Tuân thủ chính sách tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện thạnh phú, tỉnh bến tre (Trang 68)

- CHI NHÁNH HUYỆN THẠNH PHÚ, TỈNH BẾN TRE

3.2.1. Tuân thủ chính sách tín dụng

Một là, chú trọng tiến hành khảo sát nhu cầu tín dụng trên địa bàn: Từng cán bộ tiến hành khảo sát tại địa bàn mình quản lý về số hộ và doanh nghiệp hiện có trên địa bàn, số hộ và doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn, số hộ và doanh nghiệp đã vay vốn tại ngân hàng khác, số hộ và doanh nghiệp đang có vay vốn tại chi nhánh. Mỗi đối tƣợng đƣợc khảo sát theo ngành nghề kinh doanh, theo nhu cầu vay vốn, theo loại hình vay vốn. Trong đó cần chú trọng đặc điểm riêng có, sự khác biệt giữa các vùng nhƣ: các xã ven biển, thị trấn và các xã lân cận... để có những biện pháp thích hợp trong phân bổ tín dụng và kiểm soát khách hàng vay vốn, nhằm chủ động trong hạn chế RRTD.

Hai là, xây dựng nhu cầu tín dụng: Agribank huyện Thạnh Phú, Bến Tre cần tổng hợp các nhu vốn tín dụng trên từng địa bàn xã, thị trấn để chủ động phân bổ vốn tín dụng hỗ trợ phát triển theo kế hoạch hàng năm của huyện, qua đó tăng cƣờng kiểm soát việc sử dụng vốn vay của khách hàng vay vốn, góp phần hạn chế RRTD.

Ba là, đƣa ra danh mục cho vay trên cơ sở nhu cầu tín dụng đã tổng hợp, xác định tỷ trọng danh mục cho vay theo loại khách hàng, theo ngành nghề và theo loại hình cho vay hợp lý nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, đảm bảo khả năng tăng trƣởng tín dụng và đầu tƣ an toàn trong phạm vi tỷ lệ nợ xấu có thể chấp nhận đƣợc.

Bốn là, quản lý tỷ trọng danh mục cho vay: tổ chức thực hiện và theo dõi tỷ trọng cho vay trên từng địa bàn, cảnh báo và yêu cầu xử lý khi có sự tăng trọng không phù hợp với định hƣớng chung của địa phƣơng cũng nhƣ của chi nhánh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện thạnh phú, tỉnh bến tre (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)