8. Tổng quan các công trình nghiên cứu trước
2.2.1.2 Khung pháp lý về phòng chống rửa tiền
Nhận thức rõ những tác động xấu từ các hành vi rửa tiền đến kinh tế - xã hội, trong nhiều năm qua, Việt Nam đã rất nỗ lực triển khai nhiều biện pháp để ngăn
chặn vấn nạn này. Hiện nay, Việt Nam đã có khá đầy đủ khuôn khổ pháp lý về phòng chống rửa tiền.
Theo đó, ngày 07/6/2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 74/2005/NĐ-CP về PCRT - văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên điều chỉnh trực tiếp về hoạt động rửa tiền ở Việt Nam. Ngày 18/6/2012, Quốc hội ban hành Luật PCRT, trong đó quy định cụ thể các dấu hiệu nhận biết khách hàng là đối tượng có nghi ngờ thực hiện hành vi rửa tiền; Những giao dịch trong lĩnh vực ngân hàng phải giám sát đặc biệt để PCRT… Ngày 17/10/2014, Chính phủ ban hành Nghị định số 96/2014/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng có quy định mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về các hành vi bị cấm trong PCRT (Bảng 3).
Bảng 2.3: Vi phạm quy định về phòng chống rửa tiền
Hành vi vi phạm Mức phạt
Không cập nhật thông tin nhận biết khách hàng Từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng
Không ban hành quy trình quản lý rủi ro các giao dịch liên quan tới công nghệ mới
Từ 60 triệu đồng đến 100 triệu đồng
Không áp dụng các biện pháp nhận biết khách hàng, biện pháp đánh giá tăng cường
Từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng
Không xây dựng quy định phân loại khách hàng, không phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro về rửa tiền theo quy định của pháp luật
Từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng
Không có hệ thống quản lý rủi ro để xác định khách hàng nước ngoài là cá nhân có ảnh hưởng chính trị
Từ 100 triệu đồng đến 150 triệu đồng
Không rà soát khách hàng và các bên có liên quan theo các danh sách cảnh báo trước khi thiết lập mối quan hệ hoặc cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho khách hàng
Từ 20 triệu đồng đến 40 triệu đồng
Cản trở việc cung cấp thông tin phục vụ công tác phòng chống rửa tiền
Từ 30 triệu đồng đến 60 triệu đồng
Vi phạm một trong các hành vi sau đây: Thiết lập hoặc duy trì tài khoản vô danh hoặc tài khoản sử dụng tên giả; Cung cấp trái phép dịch vụ nhận tiền mặt, séc, công cụ tiền tệ khác hoặc công cụ lưu trữ giá trị và thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng tại một địa điểm khác
Từ 100 triệu đồng đến 150 triệu đồng
hoặc tạo điều kiện thực hiện hành vi rửa tiền; Thiết lập và duy trì quan hệ kinh doanh với ngân hàng được thành lập tại một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nhưng không có sự hiện diện hữu hình tại quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đó và không chịu sự quản lý, giám sát của cơ quan quản lý có thẩm quyền.
triệu đồng
Nguồn: Nghị định số 96/2014/NĐ-CP
Tại Bộ Luật Hình sự sửa đổi năm 2009, Việt Nam đã đưa tội danh rửa tiền vào Điều 251, tạo cơ sở pháp lý để đấu tranh có hiệu quả đối với loại tội phạm này, đồng thời góp phần tạo thuận lợi cho việc hợp tác quốc tế trong đấu tranh PCRT. Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 tiếp tục bổ sung nhiều nội dung và cụ thể hóa các tình tiết có tính chất định tính về tội rửa tiền nhằm tháo gỡ vướng mắc trong thực tiễn áp dụng. NHNN cũng ban hành văn bản hướng dẫn triển khai công tác PCRT như: Thông tư số 35/2013/TT-NHNN ngày 31/12/2013 của NHNN hướng dẫn thực hiện một số quy định về PCRT; Thông tư số 31/2014/TT-NHNN ngày 18/11/2014 của NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2013/TT- NHNN...
Từ tháng 5/2007, Việt Nam đã trở thành thành viên của (Nhóm Châu Á - Thái Bình Dương về chống rửa tiền APG) và cam kết thực thi đầy đủ 40 khuyến nghị về chống rửa tiền của FATF. Chính phủ đã giao Bộ Công an, Bộ Tư pháp, NHNN, Bộ Tài chính, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao… cùng phối hợp triển khai dự án. Qua đó, dự án đã tập huấn, đào tạo nghiệp vụ cho hơn hàng nghìn cán bộ tại các cơ quan hành pháp và tư pháp về PCRT. Ngày 13/4/2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 470/QĐ-TTg về việc thành lập Ban Chỉ đạo PCRT, với nhiệm vụ giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xây dựng chiến lược, chủ trương, chính sách, chương trình, kế hoạch, cơ chế và giải pháp trong công tác PCRT…
Theo lộ trình, dự kiến trong quý IV/2019, APG sẽ vào Việt Nam tiếp tục đánh giá về cơ chế PCRT, tài trợ khủng bố của Việt Nam theo 40 khuyến nghị mới của FATF. Thực hiện nghĩa vụ thành viên và triển khai nhiệm vụ Chính phủ giao, hiện nay NHNN Bộ Công an, Bộ Tư pháp và các bộ, ngành đang phối hợp xây dựng và thực hiện Kế hoạch tổng thể chuẩn bị cho việc đánh giá đa phương của APG. Trong đó, cả định hướng chỉnh sửa Luật PCRT cho phù hợp với các chuẩn mực quốc tế và yêu cầu thực tiễn của Việt Nam…
Căn cứ quy định tại Nghị định số 74/2005/NĐ-CP ngày 07/6/2005 của Chính phủ về phòng chống rửa tiền, Thống đốc NHNN Việt Nam đã ký Quyết định số 1002/QĐ-NHNN ngày 08/7/2005 về việc thành lập Trung tâm Thông tin phòng chống rửa tiền trực thuộc NHNN Việt Nam để đáp ứng yêu cầu về công tác phòng chống rửa tiền trong tình hình mới. Theo đó, Trung tâm Thông tin phòng chống rửa tiền là đơn vị sự nghiệp, có con dấu riêng để giao dịch, có chức năng làm đầu mối để tiếp nhận, xử lý thông tin và thực hiện các nhiệm vụ liên quan được quy định tại Nghị định 74/2005/NĐ-CP.
Tiếp theo, Trung tâm Thông tin phòng chống rửa tiền cùng với 3 đơn vị khác là Thanh tra Ngân hàng, Vụ Các ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngân hàng, Vụ Các tổ chức tín dụng hợp tác hợp nhất thành Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng. Theo Quyết định số 83/2009/QĐ-TTg ngày 27/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc NHNN Việt Nam, Trung tâm Thông tin phòng chống rửa tiền được đổi tên thành Cục Phòng, chống rửa tiền thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.
Chức năng chính của Cục Phòng, chống rửa tiền là đầu mối tham mưu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác phòng chống rửa tiền; thu thập, xử lý và chuyển giao thông tin liên quan đến rửa tiền, tài trợ khủng bố cho cơ quan điều tra có thẩm quyền; đầu mối phối hợp với các quốc gia và tổ chức quốc tế trong thực thi các hoạt động về phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố.
Có thể nói, những nỗ lực của Việt Nam trong công tác PCRT đã đạt nhiều kết quả tích cực. Thống kê kết quả sau 5 năm thực hiện Luật PCRT (2013-2018) cho thấy, Luật này đã tạo hành lang pháp lý đầy đủ và toàn diện cho việc triển khai đồng bộ và có hiệu quả công tác PCRT trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Tính từ năm 2014 đến năm 2018, Cục PCRT (NHNN) đã tiếp nhận gần 5.769 báo cáo giao dịch đáng ngờ, tăng gấp 3 lần so với giai đoạn trước khi có luật (2005-2012). Hiện nay, mỗi ngày cơ sở dữ liệu của Cục PCRT tiếp nhận khoảng gần 200 nghìn giao dịch tiền mặt có giá trị lớn và giao dịch chuyển tiền điện tử ra/vào Việt Nam. Tính đến tháng 1/2018, hệ thống đang lưu trữ khoảng 250 triệu giao dịch, liên quan đến khoảng 11 triệu khách hàng…
Bảng 2.4 Số lượng báo cáo giao dịch đáng ngờ nhận được của Cục Phòng, chống rửa tiền
Năm 2014 2015 2016 2017 2018
Số lượng 874 940 1095 1324 1536
Nguồn: Cục phòng chống rửa tiền 2.2.1.3 Tăng cường phối hợp phòng chống rửa tiền giữa các bên có liên quan
Ngày 13/4/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 470/QĐ- Ttg về việc thành lập Ban chỉ đạo phòng chống rửa tiền do Phó Thủ thướng thường trực làm trưởng ban. Các phó trưởng ban là Thống đốc NHNN và lãnh đạo Bộ Công an, 11 ủy viên là lãnh đạo các bộ, ngành liên quan. NHNN là cơ quan thường trực của ban chỉ đạo, NHNN thành lập tổ thường trực giúp việc ban chỉ đạo và nhiều hoạt động khác phục vụ cho công tác phòng chống rửa tiền.
Việc thành lập Ban chỉ đạo phòng chống rửa tiền sẽ giúp chính phủ nâng cao hiệu quả chỉ đạo và điều phối hoạt động giữa các bộ, ngành trong công tác phòng chống rửa tiền trên lãnh thổ Việt Nam và theo đó Ban chỉ đạo có nhiệm vụ, quyền hạn:
- Giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xây dựng chiến lược, chủ trương, chính sách, chương trình, kế hoạch, cơ chế giải pháp trong phòng chống rửa tiền.
- Giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều phối hoạt động, đôn đốc, kiểm tra và đánh giá phòng chống rửa tiền trên lãnh thổ Việt Nam.
- Giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo việc triển khai thực hiện nghĩa vụ thành viên của Việt Nam trong APG và kế hoạch tiến tới thực hiện đầy đủ 40 Khuyến nghị của FATF.
- Phối hợp với các lực lượng nòng cốt trong chống khủng bố nhằm nghiên cứu, đề xuất cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành chính sách pháp luật, chương trình, biện pháp chống tài trợ cho khủng bố trên lãnh thổ Việt Nam trong từng thời kỳ.
- Duyệt báo cáo tổng hợp tình hình thực hiện phòng chống rửa tiền theo từng thời kỳ và khi Thủ tướng Chính phủ yêu cầu.
- Giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, ban hành các chủ trương, chính sách về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng chống rửa tiền phù hợp trong từng thời kỳ.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ phân công.
2.2.1.4 Hợp tác quốc tế trong họt động phòng chống rửa tiền
Rửa tiền có thể tàn phá thành quả kinh tế của một quốc gia. Việc phát hiện, phòng ngừa và ngăn chặn các hành vi rửa tiền là rất khó. Nó đòi hỏi phải có sự phối hợp không chỉ trong phạm vi quốc gia mà phải trên phạm vi quốc tế. Các quốc gia trên thế giới đã có những hành động hợp tác song phương và đa phương trong cuộc chiến chống nạn rửa tiền. Một trong những tổ chức quốc tế đầu tiên được thành lập nhằm hạn chế, ngăn ngừa loại tội phạm này là Lực lượng đặc nhiệm tài chính chống rửa tiền, hay còn gọi là FATF vào năm 1989.
Tổ chức này do các ngân hàng, các tổ chức tài chính quốc tế và các nhà lãnh đạo của nhóm G7 thành lập. Tổ chức hoạch định chính sách liên chính phủ này có trách nhiệm kiểm soát những mánh khoé và xu hướng rửa tiền, giám sát hoạt động quốc nội và quốc tế, xác định các nguyên nhân phát sinh và đưa ra các biện pháp ngăn ngừa tệ nạn này. Việc các quốc gia tham gia vào FATF là mang tính tự nguyện. 40 khuyến nghị của FATF về chống rửa tiền và chống tài trợ cho khủng bố được tiếp nhận trong pháp luật nhiều nước, thậm chí nhiều trong số khuyến nghị đó đã được quy định bắt buộc trong một số điều ước quốc tế. FATF đang mở rộng các chi nhánh khu vực nhằm thu hút nhiều hơn các quốc gia tiếp nhận các khuyến nghị của mình.
Hiện nay, với nỗ lực tạo sức mạnh đồng bộ của cả cộng đồng quốc tế, Liên hợp quốc đã có Chương trình chống rửa tiền toàn cầu (The Global Programme against Money Laundering - GPML) đặt trụ sở tại Bỉ. Tuy nhiên, số quốc gia là thành viên của Chương trình này không nhiều.
Rửa tiền không chỉ là vấn đề của một quốc gia. Đặc biệt, đối với các thị trường mới nổi, việc mở cửa nền kinh tế và lĩnh vực tài chính sẽ khiến họ trở thành mục tiêu của các hoạt động rửa tiền. Khi các cơ quan chức năng tại các thị trường, trung tâm tiền tệ hàng đầu thế giới càng nỗ lực chống lại các hoạt động rửa tiền thì
những kẻ rửa tiền lại càng có thêm động cơ để chuyển những hoạt động rửa tiền sang các quốc gia mới nổi.
Từ tháng 5/2007, Việt Nam đã trở thành thành viên của (Nhóm Châu Á - Thái Bình Dương về chống rửa tiền APG) và cam kết thực thi đầy đủ 40 khuyến nghị về chống rửa tiền của FATF.
Hiện nay, chống rửa tiền đang trở thành một vấn đề đang được các quốc gia trên thế giới quan tâm và bắt đầu quá trình hợp tác trong việc phòng chống các hành vi rửa tiền nhất là thông qua hệ thống tài chính – ngân hàng nhằm ngăn chặn việc các tổ chức tội phạm biến các quốc gia thành nơi tẩy rửa các tài sản, tiền có nguồn gốc tội phạm do quy mô và tác hại của chúng đến nền kinh tế quốc gia.
Mỗi quốc gia có những quy định khác nhau về vấn đề hợp tác quốc tế trong phòng, chống rửa tiền, tuy nhiên, trong luật phòng, chống rửa tiền của các nước, các vấn đề được đề cập nhiều nhất về hợp tác quốc tế tập trung vào một số điểm chính là hỗ trợ tư pháp song phương hoặc đa phương; công nhận bản án của nước ngoài...
Bọn tội phạm thường hay rửa tiền qua các công ty xuyên quốc gia. Chính vì thế, sự hợp tác quốc tế và giữa các quốc gia ở nhiều cấp độ khác nhau trong phòng, chống rửa tiền càng có tầm quan trọng đặc biệt. Các hình thức hợp tác khác có thể là hỗ trợ tập huấn, nâng cao năng lực; điều tra chung; trao đổi thông tin, chứng cứ; cùng xây dựng và cam kết thực thi các chuẩn mực chung về phòng, chống rửa tiền...
2.2.2 Thực trạng phòng chống rửa tiền tại hệ thống Ngân hàng Việt Nam
Theo các chuyên gia tài chính ngân hàng đánh giá, tiền không thể được rửa, khủng bố không thể được tài trợ nếu không có sự dính líu của các tổ chức tài chính, một số doanh nghiệp hoặc cá nhân. Thực tế cho thấy, khi tội phạm kiểm soát được các tổ chức tài chính hay nắm được các vị trí quản lý cấp cao trong các tổ chức tài chính, các nước sẽ cảm thấy để ngăn chặn và khám phá việc rửa tiền khó khăn vô cùng.
Nguồn tiền “bẩn” có xu hướng được đưa vào các quốc gia nơi hệ thống pháp luật dành ít sự quan tâm hơn cho việc kiểm soát nó. Sự xuất hiện của nhiều hơn một nền tài phán khiến cho việc phát hiện nguồn gốc phi pháp của tiền cũng như vấn đề xử lý là tương đối khó khăn và phức tạp.
Trong nền kinh tế hiện đại, hệ thống pháp luật của các quốc gia có xu hướng đòi hỏi kiểm soát dòng lưu chuyển tiền tệ thông qua hệ thống các tổ chức tài chính, hầu hết các giao dịch lớn đều được yêu cầu phải thực hiện trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua chúng.
Ở Việt Nam, hệ thống tổ chức tài chính được quản lý bởi nhiều cơ quan và được điều chỉnh bởi những bộ phận pháp luật khác nhau.Trong đó, các giao dịch được tập trung thực hiện qua hệ thống các tổ chức tín dụng, mà chủ yếu là các ngân hàng.
Do đó, phòng chống rửa tiền trong hoạt động của các tổ chức tín dụng cũng vì thế được đặc biệt quan tâm trong những năm qua và trong thời gian sắp tới.
Chiếm gần 90% tổng số báo cáo giao dịch đáng ngờ (BCGDĐN) gửi đến Cục Phòng, chống rửa tiền, cao hơn các lĩnh vực khác. Mặc dù phải khẳng định rằng không phải tất cả các khoản tiền thu bất chính đều được tội phạm đưa vào chu trình tẩy rửa tiền, song điều này cũng chứng tỏ, so với các lĩnh vực khác trong nền kinh