Yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần phương đông chi nhánh long an (Trang 31 - 34)

9. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

1.3.1. Yếu tố khách quan

Môi trường kinh tế

Các chủ thể trong nền kinh tế chịu sự chi phối của các chu kỳ kinh tế, các yếu tố kinh tế tác động mạnh mẽ đến hoạt động của doanh nghiệp, mà doanh nghiệp và ngân hàng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, nên tất yếu hoạt động của ngân hàng cũng bị ảnh hƣởng bởi tình hình hoạt động của doanh nghiệp.

Trong giai đoạn nền kinh tế phát triển ổn định, các doanh nghiệp hoạt động có lợi nhuận, muốn mở rộng qui mô hoạt động nên cần đến vốn tài trợ từ ngân hàng, trong giai đoạn này thu nhập bình quân đầu ngƣời đƣợc cải thiện sẽ làm tăng nhu cầu

tiêu dùng trong dân cƣ, dẫn đến các ngân hàng cho vay tiêu dùng phát triển, nguồn tích lũy trong dân cƣ tăng làm tăng khả năng huy động vốn. Ngƣợc lại nền kinh tế suy thoái, doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, nhu cầu vốn vay giảm, làm hoạt động tín dụng ngân hàng bị ứ động, có thể dẫn đến nợ xấu ngân hàng gia tăng.

Ngoài ra yếu tố kinh tế ảnh hƣởng nhất định đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng khả năng tạo lợi nhuận, sự ổn định và phát triển bền vững của ngân hàng. Các yếu tố tác động từ chính sách tiền tệ, lạm phát, sự ổn định của giá cả, cơ cấu ngành nghề trong vùng.

Môi trường pháp lý

Các yếu tố chính trị, chính sách và pháp luật của nhà nƣớc ổn định. Hệ thống pháp luật minh bạch, rõ ràng, phù hợp với thực tiễn sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động của các NHTM. Các chính sách, chính trị ổn định là điều cần thiết để các NHTM hoạt động và phát triển bền vững. Hoạt động ngân hàng chứa đựng nhiều rủi ro lớn, do đó có rất nhiều qui định pháp lý đƣợc qui định đối với ngân hàng nhằm đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng, góp phần giám sát tính hữu hiệu của hoạt động ngân hàng. Sự thay đổi chủ trƣơng, chính sách về cơ cấu kinh tế của Chính phủ một cách đột ngột có thể gây xáo trộn hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp không tiêu thụ đƣợc sản phẩm hay chƣa có phƣơng án kinh doanh sẽ dẫn đến không đủ tiền chi trả cho ngân hàng ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

Khả năng tiếp cận các nguồn thông tin

Thông tin bất cân xứng luôn là vấn đề cần đƣợc giải quyết, ngân hàng cần phải thu thập thông tin của các đối tƣợng liên quan nhằm đƣa ra những quyết định đúng đắn, đầy đủ và kịp thời trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nguồn thông tin có thể sử dụng từ các nguồn nhƣ Ngân hàng Nhà nƣớc, Cục thống kê, Khách hàng liên quan,.. Trong hoạt động tín dụng của ngân hàng nguồn thông tin chính xác, kịp thời là mấu chốt cho vay thành công của doanh nghiệp, vì tình hình tài chính của doanh nghiệp, tất cả các luồng tiền và khả năng trả nợ của khách hàng, ngân hàng điều hiểu và nắm rõ.

Cạnh tranh

Trong lĩnh vực kinh doanh tƣ nhân nào cũng có yếu tố cạnh tranh, cạnh tranh tạo ra sự phát triển, tạo ra giá trị sử dụng mới nhằm đáp ứng thỏa đáng nhu cầu cần

thiết của khách hàng. Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng có nhiều đối thủ cạnh tranh với nhau nhƣ các ngân hàng cạnh tranh với nhau về thị phần, khách hàng, uy tín, sản phẩm dịch vụ. Ngoài ra các tổ chức tài chính và phi tài chính có thể xâm nhập lẫn nhau về các dịch vụ cung ứng cho khách hàng. Ngoài đối thủ hiện tại cần lƣu ý đến các đối thủ cạnh tranh khác xuất hiện nhƣ các công ty từ nƣớc ngoài, các công ty dịch vụ phát triển ứng dụng,… Việc nghiên cứu, tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh để ngày càng tạo nên sự khác biệt là vô cùng quan trọng. Có thể nói sự khác biệt sẽ quyết định việc thu hút khách hàng về với ngân hàng, khác biệt nhƣng vẫn đem lợi ích của khách hàng là trên hết. Các công cụ để cạnh tranh chủ yếu nhƣ:

- Cạnh tranh bằng chất lƣợng: Trong nền kinh tế hiện đại, nhu cầu của khách hàng ngày càng cao, nhiều sản phẩm dịch vụ ra đời ngày càng phong phú và chất lƣợng. Trƣớc áp lực cạnh tranh buộc các nhà quản trị nghiên cứu vận dụng nhiều công cụ khác nhau, vì vậy ngân hàng chủ yếu là nâng cao chất lƣợng sản phẩm dịch vụ thông qua việc xây dựng và hoàn thiện chiến lƣợc về công nghệ, chiến lƣợc về nguồn nhân lực, chiến lƣợc về khách hàng.

- Cạnh tranh bằng giá cả: Lãi suất và mức phí áp dụng cho các dịch vụ cung cấp cho khách hàng, nếu mức lãi suất cho vay thấp và phí thấp thì nguồn thu ngân hàng sẽ giảm, ngƣợc lại nếu tính lãi suất cao và áp dụng phí nhiều ngân hàng sẽ mất khách hàng. Do vậy, việc xác định mức lãi suất, phí dịch vụ trên thị trƣờng rất quan trọng, thông qua lãi suất và phí là tín hiệu phản ánh tình hình biến động thị trƣờng cũng nhƣ khả năng cạnh tranh của ngân hàng.

- Cạnh tranh bằng qui mô hệ thống: Sản phẩm, dịch vụ ngân hàng có đặc tính là dễ bị sao chép, nên việc xây dựng hệ thống phân phối rất quan trọng. Kênh phân phối là phƣơng tiện trực tiếp đƣa sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng đến với khách hàng, đồng thời nắm bắt nhu cầu của khách hàng để cải tiến, hoàn thiện sản phẩm dịch vụ. Các hình thức phân phối nhƣ sau: (i) Kênh phân phối truyền thống: Bao gồm hệ thống các chi nhánh và các ngân hàng đại lý. Kênh phân phối này hiện tại chiếm nhiều chi phí, vận hành bộ máy cồng kềnh nên các ngân hàng từng bƣớc chuyển sang kênh phân phối khác phù hợp với xu hƣớng hiện đại; và (ii) Kênh phân phối hiện đại: Các chi nhánh tự động hóa hoàn toàn, công nghệ tham gia theo chiều rộng và chiều sâu nhiều vào các nghiệp vụ ngân hàng, nhƣ dịch vụ ngân hàng điện tử, dịch vụ ngân hàng trực

tiến, đây là kênh phân phối các ngân hàng đang nhắm đến do tiết kiệm nhiều chi phí, vận hành liên tục, nhanh chống và chính xác và hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần phương đông chi nhánh long an (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)