phối hợp giữa các cơ quan, bộ, ngành rất hiệu quả. Theo đó, qua kênh thông tin từ các ngân hàng, NHNN sẽ đưa ra những báo cáo về giao dịch đáng ngờ. Giao dịch nào có liên quan đến Hải quan, NHNN thường gửi sang cơ quan Hải quan để cùng phối hợp theo dõi, điều tra. Cơ quan Hải quan cũng đã rất tích cực phối hợp, kiểm soát, phát hiện ra các vụ việc đáng ngờ.
Chính phủ đã thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống rửa tiền để đáp ứng yêu cầu thực tế trong nước đòi hỏi phải có sự phối hợp công tác và trao đổi thông tin giữa các bộ, ngành.
Phần lớn các ngân hàng đã xây dựng quy trình kiểm soát, kiểm toán nội bộ đảm bảo cho việc phòng chống rửa tiền có hiệu quả và phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành. Trên cơ sở quy trình nội bộ này, các ngân hàng đã triển khai thực hiện việc phòng chống rửa tiền tại đơn vị mình, đảm bảo phát hiện kịp thời những giao dịch đáng ngờ. Để thực hiện các biện pháp phòng ngừa các ngân hàng đã thực hiện việc bố trí cán bộ chịu trách nhiệm triển khai thực hiện các chính sách, kế hoạch, quy trình, biện pháp phòng chống rửa tiền. Đồng thời, các ngân hàng xây dựng quy trình tìm hiểu, cập nhật thông tin và các thủ tục nhận biết khách hàng, lưu giữ báo cáo giao dịch đã góp phần quan trọng trong việc phát hiện và phòng ngừa tội phạm rửa tiền.
Các ngân hàng đã tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào phòng chống rửa tiền thông qua việc chủ động ký kết hợp tác hoặc mua phần mềm ứng dụng của các công ty chuyên nghiên cứu, cung cấp các ứng dụng phục vụ trong lĩnh vực tài chính.
2.3.2 Những tồn tại, hạn chế
2.3.2.1 Việc triển khai thực hiện các văn bản pháp lý vẫn còn nhiều bất cập
Mặc dù hành lang pháp lý liên quan đến hoạt động rửa tiền của Việt Nam đã được xây dựng và dần hoàn thiện nhưng thực tế triển khai vẫn còn nhiều bất cập. Cụ thể, tại Thông tư 31/2014/TT-NHNN ngày 11/11/2014 còn một vài điểm rất khó hoặc không thể triển khai. Đơn cử như, thu thập thông tin về cá nhân nắm giữ từ
10% vốn điều lệ trở lên trong pháp nhân và cá nhân nắm giữ từ 20% vốn điều lệ trở lên trong tổ chức góp vốn trên 10% vào pháp nhân. Quy trình thực hiện ra sao hiện vẫn chưa được quy định rõ trong Thông tư 31/2014/TT-NHNN khiến các ngân hàng nước ngoài khá lúng túng và gặp khó khăn trong thực hiện… Ngoài ra, về thu thập thông tin địa chỉ, người đại diện của công ty mẹ, công ty con, văn phòng đại diện của khách hàng nước ngoài, và thông tin về cá nhân, tổ chức thụ hưởng (chứng minh thư, hộ chiếu, mã số thuế…) cũng sẽ rất khó để có được các thông tin trên về khách hàng nước ngoài/không cư trú. Trong trường hợp khách hàng từ chối cung cấp thông tin do lo sợ bị lộ bí mật cá nhân, ngân hàng lại gặp phải khó khăn khi hiện tại không có nguồn cơ sở dữ liệu công khai nào mà ngân hàng có thể tiếp cận, cũng như chưa có công ty nào có thể cung cấp dịch vụ xác minh thông tin tại Việt Nam, đồng thời các quy định về bảo mật thông tin ở các quốc gia khác chưa cho phép.
Ngoài ra, tần suất thay đổi các văn bản pháp lý liên quan tương đối nhanh cũng đã gây khó khăn cho các ngân hàng trong quá trình thực hiện. Cụ thể Luật Phòng, chống rửa tiền số 07/2012/QH được ban hàng ngày 18/06/2012 có hiệu lực từ ngày 01/01/2013, đến ngày 04/10/2013 Chính phủ ban hành Nghị định 116/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền, ngày 31/12/2013 NHNN ban hàng Thông tư số 35/2013/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện một số quy định về phòng chống rửa tiền, đến ngày 11/11/2014 NHNN lại ban hành Thông tư số 31/2014/TT-NHNN về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2013/TT-NHNN. Để đáp ứng, ngân hàng cũng phải có thời gian để thay đổi các quy định cũng như tiến hành đào tạo nhân viên cập nhật quy định mới.
2.3.2.2 Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực phòng chống rửa tiền ̉ các ngân hàng ṭi Việt Nam vẫn còn nhiều ḥn chế ngân hàng ṭi Việt Nam vẫn còn nhiều ḥn chế
Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, việc ứng dụng công nghệ thông tin chính là mấu chốt trong phòng, chống rửa tiền hiện nay. Tuy nhiên, theo Cục phòng, chống rửa tiền, thuộc Ngân hàng Nhà nước nhìn nhận, thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực này ở các ngân hàng tại Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế.
Luật Phòng chống rửa tiền đã đi vào hoạt động, nhưng ứng dụng công nghệ thông tin vào phòng, chống rửa tiền tại các ngân hàng chưa đáp ứng đủ yêu cầu. Nhiều nhà băng hiện nay còn thiếu sự đào tạo nâng cao nhận thức cho nhân viên.
Thực trạng nhiều cán bộ công nghệ thông tin giỏi về lĩnh vực công nghệ nhưng chưa hiểu rõ về phòng, chống rửa tiền và lúng túng trong việc lựa chọn phần mềm hỗ trợ phòng chống rửa tiền. Ngoài ra, ngân sách dành cho đầu tư công nghệ thông tin còn rất hạn chế. Với những ngân hàng đã triển khai hệ thống công nghệ thông tin phục vụ phòng, chống rửa tiền chủ yếu quan tâm tới mục tiêu bảo đảm an toàn giao dịch hoặc sử dụng phần mềm phòng, chống rửa tiền sai mục đích...
Chính vì thế, hệ thống công nghệ thông tin của các nhà băng cần đồng bộ hóa và nâng cấp hệ thống theo hướng đáp ứng đúng quy định của pháp luật, phân tích giao dịch, hỗ trợ sàng lọc, nhận biết khách hàng, báo cáo, lưu trữ thông tin…
2.3.2.3 Đội ngũ thực hiện phòng chống rửa tiền còn mỏng và yếu
Bên cạnh vấn đề về công nghệ ngân hàng thì vấn đề về nhân sự cũng gây không ít trở ngại trong phòng chống rửa tiền. Hiện tại hoạt động rửa tiền diễn ra hết sức tinh vi, phức tạp do đó yêu cầu cán bộ thực hiện công tác phòng chống rửa tiền phải có trình độ cao, phải thường xuyên được đào tạo kỹ năng nhận biết và ứng phó với “rửa tiền”. Trong khi đó đội ngũ cán bộ tại Cục Phòng, chống rửa tiền được đào tạo chuyên sâu rất ít.
Số lượng cán bộ chuyên trách thực hiện phòng chống rửa tiền đặt tại Trụ sở chính cũng như cán bộ đầu mối tại các chi nhánh của các ngân hàng còn ít và thường kiêm nhiệm các công việc khác. Đa phần cán bộ cán bộ đầu mối tại các chi nhánh đặt tại bộ phận quản lý rủi ro hoặc kiểm soát nội bộ của chi nhánh. Cục Phòng, chống rửa tiền có tổ chức đào tạo phòng chống rửa tiền cho các ngân