9. KẾT CẤU LUẬN VĂN NGHIÊN CỨU
1.4.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Trung Tâm KinhDoanh VNP T LongAn
Thành lập bộ phận marketing, đẩy mạnh nghiên cứu thị trường: Hiện nay,
các doanh nghiệp phải có một phòng riêng biệt nào đứng ra đảm trách về hoạt động marketing. Các hoạt động marketing của doanh nghiệp phải phối hợp giữa các phòng cùng với ban giám đốc xúc tiến và đảm nhiệm. Hoạt động nghiên cứu thị trường phải mang tính chất hệ thống. Chính vì vậy biện pháp thành lập và đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường là vấn đề cấp thiết. Biện pháp này có ý nghĩa quan trọng nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Xây dựng chính sách sản phẩm phù hợp: Để xây dựng được một chính sách
sản phẩm hợp lý, trước hết doanh nghiệp phải dựa trên kết quả nghiên cứu thị trường, phân tích vòng đời giá cả của sản phẩm, phân tích nhu cầu và tình hình cạnh tranh trên thị trường. Một chính sách sản phẩm được coi là đúng đắn khi nó giúp doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm có chất lượng, số lượng, mức giá được thị trường chấp nhận, đảm bảo cho doanh nghiệp có sự tiêu thụ chắc chắn, có lợi nhuận và mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao uy tín sản phẩm của doanh nghiệp.
Xây dựng chính sách giá cả hợp lý: Tuỳ theo sự biến động của các yếu tố mà
mức giá được điều chỉnh theo từng thời điểm. Việc xác lập một chính sách giá hợp lý phải gắn với từnh giai đoạn, mục tiêu của chiến lược kinh doanh, chu kỳ sống của
sản phẩm đối với từng khu vực thị trường, từng đối tượng khách hàng. Ngoài ra chính sách giá cũng không tách rời với chính sách sản phẩm của doanh nghiệp.
Xây dựng hệ thống quản lý sản phẩm phù hợp: Chất lượng sản phẩm được
hình thành trong suốt quá trình từ chuẩn bị sản xuất đến sản xuất và nhập kho thành phẩm. Vì vậy, trong quá trình sản xuất cần phải thực hiện các biện pháp quán triệt nghiệp vụ để kiểm tra chất lượng sản phẩm, doanh nghiệp cần phải thực hiện đầy đủ các bước của công đoạn sản xuất, cụ thể ở mỗi khâu sản xuất nên có một người chịu trách nhiệm về bán thành phẩm. Nếu sản phẩm sản xuất ra có khiếm khuyết ở khâu nào thì người đó sẽ bị phạt và ngược lại nếu đảm bảo chất lượng sản phẩm thì sẽ có thưởng thích đáng.
Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên: Con người luôn là yếu tố trung tâm
quyết định tới sự thành công hay thất bại của bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào. Con người tác động đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm ....Chính vì vậy, trong bất kỳ chiến lược phát triển của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng không thể thiếu con người được.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Chương 1 đã nghiên cứu tổng quan hiệu quả kinh doanh, các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; các phương pháp đánh giá, phân tích. Từ đây tạo tiền đề để phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Trung Tâm Kinh Doanh VNPT - Long An tại Chương 2.
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và hệ thống các Chi nhánh nói riêng có sự khác biệt, theo đó hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh là hiệu quả kinh doanh đơn lẻ, chỉ đóng góp một phần vào hiệu quả kinh doanh chung của doanh nghiệp do bị giới bởi một số nghiệp vụ theo quy định của pháp luật. Để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp, nhà quản lý cần phải nắm thật rõ thực trạng về nguồn lực của đơn vị mình, từ cơ cấu danh mục tạo ra các khoản thu nhập, chi phí và lợi nhuận đến hệ thống quy trình nội bộ cũng như cơ chế vận hành hệ thống và khả năng quản trị điều hành của chính mình trong mối quan hệ thổng hòa với thị trường bên ngoài, từ đó có sự nhìn nhận, đánh giá để làm cơ sở xây dựng mục tiêu chiến lược kinh doanh cho đơn vị mình. Trong số các mục tiêu cốt lõi của chiến lược thì nâng cao hiệu quả tài chính, nâng cao năng suất lao động; phát triển khách hàng; hoàn thiện quy trình và cơ chế điều hành nội bộ; đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thì mục tiêu đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là mục tiêu quan trọng nhất.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA TRUNG TÂM KINH DOANH VNPT - LONG AN