- CHI NHÁNH HUYỆN THẠNH PHÚ, TỈNH BẾN TRE
3.2.7. Sử dụng hiệu quả các công cụ bảo hiểm tín dụng
Rủi ro tín dụng xuất phát từ nhiều nguyên nhân rất đa dạng mà đôi khi những rủi ro đó ngân hàng không thể lƣờng trƣớc đƣợc. Vì vậy sử dụng các công cụ bảo hiểm và áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay để hạn chế tổn thất khi rủi ro xảy ra là cực kỳ quan trọng. Một số giải pháp cần thực hiện nhƣ:
Một là, yêu cầu khách hàng vay phải mua bảo hiểm trong quá trình xây dựng và bảo hiểm công trình (đối với các dự án đầu tƣ), bảo hiểm hàng hóa… Trên thực tế thời gian qua, nhờ sử dụng yêu cầu này mà những tổn thất vốn vay do thiên tai gây ra đã đƣợc các công ty bảo hiểm thanh toán, giảm thiểu đáng kể những tổn thất.
Hai là, hoàn thiện về mặt pháp lý của tài sản đảm bảo tiền vay để thuận lợi trong xử lý tài sản bảo đảm, nguồn thu nợ thứ hai khi RRTD xảy ra. Qua xử lý một số tài sản bảo đảm tiền vay cho thấy sở hữu về tài sản không rõ ràng, không có giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu nên việc bán tài sản rất khó khăn (cơ quan công chứng không chịu công chứng hợp đồng, ngƣời mua e ngại…). Nguyên nhân của tình trạng này là do khách hàng ngại tốn chi phí nên không đăng ký sở hữu tài sản (đặc biệt là đối với nhà xƣởng, công trình trên đất), chi nhánh không đôn đốc khách hàng hoàn thiện các thủ tục về tài sản bảo đảm, việc đăng ký sở hữu tài sản trên đất gặp
nhiều khó khăn về thủ tục… nên khá nhiều tài sản trên đất, đặc biệt là nhà xƣởng, công trình xây dựng trên đất thế chấp tại Chi nhánh chƣa có giấy tờ về sở hữu tài sản. Do đó hồ sơ bảo đảm tiền vay không đầy đủ, gây khó khăn cho quá trình xử lý tài sản thu hồi nợ. Để giảm những rủi ro về mặt pháp lý, cần thỏa thuận việc hoàn thiện về thủ tục đăng ký sở hữu tài sản sau khi dự án hoàn thành là một điều kiện tín dụng, đồng thời thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra, liên tục rà soát hồ sơ pháp lý và thực trạng của tài sản bảo đảm.
3.2.8. Mở rộng cho vay có tài sản bảo đảm và thực hiện tốt cơ chế bảo đảm tiền vay trong hoạt động tín dụng ngân hàng
Mở rộng cho vay có tài sản bảo đảm
Hiện nay và trong một số năm tới tình hình kinh tế, thị trƣờng có nhiều diễn biến phức tạp, hoạt động tín dụng đang chứa đựng rất nhiều tiểm ẩn, nguy cơ rủi ro cao. Một trong những biện pháp để đảm bảo an toàn và hạn chế tổn thất khi rủi ro xảy ra là tăng cƣờng cho vay có bảo đảm, đây chính là nguồn thứ cấp thu hồi nợ sau xử lý. Tuy nhiên việc xác định giá trị tài sản bảo đảm cần khách quan, có khả năng chuyển nhƣợng, đủ điều kiện pháp lý. Cần thƣờng xuyên theo dõi tài sản bảo đảm, nắm bắt thông tin về tài sản bảo đảm, nếu có biến động lớn cần xem xét định lại giá trị tài sản.
Cán bộ tín dụng phải thƣờng xuyên thu thập thông tin về tài sản cùng loại qua thị trƣờng và trung tâm bán đấu giá để có cơ sở định giá tài sản bảo đảm.
Với định hƣớng tăng cƣờng cho vay có bảo đảm bằng tài sản, Agribank huyện Thạnh Phú, Bến Tre cần thực hiện các biện pháp sau:
Một là, yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản bảo đảm ngoài tài sản của khách hàng, có thể dùng tài sản cá nhân khác đứng ra bảo lãnh để vay vốn ngân hàng.
Hai là, thực hiện định kỳ đánh giá lại tài sản đảm bảo tiền vay.
Thực hiện tốt cơ chế bảo đảm tiền vay trong hoạt động tín dụng ngân hàng:
Theo nguyên tắc chung trong hoạt động tín dụng ngân hàng, phƣơng án kinh doanh khả thi, hiệu quả là tiêu chí quyết định trong việc xem xét cho vay. Tuy nhiên, những RRTD rất đa dạng và có những rủi ro nằm ngoài tầm kiểm soát của con ngƣời mà thẩm định tín dụng không thể lƣờng hết đƣợc. Đồng thời việc áp
dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay sẽ nâng cao tính trách nhiệm và chia sẻ rủi ro của khách hàng với ngân hàng. Do đó Agribank huyện Thạnh Phú, Bến Tre cũng rất chú trọng tăng cƣờng áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay, đa dạng về hình thức: thế chấp, cầm cố tài sản, bảo đảm bằng tài sản hình thành trong tƣơng lai, bảo lãnh của ngƣời khác,… Vì vậy tỷ lệ cho vay có bảo đảm bằng tài sản có xu hƣớng gia tăng, góp phần vào giảm thiểu tổn thất khi rủi ro xảy ra.
3.2.9. Quản lý và xử lý tốt các khoản nợ xấu, nợ có vấn đề
3.2.9.1. Nâng cao hiệu quả các biện pháp xử lý thu hồi nợ xấu
Rà soát lại toàn bộ các khoản nợ, đánh giá khách quan, đầy đủ, chính xác rủi ro, khả năng trả nợ của khách hàng, các nguồn thu nợ. Giải pháp này đòi hỏi phải đƣợc làm thƣờng xuyên, định kỳ để hiểu rõ hơn khách hàng cũng nhƣ phát hiện ra nhu cầu đầu tƣ của khách hàng, xây dựng nên các mối quan hệ truyền thống với các khách hàng có uy tín, tìm kiếm khách hàng có tiềm năng phát triển.
Áp dụng các biện pháp khai thác nợ trên cơ sở đánh giá đầy đủ khả năng phục hồi năng lực trả nợ của khách hàng. Quán triệt nguyên tắc chỉ đƣợc áp dụng các biện pháp này trong trƣờng hợp con nợ có khả năng phục hồi năng lực sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ, tránh tƣ tuởng áp dụng các biện pháp này để che dấu nợ xấu. Cụ thể:
Một là, cơ cấu lại nợ: chỉ áp dụng đối với các khách hàng khó khăn trả nợ do nguyên nhân khách quan, việc cơ cấu lại có thể giúp cho khách hàng điều chỉnh dòng tiền, từ đó thu xếp hoàn trả đầy đủ nợ gốc và lãi cho ngân hàng.
Hai là, tiếp tục và tăng cƣờng các biện pháp tƣ vấn để hỗ trợ khách hàng giải quyết những vấn đề khó khăn trong quản lý tài chính để từ đó giúp khách hàng vƣợt qua các trở ngại, hoạt động ổn định, tạo nguồn thu để trả nợ. Với đối tƣợng khách hàng phần lớn là doanh nghiệp nhỏ và vừa, chủ yếu hoạt động ở vùng nông thôn, năng lực quản lý đặc biệt là quản lý tài chính yếu kém dẫn đến hạn chế khả năng trả nợ. Cho nên việc tƣ vấn quản lý tài chính cho khách hàng từ ngân hàng với tƣ cách là một trung gian tài chính chuyên nghiệp là rất cần thiết, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, hồi phục khả năng trả nợ cho ngân hàng.
Ba là, đối với các khoản cho vay nông nghiệp, nông thôn, nếu rủi ro xảy ra do nguyên nhân khách quan nhƣ thiên tại, lũ lụt, hạn hán, thất mùa… Nên xem xét
miễn, giảm lãi tiền vay ở mức độ phù hợp để tạo động lực khách hàng hoàn trả nợ theo điều kiện đã đƣợc điều chỉnh.
Ba là, tăng cƣờng các biện pháp thanh lý nợ, xử lý dứt điểm nợ không có khả năng thu hồi. Nguyên tắc quán triệt đối với giải pháp này là sử dụng tất cả các biện pháp phù hợp để tận thu khoản nợ xấu, dứt điểm thu hồi nợ.
Bốn là, hoàn thiện hồ sơ pháp lý đối với các khoản nợ có TSBĐ, phối hợp với khách hàng, chính quyền địa phƣơng để hoàn thiện các thủ tục pháp lý chuyển quyền sở hữu tài sản tiến hành xử lý TSBĐ.
Năm là, áp dụng qui trình chặt chẽ trong xử lý nợ xấu: Agribank huyện Thạnh Phú, Bến Tre cần phải xác định xử lý nợ xấu phải là một quá trình lâu dài và phải nhận đƣợc sự đồng thuận và hỗ trợ tích cực của tất cả các cấp chính quyền địa phƣơng thì mới giải quyết đƣợc. Nợ xấu không phải là một vấn đề lịch sử mà còn là vấn đề gắn với đặc thù riêng của mối quan hệ ngân hàng - khách hàng. Chính vì vậy, việc xử lý nợ xấu phải tuân thủ theo một qui trình chặt chẽ. Phƣơng án xử lý nợ xấu phải dựa trên cơ sở đặc điểm kinh doanh của từng đối tƣợng khách hàng cụ thể.
3.2.9.2. Tăng cường sự phối kết hợp hiệu quả với các cấp chính quyền, đoàn thể tại địa phương
Hoạt động cho vay của các ngân hàng, đặc biệt là Agribank huyện Thạnh Phú, Bến Tre rất cần có sự hỗ trợ từ phía chính quyền địa phƣơng. Chính quyền địa phƣơng ở đây đƣợc hiểu theo nghĩa truyền thống là Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện, các xã và thị trấn. Chính quyền địa phƣơng có vai trò rất lớn trong việc xúc tiến các hoạt động cho vay của ngân hàng, hạn chế rủi ro cho hoạt động này, thu hồi nợ, xử lý tài sản bảo đảm tiền vay. Thực tiễn cho thấy, có nhiều khách hàng đến hạn không trả nợ, nhà đất thế chấp cũng không cho phát mại. Cuối cùng, phải có sự can thiệp của chính quyền địa phƣơng, ngân hàng mới xử lý đƣợc tài sản thế chấp. Hơn nữa, hoạt động của Agribank huyện Thạnh Phú, Bến Tre rất cần sự hợp tác từ phía Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn trong việc chứng thực các giấy tờ về đất và tài sản gắn liền với đất khi thực hiện thế chấp.
Nhờ có ngân hàng, nhu cầu về vốn của cá ngƣời vay đƣợc đáp ứng, tạo đà cho sự mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh, bởi lẽ không phải ngƣời vay nào cũng có khả năng tự chủ về nguồn vốn. Chính quyền địa phƣơng chính là cầu nối để
ngƣời vay có thể tiến cận nhanh chóng nguồn vốn tín dụng ngân hàng đồng thời hỗ trợ tích cực ngân hàng trong công tác thu hồi các khoản nợ quá hạn, nợ xấu.
3.3. Một số kiến nghị
3.3.1. Kiến nghị với Ủy ban nhân dân huyện Thạnh Phú, Bến Tre
Sự quan tâm, hỗ trợ của Ủy ban Nhân dân huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre đến hoạt động kinh doanh ngân hàng là một vấn đề vô cùng quan trọng. Ủy ban Nhân dân huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre cần có những biện pháp hỗ trợ mạnh mẽ để các chi nhánh NHTM nói chung trong đó có Agribank huyện Thạnh Phú, Bến Tre mở rộng hoạt động kinh doanh và giảm thiểu rủi ro. Luận văn kiến nghị một số vấn đề sau:
- Chỉ đạo các ngành chức năng đổi mới công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch sản xuất, đặc biệt là công tác quy hoạch, kế hoạch về trồng lúa, chăn nuôi bò, nuôi trồng thủy sản, khai thác hải sản,... để đầu tƣ tín dụng ngân hàng mang lại hiệu quả.
- Đầu tƣ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đặc biệt là cơ sở hạ tầng phục vụ vùng nuôi tôm công nghiệp, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi bò,... để nâng cao năng suất, chất lƣợng, hiệu quả.
- Tạo điều kiện để ngƣ dân bám biển, hạn chế chi phí và giảm thiểu rủi ro trong quá trình hoạt động, UBND huyện Thạnh Phú thƣờng xuyên và kịp thời báo cáo những khó khăn, vƣớng mắc của ngƣời dân và kiến nghị UBND tỉnh Bến Tre xém xét, chỉ đạo các ngành chức năng hỗ trợ ngƣ dân thực hiện kiểm tra và gia hạn giấy phép hoạt động đối với tàu cá đang hoạt động tại ngoài vùng biển tỉnh Bến Tre.
3.3.2. Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bến Tre nhánh tỉnh Bến Tre
Một là, kịp thời hƣớng dẫn nghiệp vụ, các quy định của ngành, Agribank, quy định của pháp luật có liên quan để chi nhánh thực hiện, đảm bảo an toàn, hiệu quả, hạn chế rủi ro phát sinh.
Hai là, thƣờng xuyên mở lớp tập huấn kỹ năng thẩm định, kiến thức pháp luật, quản lý rủi ro nhằm hỗ trợ cho các Chi nhánh cấp 2, 3 và các Phòng Giao dịch trực thuộc.
Ba là, tăng cƣờng công tác kiểm tra, kiểm soát các mặt hoạt động cấp tín dụng để hỗ trợ chi nhánh sớm nhận diện RRTD, kịp thời hạn chế và giảm thiểu rủi ro phát sinh.
Bốn là, thƣờng xuyên phát động các phong trào thi đua để động viên, kích thích tinh thần hăng say lao động, nâng cao chất lƣợng hoạt động nói chung và chất lƣợng tín dụng nói riêng tại chi nhánh.
Năm là, phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Thƣơng mại và Đầu tƣ, Sở Công thƣơng tỉnh Bến Tre tổ chức, tham gia tài trợ các hoạt động xúc tiến thƣơng mại, tiêu thụ nông sản của nông dân; phối hợp với các Sở, Ban ngành có liên quan của tỉnh Bến Tre để quảng bá chủ trƣơng đầu tƣ tín dụng và các sản phẩm dịch vụ của Agribank trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng.
Sáu là, thƣờng xuyên và kịp thời báo cáo những khó khăn, vƣớng mắc đối với Ngân hàng Nhà nƣớc chi nhánh tỉnh Bến Tre để hiện thanh kiểm tra, giám sát hoạt động của các chi nhánh NHTM trên địa bàn huyện nhằm đảm bảo thực hiện đúng quy định của pháp luật, nhất là trong hoạt động cấp tín dụng; có kiến nghị UBND tỉnh Bến Tre tạo điều kiện để ngƣ dân bám biển, hạn chế chi phí và giảm thiểu rủi ro trong quá trình hoạt động; xém xét, chỉ đạo các ngành chức năng hỗ trợ ngƣ dân thực hiện kiểm tra và gia hạn giấy phép hoạt động đối với tàu cá đang hoạt động tại ngoài vùng biển tỉnh Bến Tre.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Chƣơng 3 của đề tài, tác giả đã đƣa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng tín dụng tại Agribank huyện Thạnh Phú, Bến Tre trong thời gian tới. Các giải pháp trên nhằm khắc phục những hạn chế đang tồn tại và hoàn thiện hơn nữa những điểm mạnh hiện có. Bên cạnh đó, tác giả có những kiến nghị đến Agribank Bến Tre, Ủy ban nhân dân huyện Thạnh Phú để hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho Agribank huyện Thạnh Phú, Bến Tre nâng cao chất lƣợng tín dụng trong thời gian tới.
KẾT LUẬN
Cùng với sự phát triển của nên kinh tế Việt Nam phải kể đến sự đóng góp đáng kể của các thành phần kinh tế mà các ngân hàng đang hƣớng tới trong lộ trình phát triển của mình. Với định hƣớng trở thành một ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam, trong những năm qua Agribank huyện Thạnh Phú, Bến Tre luôn nỗ lực không ngừng và xem chất lƣợng tín dụng là nhiệm vụ hàng đầu. Đối với Agribank huyện Thạnh Phú, Bến Tre, hoạt động tín dụng luôn chiếm tỷ trọng lớn trong lợi nhuận cho ngân hàng. Tuy nhiên, cùng với sự tăng trƣởng dƣ nợ trong thời gian gần đây cũng kèm theo rủi ro tín dụng, ảnh hƣởng lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Chính vì thế, việc nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng tín dụng có ý nghĩa to lớn trong việc giảm thiểu rủi ro tín dụng, góp phần nâng cao uy tín và gia tăng lợi nhuận cho Ngân hàng.
Trong khuôn khổ của luận văn này, tác giả đã hệ thống hóa lại hệ thống lý luận về tín dụng nói chung và đặc thù về chất lƣợng tín dụng nói riêng, đi sâu vào phân tích thực trạng vấn đề chất lƣợng tín dụng tại Agribank huyện Thạnh Phú, Bến Tre, đánh giá những thành công đạt đƣợc, những hạn chế tồn tại đặc biệt phân tích các nguyên nhân, hạn chế đề ra các giải pháp khắc phục. Luận văn cũng đƣa ra một số kiến nghị với Ủy ban nhân dân huyện Thạnh Phú và Agribank chi nhánh tỉnh Bến Tre để tạo điều kiện cho Agribank huyện Thạnh Phú, Bến Tre nói riêng cũng nhƣ toàn hệ thống Agribank Bến Tre nói chung thực hiện tốt vấn đề về nâng cao chất lƣợng tín dụng trong tƣơng lai.
Trong quá trình làm luận văn sẽ còn nhiều nội dung chƣa đề cập tới, còn nhiều vấn đề chƣa đƣợc phân tích một cách sâu sắc. Vì vậy, tôi rất mong nhận đƣợc sự quan tâm góp ý của các Thầy (Cô), các Anh (Chị) đang công tác tại ngân hàng cũng nhƣ những ai quan tâm đến lĩnh vực này để luận văn đƣợc hoàn chỉnh hơn./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Đăng Dờn (2014), giáo trình “Nghiệp vụ Ngân hàng thƣơng mại”. Nhà