Hạn chế, thách thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ ấn độ các nước đông bắc á trong bối cảnh chính sách “hướng đông” giai đoạn 1991 – 2000 (Trang 101)

7. Bố cục của luận văn

3.1.2 Hạn chế, thách thức

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, trong giai đoạn năm 1991 – 2000 quan hệ Ấn Độ – các nước Đông Bắc Á vẫn còn tồn tại những hạn chế, thách thức.

3.1.1.1 Quan hệẤn Độ – Trung Quốc

Trong lĩnh vc chính tr – ngoi giao

Thứ nhất, vấn đề biên giới và tâm lý nghi ngờ không tin tưởng lẫn nhau

Mặc dù hai nước đã đạt được một số vấn đề về biên giới, với việc ký kết hai quan trọng: Hiệp định về duy trì hòa bình và yên tĩnh dọc tuyến kiểm soát thực tế và Hiệp định xây dựng lòng tin. Nhưng hai nước vẫn chưa thống nhất trong việc hoạch định đường biên giới, hai nước vẫn còn tranh chấp ở các khu vực như Arunachal Pradesh, Aksai Chin, Kashmir. Đây là trở ngại lớn nhất trong quan hệ hai nước, di chứng của cuộc chiến tranh biên giới năm 1962 đã tạo nên hậu quả nghiêm trọng làm cho quan hệ hai nước một thời căng thẳng đối đầu. Đối với Ấn Độ, sự thất bại trong cuộc chiến tranh biên giới năm 1962 với Trung Quốc như một sự tủi nhục kéo dài cho đến ngày nay và nó còn tạo nên tâm lý nghi ngại đối với Trung Quốc. Sự nghi ngại của Ấn Độ đối với Trung Quốc có cơ sở, trước sự phát triển cũng như

những hành động tăng cường và mở rộng ảnh hưởng ở khu vực Nam Á. Nếu vấn đề biên giới giữa Ấn Độ – Trung Quốc chưa được giải quyết triệt để, sẽ không có cơ sở vững chắc cho việc củng cố và phát triển quan hệ hòa bình, hữu nghị giữa hai nước. Mặc dù, các nhà lãnh đạo hai nước đều nhấn mạnh việc bất đồng quan điểm về vấn đề biên giới sẽ không ảnh hưởng đến quan hệ hữu nghị hai nước.

Thứ hai, sự khác biệt về chếđộ chính trị, tư tưởng giữa Ấn Độ – Trung Quốc.

Ấn Độ theo con đường TBCB, còn Trung Quốc theo con đường XHCN. Chính do sự khác nhau về bản chất giữa hai con đường mà hai nước đang theo đuổi cũng sẽ tạo nên những khó khăn, thách thức lớn trong quan hệ giữa hai nước. Sự khác biệt này, sẽ dẫn đến sự chia rẽ, cạnh tranh giữa hai nước trong các vấn đề an ninh, chính sách đối ngoại cũng như trong vấn đề dân chủ và nhân quyền.

Thứ ba, sự cạnh tranh lẫn nhau và vấn đề hạt nhân

Ấn Độ và Trung Quốc đều là những cường quốc khu vực và đang trỗi dậy mạnh mẽ, trong việc gây ảnh hưởng và tăng cường vai trò của minh trên trường quốc tế. Cả hai đều mong muốn trở thành một cực trong trật tự thế giới đa cực đang hình thành, nên muốn vươn tầm ảnh hưởng không chỉ ở khu vực Nam Á, Đông Á mà còn ra châu Á và thế giới. Do những di chứng lịch sử để lại cộng với sự cạnh tranh gay gắt trong bối cảnh quốc tế mới đã tạo nên sự kiềm chế lẫn nhau giữa hai nước.

Đối với Trung Quốc, để hạn chế sự ảnh hưởng và vai trò quan trọng của Ấn Độ ở khu vực Nam Á, Trung Quốc đã thiết lập quan hệ thân mật với các nước láng giềng của Ấn Độ như Pakistan, Bangladesh, Sri Lanka, Mianma. Ấn Độ xem việc Trung Quốc thiết lập quan hệ thân mật với các nước láng giềng của mình như là chiến lược kiềm chế mình, trong chiến lược đó nhân tố Pakistan giữ vai trò quan trọng. Trong lịch sử, Pakistan từng là lãnh thổ của Ấn Độ, sau năm 1947 Pakistan được thành lập nhưng mâu thuẫn với Ấn Độ về tôn giáo, lãnh thỗ. Vấn đề Kashmir giữa Ấn Độ và Pakistan đã đưa đến những cuộc chiến tranh biên giới giữa hai nước. Từ khi xảy ra chiến tranh biên giới với Pakistan và Trung Quốc, quan hệ giữa Trung Quốc và Pakistan càng thắm thiết hơn. Trung Quốc thường viện trợ về vật chất, kĩ

thuật và vũ khí cho Pakistan, trong đó Trung Quốc đã giúp Pakistan xây dựng cơ sở cho việc phát triển vũ khí hạt nhân. Nhờ sự hỗ trợ và giúp đỡ của Trung Quốc Pakistan đã nhanh chóng phát triển vũ khí hạt nhân.

Vấn đề hạt nhân và nhân tố Pakistan càng làm cho quan hệ Ấn Độ – Trung Quốc vốn đã phức tạp, nay lại càng phức tạp hơn. Trong tháng 5/1998, Ấn Độ tiến hành các vụ thử hạt nhân nhằm đáp trả lại liên minh Trung Quốc – Pakistan và chương trình phát triển hạt nhân của Pakistan. Sau các vụ thử hạt nhân của Ấn Độ, quan hệ Ấn Độ – Trung Quốc giảm xuống mức rất thấp, Trung Quốc cho rằng các vụ thử hạt nhân của Ấn Độ như một mối đe dọa an ninh khu vực và các vụ thử đã phá hoại quan hệ hai nước trong thập kỉ qua. Sau các vụ thử hạt nhân của Ấn Độ, quan hệ Ấn Độ – Trung Quốc suy giảm trong khi Trung Quốc – Pakistan được củng cố, Pakistan trở thành nhân tố quan trọng trong chính sách châu Á của Trung Quốc.

Ngược lại, để cạnh tranh tốt hơn với Trung Quốc, Ấn Độ với chính sách “hướng Đông” đã tạo nên quan hệ tốt đẹp với Đông Nam Á, Nhật Bản, Hàn Quốc. Trong khi Trung Quốc với sức mạnh đang lên, và có tham vọng đối với Biển Đông thì việc Ấn Độ quan hệ tốt đẹp với các nước nêu trên có thể hạn chế được ảnh hưởng và tham vọng của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông nói riêng và các vấn đề khác nói chung.

Thứ tư, nhân tố Mỹ trong quan hệẤn – Trung.

Mỹ giữ vai trò quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Sự trỗi dậy của Trung Quốc về kinh tế và chính trị và nguyện vọng trở thành một cực trong xu thế đa cực, sẽ là một đối thủ cạnh tranh lớn đối với vai trò của Mỹ trong tương lai. Trước những thách thức từ phía Trung Quốc, Mỹ đã ra sức tăng cường quan hệ với các nước đồng minh để kiềm chế Trung Quốc, Ấn Độ cũng là nhân tố quan trọng trong chiến lược kiền chế Trung Quốc của Mỹ. Đối với Mỹ, Ấn Độ cũng có những động thái hết sức tích cực để cải thiện quan hệ với Mỹ, nhằm thu hút vốn và công nghệ để phục vụ cho công cuộc cải cách kinh tế của mình và hợp tác an ninh. Nhu cầu này, tương đồng với nhu cầu của Mỹ sau khi nhận thức được tiềm năng to lớn của Ấn Độ từ khi tiến hành cải cách. Vì vậy, mặc dù có

những bất đồng sâu sắc giữa hai nước về vấn đề hạt nhân, nhưng Ấn Độ và Mỹ đã đạt được những bước tiến lớn trong các lĩnh vực kinh tế, quân sự cũng như ngoại giao. Trên cơ sở đó, quan hệ Ấn Độ – Mỹ sẽ tạo nên thách thức đối với Trung Quốc, nhất là khi chính phủ Mỹ dần dần loại bỏ lệnh trừng phạt kinh tế đối với Ấn Độ sau vụ thử hạt nhân, và trong chuyến thăm Ấn Độ của Tổng thống Mỹ Bill Clinton về việc Mỹ thừa nhận các vụ thử hạt nhân của Ấn Độ là do “mối lo ngại về mặt an ninh của Ấn Độ” [10, tr. 307], là những bằng chứng về sự nhân nhượng của Mỹ trước lập trường hạt nhân của Ấn Độ. Như vậy, trong quan hệ song phương Ấn – Trung không thể không tính đến vai trò và tác động của Mỹ, Mỹ có thể sẽ là nhân tố kiềm chế Trung Quốc của Ấn Độ và sẽ là nhân tố thách thức lớn đến quan hệ Ấn Độ – Trung Quốc.

Trong lĩnh vc kinh tế

Thứ nhất, quan hệ thương mại Ấn Độ – Trung Quốc trong giai đoạn từ năm 1991 – 2000, mặc dù không ngừng được gia tăng, nhưng nhìn chung vẫn chưa tương xứng với tầm vóc, tiềm năng kinh tế hai nước.

Thứ hai, quan hệ kinh tế Ấn Độ – Trung Quốc chỉ dừng lại ở lĩnh vực thương mại, hầu như không có quan hệ trong lĩnh vực FDI và ODA.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó là do:

Thứ nhất, tác động tiêu cực từ vấn đề biên giới và tâm lý nghi ngại lẫn giữa

Ấn Độ – Trung Quốc.

Trong giai đoạn này, mặc dù quan hệ chính trị ngoại giao giữa hai nước đã được cải thiện, bình thường hóa nhưng những nhân tố bất ổn, nghi ngại vẫn chưa được giải quyết triệt để. Đặc biệt là vấn đề biên giới, điều này đã hạn chế quan hệ giữa hai nước trong lĩnh vực kinh tế. Ấn Độ và Trung Quốc là hai quốc gia láng giềng, có chung đường biên giới nên thương mại biên giới giữa hai nước đóng vai trò quan trọng. Do chiến tranh biên giới năm 1962, một số cửa khẩu quan trọng đã không còn hoạt động, trong đó tiêu biểu là cửa khẩu chiến lược tại đèo Nathu La. Nathu La nằm giữa Tây Tạng và Sikkim, nằm trên con đường tơ lụa nổi tiếng từ Trung Quốc – Ấn Độ – Tây Á – châu Âu. Đây từng là hành lang thương mại quan

trọng giữa hai nước, chiếm khoảng 80% trao đổi hàng hóa hai nước. Với vị trí quan trọng đó, Nathu La bị đóng hơn 4 thập kỉ (từ năm 1962 đến tháng 2006) đã hạn chế trao đổi hàng hóa giữa hai nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc quan hệ thương mại giữa hai nước.

Thứ hai, Ấn Độ và Trung Quốc đang trong quá trình cải cách, mở cửa nên ít quan tâm đến nhau

Trong quá trình cải cách, mở cửa nên quan tâm lớn nhất của cả hai nước là đẩy mạnh quan hệ với các nước phát triển để tận dụng những ưu thế về vốn, KHCN, trình độ quản lý. Do đó, trong thời gian này cả hai ít quan tâm đến nhau.

Thứ ba, do chếđộ bảo hộ mậu dịch giữa hai nước

Theo kết quả nghiên cứu của Ủy ban tư vấn rủi ro về kinh tế và chính trị cho biết (PERC) “Ấn Độ vẫn là thị trường bảo hộ mậu dịch lớn nhất châu Á, tiếp theo là Hàn Quốc và Trung Quốc” [10, tr. 102]. Do sự bảo hộ mậu dịch giữa hai nước đã hạn chế rất nhiều tiềm năng phát triển thương mại hai nước

Thứ tư, xuất phát từ phía Ấn Độ, sự chưa hoàn thiện về chính sách cải cách kinh tế và những yếu kém về cơ sở hạ tầng.

Sau thời gian dài phát triển kinh tế theo hướng đóng kín, đến năm 1991, Chính phủ Ấn Độ thực hiện chính sách cải cách kinh tế. Cuộc cải cách kinh tế nhằm chuyển từ nền kinh tế quan liêu, bao cấp và hướng nội sang nền kinh tế thị trường tự do hóa và mở cửa. Mặc dù trong thập kỉ qua, công cuộc cải cách kinh tế của Ấn Độ đạt được những thành tựu nhưng nó vẫn chưa được hoàn thiện, và còn nhiều hạn chế. Điển hình như trong chính sách xuất - nhập khẩu, mặc dù đã có sự điều chỉnh nhưng vẫn còn ở mức cao. Đối với xuất khẩu:

Năm 1990, trước cuộc cải cách kinh tế, thuế quan của Ấn Độ đạt tới mức kịch điểm 300%. Trong năm 1992 – 1993, mức đó đã giảm xuống còn 150%... Năm 1995 – 1996, trong lĩnh vực công nghiệp, Ấn Độ đã thực hiện cắt giảm thuế quan theo qui định xuống mức 40% đối với các mặt hàng nguyên liệu thô, hàng linh kiện và hàng tư liệu sản xuất (vẫn còn chịu mức thuế trên 40% năm 1993 – 1994), và giảm xuống mức 25% cho

các trường hợp khác [52, tr. 113-114]. Đối với nhập khẩu: “trong năm 1997 – 1998, mức cao điểm của thuế nhập khẩu đã giảm xuống còn 40%” [52, tr. 114].

Để phát triển kinh tế nói chung và kinh tế đối ngoại nói riêng Ấn Độ phải xây dựng cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh và đồng bộ. Cơ sở hạ tầng của Ấn Độ vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển nhanh của nền kinh tế. Do đó, Ấn Độ cần cải thiện cơ sở hạ tầng, đặt biệt là trong lĩnh vực năng lượng và giao thông.

Thứ năm, sự cạnh tranh giữa hai nước về thu hút đầu tư, thị trường

Ấn Độ và Trung Quốc là những quốc gia đang phát triển, nên có những cạnh tranh về thu hút đầu tư, thị trường. Về kinh tế, Ấn Độ không thể so sánh với Trung Quốc, Trung Quốc đã vượt qua Ấn Độ trên nhiều lĩnh vực. Hàng hóa Trung Quốc đang vươn ra tràn ngập thị trường thế giới với tính cạnh tranh rất cao, trong khi đó hàng hóa Ấn Độ không thể sánh bằng.

Thứ sáu, những tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á.

Cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á đã tác động mạnh đối với quan hệ kinh tế Ấn Độ – Trung Quốc. Trong cuộc khủng hoảng này, không chỉ châu Á, nhất là các nước Đông Á và Đông Nam Á, nơi chiếm 2/5 kinh tế thế giới bị khủng hoảng mà phần còn lại của thế giới cũng bị ảnh hưởng. Tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc là 5% (so với 9% năm 1997), do sự suy giảm của kinh tế Trung Quốc đã ảnh hưởng đến quan hệ kinh tế giữa hai nước.

3.1.1.2 Quan hệẤn Độ – Nhật Bản

Trong lĩnh vc chính tr – ngoi giao

Thứ nhất, vấn đề hạt nhân làm cho quan hệ Ấn Độ – Nhật Bản xuống mức thấp nhất, đây là hạn chế lớn nhất trong quan hệ hai nước. Ấn Độ – Nhật Bản vẫn chưa xây dựng cơ chế pháp lý để làm cơ sở thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển, Ấn Độ – Nhật Bản chỉ tổ chức được những cuộc tham vấn thường niên, những cuộc tham vấn mà hai nước tổ chức chỉ là nơi trình bày quan điểm của nhau về các vấn đề cùng quan tâm. Đến năm 2000, Ấn Độ – Nhật Bản mới ký được Tuyên bố chung

giữa hai nước, có thể xem đây là cơ sở quan trọng thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển.

Thứ hai, trong giai đoạn đầu, chính sách “hướng Đông” của Ấn Độ tập trung vào các nước Đông Nam Á nên làm hạn chế quan hệ với Nhật Bản.

Thứ ba, trong giai đoạn này Nhật Bản lâm vào cuộc khủng hoảng, suy thoái về kinh tế và bất ổn về chính trị.

Thứ tư, những tác động tiêu cực từ tình hình khu vực và thế giới.

Trong lĩnh vc kinh tế

Thứ nhất, thương mại Ấn Độ – Nhật Bản còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng của hai nước.

Thứ hai, do những hạn chế về năng lực tài chính nên trong giai đoạn 1991 – 2000, Ấn Độ không có dự án nào đầu tư ở Nhật Bản.

Những hạn chế này là do những nguyên nhân sau đây:

Thứ nhất, sự suy thoái kéo dài của nền kinh tế Nhật Bản.

Thứ hai, do những hạn chế của nền kinh tế Ấn Độ về cơ sở hạ tầng, chế độ bảo hộ mậu dịch và môi trường đầu tư không được thông thoáng.

Thứ ba, vấn đề hạt nhân của Ấn Độ cũng tạo nên những hạn chế trong quan hệ kinh tế giữa hai nước.

Thứ tư, những ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á năm 1997 – 1998.

3.1.1.3 Quan hệẤn Độ – Hàn Quốc

Trong lĩnh vc chính tr – ngoi giao

Thứ nhất, hoạt động ngoại giao giữa nguyên thủ hai nước vẫn chưa được diễn ra thường xuyên.

Thứ hai, Ấn Độ – Hàn Quốc vẫn chưa ký kết được những hiệp định để làm cơ sở cho việc phát triển quan hệ hữu nghị giữa hai nước.

Những hạn chế đó, do các nguyên nhân chủ yếu sau:

Thứ nhất, vấn đề hạt nhân của Ấn Độ là nhân tố tạo nên thách thức, hạn chế trong quan hệ hai nước.

Thứ hai, do phạm vi hạn chế trong giai đoạn đầu của chính sách “hướng Đông” của Ấn Độ.

Thứ ba, những tác động tiêu cực từ tình hình khu vực và thế giới.

Trong lĩnh vc kinh tế

Thứ nhất, mặc dù lãnh đạo hai nước quan tâm, với hàng loạt các cuộc tiếp xúc, trao đổi giữa các đoàn kinh tế hai nước nhưng quan hệ thương mại – đầu tư giữa Ấn Độ – Hàn Quốc đạt được còn khiêm tốn chưa tương xứng với tiềm năng của hai nước.

Thứ hai, trong lĩnh vực đầu tư, Ấn Độ – Hàn Quốc còn tương đối thấp do những hạn chế từ phía Ấn Độ, và Ấn Độ hầu như cũng không có dự án nào đầu tư vào Hàn Quốc.

3.2 Khái quát về quan hệ Ấn Độ – các nước Đông Bắc Á từ 2001 đến 2010 và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ ấn độ các nước đông bắc á trong bối cảnh chính sách “hướng đông” giai đoạn 1991 – 2000 (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)