Nâng cao công tác tổ chức bộ máy hoạt động tín dụng, chất lƣợng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện thạnh phú, tỉnh bến tre (Trang 70 - 72)

- CHI NHÁNH HUYỆN THẠNH PHÚ, TỈNH BẾN TRE

3.2.3. Nâng cao công tác tổ chức bộ máy hoạt động tín dụng, chất lƣợng

ngũ cán bộ làm công tác tín dụng gắn với giáo dục đạo đức nghề nghiệp

Hiện nay, tại Agribank huyện Thạnh Phú, Bến Tre cán bộ quản lý khoản vay cũng đồng thời là ngƣời xử lý nợ nếu món vay phát sinh rủi ro và chuyển nợ quá hạn, nợ xấu. Do cán bộ quản lý khoản vay có quen biết với khách hàng nên đôi khi

biện pháp xử lý không quyết liệt, còn mang tính nể nang nên hiệu quả chƣa cao. Trong thời gian tới cần thành lập tổ xử lý nợ chuyên biệt để xử lý các món nợ quá hạn, nợ xấu phát sinh. Thành phần của tổ xử lý nợ bao gồm Giám đốc hoặc Phó Giám đốc phụ trách tín dụng làm tổ trƣởng, lãnh đạo phòng Kế hoạch và Kinh doanh làm tổ phó, các cán bộ tín dụng làm thành viên. Khi xử lý nợ xấu của món vay do cán bộ tín dụng nào quản lý thì cán bộ tín dụng đó không tham gia vào thành phần của tổ xử lý nợ mà chỉ báo cáo về tình hình khoản vay, khách hàng cho tổ xử lý nợ để tổ xử lý nợ có biện pháp xử lý phù hợp. Tổ xử lý nợ thực hiện xử lý nợ theo nguyên tắc sau:

Một là, đối với các khoản nợ quá hạn (nợ nhóm 2): Phân tích nguyên nhân để từ đó có biện pháp tháo gỡ. Những khách hàng có nợ quá hạn mang tính chất tạm thời do những nguyên nhân khách quan, hoạt động sản xuất kinh doanh bình thƣờng, ngân hàng xem xét khả năng trả nợ và phƣơng án sản xuất kinh doanh của khách hàng trong thời gian tới để quyết định áp dụng các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng nhƣ: cơ cấu lại thời hạn trả nợ; miễn, giảm lãi, phí; cho vay mới… Đối với nợ quá hạn do những nguyên nhân chủ quan nhƣ sử dụng vốn sai mục đích, quản lý yếu kém, gian dối lừa đảo,... ngân hàng cần áp dụng đồng bộ các giải pháp để quyết liệt xử lý thu hồi nợ nhƣ: chấm dứt cho vay, chuyển nợ quá hạn, thu hồi nợ trƣớc hạn, khởi kiện ra tòa,...

Hai là, đối với các khoản nợ xấu: các khoản vay này cần đƣợc theo dõi chặt chẽ dòng tiền và thái độ hợp tác của khách hàng để tập trung thu hồi nợ. Bên cạnh việc đôn đốc thu hồi nợ, ngân hàng phải rà soát lại toàn bộ hồ sơ cấp tín dụng, kịp thời bổ sung những thiếu sót (nếu có) để chủ động khởi kiện khi ngƣới vay không hợp tác. Tích cực phối hợp với các cơ quan hữu quan để tiến hành thanh lý, phát mại các tài sản bảo đảm để thu hồi nợ.

Bên cạnh đó, Agribank huyện Thạnh Phú, Bến Tre cũng cần có một chiến lƣợc cụ thể để không ngừng nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, tăng cƣờng đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng và có cơ chế động viên hợp lý, thƣờng xuyên đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ tinh thông và có đạo đức nghề nghiệp.

Đào tạo cho đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng không những là để đáp ứng nhu cầu hiện tại mà còn hƣớng tới việc cổ phần hóa trong thời gian tới. Các cán bộ

tín dụng không chỉ cần phải tinh thông nghiệp vụ mà còn cần phải am hiểu pháp luật, sử dụng thành thạo các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công việc, có khả năng hiểu biết và phân tích diễn biến thị trƣờng và có phẩm chất đạo đức tốt.

Công tác đào tạo cán bộ tín dụng nói chung và cán bộ quản lý CLTD nói riêng cần đáp ứng đƣợc yêu cầu về trình độ nghiệp vụ cao, có tính năng động, nhạy bén, có vốn hiểu biết nhất định về thị trƣờng và lĩnh vực chuyên môn mà khách hàng của mình đang tiến hành sản xuất kinh doanh vì nó liên quan trực tiếp đến chất lƣợng của từng món vay. Điều này thật khó đạt đƣợc nếu một cán bộ tín dụng phụ trách nhiều doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Vì vậy, cần có sự chuyên môn hóa trong cán bộ tín dụng. Chi nhánh nên phân công mỗi cán bộ phụ trách quản lý một mảng, một lĩnh vực sản xuất kinh doanh nhất định đƣợc chia theo ngành. Tùy theo trình độ, năng lực của từng ngƣời mà ban lãnh đạo phân công công việc phù hợp. Việc chuyên môn hóa nhƣ vậy sẽ tạo điều kiện cho cán bộ tín dụng dễ dàng giám sát, gắn bó chặt chẽ với khách hàng trong quá trình sử dụng vốn vay.

Không ngừng nâng cao kiến thức cho cán bộ tín dụng bằng cách mở các lớp huấn luyện bồi dƣỡng cán bộ về nghiệp vụ, thị trƣờng, công nghệ, kiến thức về tin học và ngoại ngữ. Đây là những yếu tố giúp cán bộ làm công tác tín dụng vững vàng, tự tin hơn trong công việc của mình. Vì vậy, chi nhánh cần tạo điều kiện, khuyến khích cán bộ, nhân viên học tập nâng cao trình độ, tạo cho họ điều kiện học tập, nghiên cứu.

Ngoài ra, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng cũng rất quan trọng. Nó ảnh hƣởng đến chất lƣợng của các khoản vay. Tình trạng nợ xấu rất dễ xuất hiện khi cán bộ tín dụng cố tình làm sai qui trình tín dụng hay bỏ sót một vài bƣớc trong qui trình nhằm nhận đƣợc khoản bồi thƣờng từ khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện thạnh phú, tỉnh bến tre (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)