7. Bố cục của luận văn
3.2.2 Triển vọng trong những năm tới
Quan hệ Ấn Độ – các nước Đông Bắc Á trong thời gian qua, bên cạnh những thành tựu còn có những thách thức, hạn chế. Những thành tựu mà Ấn Độ – các nước Đông Bắc Á đạt được chủ yếu dựa trên những lợi ích chung, không những đáp ứng nguyện vọng của nhân dân hai bên mà còn phù hợp với xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển của thế giới. Về những thách thức, hạn chế của hai bên, đó là một số vấn đề mang tính tạm thời. Với những nỗ lực tích cực và thiện chí, hy vọng hai bên sẽ giải quyết tốt các vấn đề tồn tại gây cản trở, và tạo cơ hội phát triển hơn nữa trong thời gian tới.
Quan hệ Ấn Độ – các nước Đông Bắc Á trong thời gian tới dựa trên những cơ sở chủ yếu sau:
Thứ nhất, những thành tựu đạt được giữa Ấn Độ – các nước Đông Bắc Á trong thời gian qua là cơ sở quan trọng góp phần phát triển hơn nữa quan hệ hòa bình hữu nghị giữa Ấn Độ – các nước Đông Bắc Á.
Thứ hai, Ấn Độ – các nước Đông Bắc Á đều có vị trí quan trọng trong chính sách đối ngoại của nhau. Ấn Độ là cường quốc ở khu vực Nam Á và đang trong quá trình vươn lên thành cường quốc châu Á và thế giới. Do đó, các nước Đông Bắc Á muốn quan hệ với các nước Nam Á không thể không tính đến vai trò của Ấn Độ. Ngược lại, các nước Đông Bắc Á có vị trí quan trọng trong chính sách “hướng Đông” của Ấn Độ.
Thứ ba, Ấn Độ – các nước Đông Bắc Á có những nét tương đồng về lịch sử, văn hóa và có những nhận thức chung về các vấn đề quốc tế và khu vực.
Thứ tư, những tác động từ tình hình khu vực và thế giới. Đó là quá trình toàn cầu hóa, khu vực hóa ngày càng phát triển, nhất là khi cuộc cách mạng KH&CN phát triển như vũ bão. Toàn cầu hóa đòi hỏi các nước phải tích cực hợp tác với nhau để cùng giải quyết những vấn đề mà một quốc gia không thể giải quyết được.
Thứ năm, bên cạnh những điều kiện thuận lợi để phát triển quan hệ hữu nghị hợp tác giữa Ấn Độ – các nước Đông Bắc Á, vẫn còn một số những thách thức, hạn chế. Trước những thách thức, hạn chế đó đòi hỏi các nhà lãnh đạo hai bên cần sớm giải quyết, để xây dựng quan hệ đối tác thân thiện và hữu nghị. Đây cũng là nhân tố quan trọng thúc đẩy quan hệ Ấn Độ – các nước Đông Bắc Á.
Như vậy, quan hệ Ấn Độ – các nước Đông Bắc Á trong tương lai dựa trên những cơ sở nêu trên. Đó sẽ là những tiền đề quan trọng thúc đẩy quan hệ hòa bình hữu nghị và phát triển trong tương lai.
Quan hệ Ấn Độ – các nước Đông Bắc Á trong tương lai có thể phát triển theo hai xu hướng chủ yếu sau:
Xu hướng thứ nhất, quan hệ Ấn Độ – các nước Đông Bắc Á không được cải thiện do những bất đồng và khó khăn thách thức trong quan hệ hai nước.
Xu hướng thứ hai, quan hệ Ấn Độ – các nước Đông Bắc Á sẽ phát triển toàn diện theo hướng xây dựng quan hệ đối tác chiến lược tốt đẹp và cùng có lợi.
Xét cơ sở phát triển của hai xu hướng trên ta thấy, xu hướng thứ nhất ít có khả năng xảy ra, vì nó không đáp ứng nguyện vọng của nhân dân hai phía và không phù hợp với xu thế chung của thời đại – xu thế hòa bình, hợp tác và cùng phát triển. Xu hướng thứ hai, rất có khả năng xảy ra vì nó đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân hai phía và phù hợp với xu thế của thời đại.
Hiện nay thế giới nhanh chóng phát triển theo xu hướng đa cực, trong đó Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đều muốn vươn lên trở thành một cực trong xu thế đó. Việc Ấn Độ và các nước Đông Bắc Á muốn vươn lên không thể không tính đến nhân tố Mỹ. Đối với các nước đồng minh thân cận của Mỹ như: Nhật Bản, Hàn Quốc mong muốn hạn chế ảnh hưởng của Mỹ. Đối với Ấn Độ và Trung Quốc đều không muốn theo đuôi Mỹ và cùng hợp tác chống lại bá quyền của Mỹ.
KẾT LUẬN
Sau Chiến tranh thế giới lần hai, Ấn Độ lần lượt thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với Trung Quốc, Nhật Bản, và Hàn Quốc. Dưới tác động của Chiến tranh Lạnh, quan hệ Ấn Độ với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đã trãi qua những bước thăng trầm có lúc hữu hảo, nhưng cũng có lúc căng thẳng đối đầu, là quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh vì nhu cầu, lợi ích của mỗi nước.
Trong những năm cuối thập niên 80, đầu thập niên 90, tình hình thế giới có những thay đổi to lớn. Chiến tranh Lạnh kết thúc, quan hệ Xô – Mĩ chấm dứt tình trạng đối đầu căng thẳng, sự thay đổi trong quan hệ Xô – Mỹ đã tạo nên sự chuyển biến lớn trong quan hệ quan hệ quốc tế, xu thế đối thoại và hợp tác thay cho xu thế đối đầu. Tiếp theo đó là sự sụp đổ của Liên Xô, sự sụp đổ của Liên Xô tác động mạnh đến Ấn Độ, vì Ấn Độ mất đi một chỗ dựa quan trọng về chính trị và kinh tế. Trong thời gian này, Ấn Độ cũng lâm vào cuộc khủng hoảng toàn diện về kinh tế, chính trị, xã hội. Về đối ngoại, vị thế và vai trò của Ấn Độ trên trường quốc tế ngày càng suy yếu.
Trước những tác động đó, yêu cầu cấp thiết của Ấn Độ hiện nay là phải tiến hành điều chỉnh một cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, trong đó quan trọng nhất là lĩnh vực kinh tế và chính sách đối ngoại. Từ năm 1991 đến năm 2000 với chính sách “hướng Đông”, Ấn Độ đã tích cực chủ động quan hệ với các nước Đông Bắc Á nhằm giúp Ấn Độ nối lại quan hệ truyền thống với các nước trong khu vực này. Với chính sách “hướng Đông”, quan hệ Ấn Độ – các nước Đông Bắc Á nhanh chóng phát triển.
Quan hệ Ấn Độ – Trung Quốc: sau khi bình thường hóa, quan hệ Ấn Độ – Trung Quốc từng bước được khôi phục và bước đầu phát triển trong giai đoạn 1991 – 2000, sau đó bắt đầu phát triển mạnh mẽ trong thập kỉ đầu thế kỉ XXI. Giai đoạn 1991 – 2000, quan hệ Ấn Độ – Trung Quốc đã đạt được những thành tựu quan trọng trên lĩnh vực chính trị – ngoại giao và kinh tế.
Trên lĩnh vực chính trị – ngoại giao, Ấn Độ – Trung Quốc thường xuyên diễn ra những cuộc tiếp xúc, trao đổi quan trọng của các nguyên thủ hai nước. Qua đó, lãnh đạo hai nước đã tìm kiếm những giải pháp cho việc giải quyết những bất đồng, tranh chấp, cụ thể hai nước đã ký kết được Hiệp định duy trì hòa bình và yên tĩnh dọc tuyến kiểm soát thực tế (1993), Hiệp định xây dựng lòng tin (1996) và một số hiệp định khác.
Cùng với sự phát triển trong quan hệ chính trị – ngoại giao, quan hệ Ấn Độ – Trung Quốc trên lĩnh vực kinh tế cũng phát triển và đã đạt được những thành tựu quan trọng.
Bên cạnh những thành tựu đạt được, quan hệ Ấn Độ – Trung Quốc vẫn tồn tại những hạn chế thách thức. Trong lĩnh vực chính trị – ngoại giao, hai nước vẫn chưa thống nhất trong việc hoạch định đường biên giới ở các khu vực tranh chấp, vấn đề biên giới là trở ngại lớn nhất đối với sự phát triển quan hệ hữu nghị Ấn Độ – Trung Quốc trong thời gian tới. Trong lĩnh vực kinh tế, quan hệ thương mại Ấn Độ – Trung Quốc vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của hai nước, còn đối với FDI và ODA hầu như không diễn ra.
Quan hệ Ấn Độ – Nhật Bản trong giai đoạn này, cũng đạt được những thành tựu quan trọng. Trong lĩnh vực chính trị – ngoại giao, Ấn Độ – Nhật Bản đã xây dựng được quan hệ hòa bình hữu nghị giữa hai nước, sự phát triển tốt đẹp quan hệ Ấn Độ – Nhật Bản góp phần thúc đẩy hòa bình, ổn định trong khu vực.
Trong lĩnh vực chính trị – ngoại giao, những cuộc tiếp xúc, trao đổi giữa các nguyên thủ quốc gia hai nước vẫn được diễn ra đều đặn; các cuộc tham vấn thường niên giữa hai nước cũng được duy trì và phát triển thêm những nội dung mới. Kết quả những cuộc trao đổi và tiếp xúc đó, lãnh đạo hai nước đã cho ra đời một Tuyên bố chung giữa hai nước vào năm 2000, định hướng tương lai trong quan hệ hợp tác song phương và trong các vấn đề toàn cầu giữa hai nước. Qua đó, Ấn Độ – Nhật Bản đã xây dựng được quan hệ hòa bình hữu nghị giữa hai nước, sự phát triển tốt đẹp quan hệ Ấn Độ – Nhật Bản góp phần thúc đẩy hòa bình, ổn định trong khu vực. Trong lĩnh vực kinh tế, thương mại hai nước không ngừng được tăng lên, Ấn Độ và
Nhật Bản bổ sung các loại hàng hóa tốt cho nhau; Ấn Độ tranh thủ được những nguồn FDI và ODA quý báu từ Nhật Bản để phát triển công nghiệp và phát triển cơ sở hạ tầng.
Bên cạnh những thành tựu, quan hệ Ấn Độ – Nhật Bản cũng tồn tại những hạn chế. Trong lĩnh vực chính trị – ngoại giao, thách thức và hạn chế lớn nhất là vấn đề hạt nhân của Ấn Độ và hai nước vẫn chưa xây dựng được cơ chế pháp lý làm cơ sở thúc đẩy quan hệ hai nước. Trong lĩnh vực kinh tế, thương mại Ấn Độ – Nhật Bản vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của hai nước; trong lĩnh vực đầu tư chỉ diễn ra một chiều, và đầu tư thực tế của Nhật Bản ở Ấn Độ vẫn còn khiêm tốn chỉ chiếm khoảng 36,7% so với đề xuất đầu tư. Những thách thức hạn chế trong quan hệ kinh tế hai nước, đó là sự chưa hoàn thiện về chính sách kinh tế và sự thiếu thốn cơ sở hạ tầng của Ấn Độ và sự suy thoái về kinh tế của Nhật Bản.
Giai đoạn 1991 – 2000, quan hệ Ấn Độ – Hàn Quốc được cải thiện đáng kể và từng bước phát triển. Trong lĩnh vực chính trị – ngoại giao, thành tựu quan trọng nhất của hai nước trên lĩnh vực này là xây dựng quan hệ hòa bình và hữu nghị, góp phần quan trọng vào sự hòa bình và ổn định của khu vực. Trong lĩnh vực kinh tế, thương mại hai nước không ngừng gia tăng; những khoản FDI của Hàn Quốc góp phần quan trọng phát triển công nghiệp của Ấn Độ.
Bên cạnh những thành tựu đó, quan hệ Ấn Độ – Hàn Quốc cũng tồn tại những hạn chế thách thức. Những thách thức hạn chế này nếu không giải quyết triệt để sẽ cản trở cho việc phát triển quan hệ Ấn Độ – Hàn Quốc trong tương lai.
Để mối quan hệ này phát triển hơn nữa trong tương lai, Ấn Độ – các nước Đông Bắc Á cần phát huy thành tựu và khắc phục hạn chế, thách thức. Ấn Độ và các nước Đông Bắc Á đang cố gắng tăng cường sức mạnh tổng thể của mình, nên Ấn Độ đang ra sức củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị, thân thiện vì sự phát triển của quốc gia, khu vực và vì một châu Á hòa bình và thịnh vượng. Nếu Ấn Độ – các nước Đông Bắc Á hợp tác tốt đẹp thì thế kỉ XXI chắc chắn sẽ là “thế kỉ của châu Á”.
TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tiếng việt
1. Trần Thúy An (07/2010), “Quan hệ Cộng hòa Ấn Độ với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ năm 1991 đến năm 2008”, Luận văn thạc sĩ, Học viện quan hệ Quốc tế, Hà Nội.
2. Đỗ Đức Định (1999), “50 năm kinh tế Ấn Độ”, Nxb Thế giới, Hà Nội.
3. Hoàng Thị Minh Hoa (2009), “Chính sách “hướng Đông” của Ấn Độ và tác động của nó tới quan hệ Ấn Độ – Trung Quốc”, Kỉ yếu Hội thảo Khoa học: Khám phá Ấn Độ, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, TP. HCM, tr 115 – 122.
4. Nguyễn Thị Phương Hảo (2007), “Chính sách “hướng Đông” của Ấn Độ đối với khu vực Đông Nam Á nguồn gốc và thực trạng”, Kỉ yếu Hội thảo Khoa học Ấn Độ, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, TP. HCM, tr 01 – 17.
5. Lê Phụng Hoàng (2009), “Lịch sử quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai”, tập 1, Đại học sư phạm TP. HCM, Tài liệu lưu hành nội bộ.
6. Jim Rohwer, Trần Tất Thắng và Quốc Huy dịch (1997), “Thời đại châu Á trỗi dậy”, Nxb Thống kê.
7. Lý Kiện (2003), “Điếu Ngư đài quốc sự phong vân – những bí mật của nền ngoại giao Trung Quốc”, tập 1, Nxb Văn hóa Thông tin.
8. Nguyễn Tiến Lực (2007), “Cải cách kinh tế ở Ấn Độ trong những năm gần đây và những vấn đề của nó”, Kỉ yếu Hội thảo Khoa học: Khám phá Ấn Độ, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, TP. HCM.
9. Nguyễn Tiến Lực (2009), “Chính sách “hướng Đông” của Ấn Độ và quan hệ Ấn Độ – Việt Nam – Nhật Bản”, Kỉ yếu Hội thảo Khoa học: Khám phá Ấn Độ, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, TP. HCM, tr 182 – 191.
10.Trần Thị Lý (2002), “Sựđiều chỉnh chính sách của Cộng hòa Ấn Độ từ 1991 – 2000”, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
11.Lê Văn Mỹ (2009), “Ngoại giao Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa 30 năm cải cách mở cửa”, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
12.Lê Thị Hằng Nga (2007), “Quan hệ Ấn Độ - Nhật Bản – Lịch sử và Hiện tại”, Kỉ yếu Hội thảo Khoa học: Việt Nam – Nhật Bản, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, TP. HCM.
13.Cao Xuân Phổ, Trần Thị Lý (1997), “Ấn Độ xưa và nay”, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
14.Nguyễn Trường Sơn (7/2005), “Chính sách “hướng Đông” của Ấn Độ và tác
động của nó tới quan hệ Ấn Độ – ASEAN”, Luận văn thạc sĩ Lịch sử, Học viện quan hệ Quốc tế, Hà Nội.
15.Thông tấn xã Việt Nam (1991), Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 01/02/1991, “Sự kết thúc Chiến tranh Lạnh ở châu Á và ảnh hưởng của nó”.
16.Thông tấn xã Việt Nam (1991), Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 17/12/1991, “Ấn Độ và Trung Quốc cùng phải tìm những đột phá khâu”.
17.Thông tấn xã Việt Nam (1991), Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 19/12/1991, “Trung Quốc – Ấn Độ đã đi một bước đi đúng hướng”.
18.Thông tấn xã Việt Nam (1992), Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 02/01/1992, “Ấn Độ sau Chiến tranh Lạnh”.
19.Thông tấn xã Việt Nam (1992), Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 28/01/1992, “Quan hệ buôn bán giữa Ấn Độ và Nhật Bản”.
20.Thông tấn xã Việt Nam (1992), Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 05/03/1992, “Ấn Độ và Trung Quốc cùng chờ xem…”.
21.Thông tấn xã Việt Nam (1992), Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 09/09/1992, “Tình hình chính trị và chiều hướng chính sách đối ngoại của Ấn Độ”.
22.Thông tấn xã Việt Nam (1992), Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 10/10/1992, “Trung Quốc: sách trắng về Tây Tạng”.
23.Thông tấn xã Việt Nam (1992), Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 12/10/1992, “Trung Quốc: sách trắng về Tây Tạng”.
24.Thông tấn xã Việt Nam (1992), Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 13/10/1992, “Trung Quốc: sách trắng về Tây Tạng”.
25.Thông tấn xã Việt Nam (1993), Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 04/01/1993, “Tiền Kỳ Tham nói về công tác đối ngoại của Trung Quốc”.
26.Thông tấn xã Việt Nam (1993), Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 09/09/1993, “Chuyến viếng thăm Trung Quốc của Thủ tướng Ấn Độ”.
27.Thông tấn xã Việt Nam (1993), Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 26/09/1993, “Hiệp định về biên giới Trung – Ấn”.
28.Thông tấn xã Việt Nam (1993), Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 26/10/1993, “Quan hệ Trung – Ấn trong giai đoạn mới”.