Sự nổi lên về kinh tế của khu vực châu Á– Thái Bình Dương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ ấn độ các nước đông bắc á trong bối cảnh chính sách “hướng đông” giai đoạn 1991 – 2000 (Trang 26)

7. Bố cục của luận văn

1.1.1.3 Sự nổi lên về kinh tế của khu vực châu Á– Thái Bình Dương

Châu Á – Thái Bình Dương là khái niệm xuất hiện từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai để chỉ một khu vực địa lý bao gồm một phần châu Á, và các nước trong vành đai TBD bao gồm: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand, các đảo ở TBD và khu vực Bắc Mỹ. Khu vực châu Á – TBD là một khu vực có tiềm năng phát triển mạnh mẽ và là một khu vực đa dạng. Nó thể hiện ở sự khác biệt giữa các quốc gia về diện tích, dân số, chế độ chính trị, trình độ phát triển và tôn giáo. Khu vực này có các quốc gia lớn nhỏ khác nhau từ những quốc gia rộng lớn như Canada, Mỹ, Trung Quốc đến những nước có diện tích nhỏ như Singapore hoặc một số đảo quốc ở Nam TBD. Ở đây cũng có các quốc gia có dân số lớn trên 1 tỷ như Trung Quốc hoặc vài trăm triệu như Mỹ, Indonesia đến những nước có vài trăm ngàn hoặc vài triệu dân như Brunei…

Sự đa dạng cũng thể hiện sự khác nhau về chế độ chính trị và trình độ phát triển kinh tế rất lớn. Khu vực có những nước công nghiệp hàng đầu thế giới như Mỹ, Nhật, Canada, Australia; có những nước công nghiệp mới như Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Hồng Kông đến những nước có trình độ thấp hơn như các nước ASEAN và những nước nằm trong số những quốc gia nghèo.

Châu Á – TBD là nơi có sự hiện diện của các nước lớn như Mỹ, Nga, Nhật, Trung Quốc, và mối quan hệ của những nước này ảnh hưởng rất lớn đến tình hình an ninh, chính trị và kinh tế của khu vực. Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, các nước này từng đối đầu với nhau. Từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, quan hệ giữa các nước này được cải thiện đáng kể góp phần vào việc xây dựng khu vực hòa bình, ổn định và phát triển. Bên cạnh những cường quốc trên, các quốc gia còn lại cũng giữ vai trò tích cực trong các vấn đề an ninh, chính trị cũng như kinh tế của khu vực. ASEAN là một điển hình, ASEAN được thành lập từ 1967 đến cuối thập niên 90 đã mở rộng gồm 10 nước, trở thành một nhân tố tương đối quan trọng về giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực. ASEAN giữ vai trò quan trọng trong việc thành lập Diễn đàn an ninh khu vực (ARF) năm 1994 và sự ra đời của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – TBD (APEC) năm 1989.

Chiến tranh Lạnh kết thúc, châu Á – TBD là một khu vực phát triển năng động, nơi tập trung các nền kinh tế nhanh nhất thế giới và duy trì được tốc độ phát triển cao liên tục trong nhiều năm. Sức mạnh kinh tế lớn của Mỹ, Nhật, sự xuất hiện của các nước công nghiệp mới (NICs) ở châu Á, những thành tựu đáng kinh ngạc của Trung Quốc trong quá trình cải cách, mở cửa và triển vọng phát triển mạnh mẽ của nhiều nước Đông Nam Á. Tất cả những yếu tố đó, khiến các nhà hoạch định chiến lược Ấn Độ coi trọng khu vực châu Á - TBD. Mặc dù, cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ châu Á năm 1997 – 1998 ảnh hưởng đáng kể đến tốc độ phát triển của các nước trong khu vực như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản… nhưng sự phục hồi nhanh chóng của các nền kinh tế khu vực cho thấy tiềm năng phát triển kinh tế của khu vực là rất lớn.

Sự sụp đổ của Liên Xô và cùng với nó là sự kết thúc Chiến tranh Lạnh đã dẫn đến những thay đổi căn bản đến cục diện an ninh khu vực châu Á - TBD. Thế đối đầu hai cực giữa hai siêu cường và mối quan hệ tam giác chiến lược Xô – Trung – Mỹ ở châu Á - TBD không còn nữa. Thay vào đó, sự điều chỉnh chiến lược của các nước lớn theo hướng duy trì môi trường hòa bình, ổn định. Xu thế căng thẳng, đối đầu do di chứng của Chiến tranh Lạnh để lại đã nhường chỗ cho các hình thức hợp

tác rất phong phú trong nhiều lĩnh vực. Tuy còn ở mức độ khiêm tốn, nhưng những cơ chế hợp tác khu vực trong lĩnh vực kinh tế như APEC, Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA)… ngày càng có vai trò tích cực, thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa các nước và góp phần vào sự phát triển năng động của khu vực.

Tuy nhiên, an ninh khu vực vẫn còn nhiều bất trắc do những mâu thuẫn nội tại hoặc mới nảy sinh, trở thành những nhân tố gây mất ổn định, đe dọa hòa bình, an ninh và phát triển của khu vực như: tranh chấp biên giới, lãnh thổ giữa Nga – Nhật, Trung – Nhật, giữa một số nước ASEAN và Trung Quốc về vấn đề biển Đông, bán đảo Triều Tiên, vấn đề Đài Loan…

Sau khi Liên Xô tan rã, khu vực châu Á - TBD chịu sự tác động chủ yếu của mối quan hệ tam giác chiến lược Mỹ – Nhật – Trung Quốc. Mối quan tâm hàng đầu của Mỹ trong thập kỉ cuối thế kỉ XX là tập trung xây dựng nước Mỹ ổn định và phát triển về kinh tế – xã hội nhằm duy trì địa vị số 1 thế giới. Trong khi tập trung chính cho sự phát triển của quốc gia, Mỹ vẫn giữ được mục tiêu là củng cố vai trò quốc tế của mình. Để thực hiện được mục tiêu đó, Mỹ tăng cường quan hệ với Nhật, một số nước khu vực Đông Nam Á, Hàn Quốc…

Trước những thay đổi của tình hình thế giới và khu vực, Trung Quốc cũng có sự điều chỉnh chiến lược, đánh dấu bằng bài phát biểu của Đặng Tiểu Bình vào năm 1992. Trung Quốc đã mở rộng quan hệ với hầu hết các nước trên thế giới; đưa ra chiến lược về phát triển kinh tế biển (1993) nhằm đưa Trung Quốc trở thành cường quốc trên biển…

Trong bối cảnh đó, Nhật Bản điều chỉnh chiến lược theo hướng tranh thủ nâng cao vai trò chính trị trong khu vực và trên thế giới sao cho tương xứng với sức mạnh kinh tế và trình độ khoa học kỹ thuật hùng hậu của họ. Trong quan hệ với Mỹ, Nhật Bản vẫn duy trì quan hệ đồng minh chiến lược được hình thành từ sau chiến tranh thế giới lần hai, Nhật Bản đã cố gắng điều chỉnh quan hệ với Mỹ từ chỗ phụ thuộc thành bình đẳng hơn, cùng nhau chia sẽ trách nhiệm trong các vấn đề quốc tế và khu vực. Trước hết ở khu vực châu Á - TBD, Nhật Bản chú trọng đến việc cải thiện và tăng cường quan hệ với các nước trong khu vực.

Khi nói đến sự nổi lên của vị trí chiến lược châu Á - TBD, các nhà nghiên cứu thường nhắc đến nhân tố ASEAN. ASEAN với những thành tựu đạt được đã, đang và sẽ khẳng định vị thế và vai trò quan trọng của mình đối với hòa bình, ổn định khu vực. Trong cục diện mới, ASEAN đã chủ động hơn trong quan hệ với các nước lớn, có quan hệ hợp tác với những cường quốc ở khu vực và thế giới như Mỹ, Nhật, EU, Trung Quốc… giữ được thế độc lập trong chính sách ngoại giao, không bị sự chi phối của bất kỳ cường quốc nào. Ngược lại các nước lớn tỏ ra rất chú trọng đến ASEAN khi xử lý các vấn đề khu vực. Trên bình diện song phương, các vấn đề tranh chấp được giải quyết bằng biện pháp hòa bình. Về hợp tác đa phương, ASEAN cũng chú trọng đối thoại với các nước khác trong khu vực châu Á - TBD thông qua cơ chế ASEAN + 1, ASEAN + 3, Diễn đàn an ninh khu vực ARF… Các hình thức hợp tác này không những góp phần nâng cao quan hệ chính trị, an ninh mà còn thúc đẩy hợp tác phát triển kinh tế giữa các nước ASEAN với các đối tác bên ngoài. Các nước lớn nhỏ ở khu vực châu Á - TBD kể cả Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, cùng quy tụ lại để tham gia thảo luận về các vấn đề an ninh khu vực. Diễn đàn cũng là nơi xây dựng lòng tin, tăng cường hiểu biết lẫn nhau và tạo ra cơ hội đàm phán giải quyết những bất đồng giữa các nước trong khu vực về vấn đề an ninh.

Tóm lại, sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc với xu thế toàn cầu hóa ngày càng phát triển, trước hết là trong lĩnh vực kinh tế với sự hỗ trợ mạnh mẽ của cuộc cách mạng KH&CN. Tình hình thế giới về cơ bản đã thay đổi nhanh chóng, xu thế đối thoại thay cho đối đầu và xu thế phát triển kinh tế làm trọng tâm đã tạo nên động lực mới trên con đường phát triển của khu vực châu Á - TBD. Thế giới biết đến khu vực châu Á - TBD như một khu vực phát triển năng động nhất thế giới và có khả năng khu vực này sẽ thay thế Đại Tây Dương như đúng dự đoán cách đây hơn 70 năm của Jawaharlal Nehru – nhà tư tưởng vĩ đại, người sáng lập ra Cộng hòa Ấn Độ đã nói: “TBD có khả năng thay thế Đại Tây Dương với tư cách là một trung tâm đầu não của thế giới. Tuy không phải là một quốc gia trực tiếp ở TBD nhưng Ấn Độ sẽ phải có những ảnh hưởng quan trọng ở đó” [55, tr. 67]. Do đó, các quốc gia trong

đó có Ấn Độ phải điều chỉnh lại chính sách đối ngoại đối với khu vực châu Á - TBD. Một yếu tố khác góp phần làm cho Ấn Độ chú ý đến khu vực châu Á - TBD, hoạt động kém hiệu quả của SAARC không đáp ứng được yêu cầu phát triển ngày càng lớn của Ấn Độ.

1.1.1.4 Do tác động của chiến tranh Vùng Vịnh (năm 1990 – 1991)

Trung Đông là khu vực cung cấp dầu mỏ chủ yếu của thế giới, với trữ lượng dầu mỏ vô cùng lớn đã giúp các nước trong khu vực phát triển nhanh chóng. Nhưng, cũng chính vì yếu tố dầu mỏ cộng với những mâu thuẫn về dân tộc, tôn giáo và sự can thiệp của các nước bên ngoài làm cho tình hình khu vực không ổn định như cuộc chiến tranh giữa Iraq và Iran năm 1980, chiến tranh giữa Iraq và Kuwait năm 1990 – còn gọi là chiến tranh Vùng Vịnh.

Ngày 2/8/1990, Iraq đưa quân sang chiếm đóng Kuwait, sự kiện này bị đưa ra phê phán tại HĐBA LHQ và yêu cầu Iraq rút quân. Phớt lờ lời kêu gọi rút quân của LHQ, Iraq vẫn chiếm đóng Kuwait. Mỹ cùng với các quốc gia khác tiến hành chiến tranh chống Iraq, tháng 2/1991 Iraq buộc phải rút quân khỏi Kuwait. Chiến tranh Vùng Vịnh (năm 1990 – 1991) đã làm cho giá dầu được đẩy lên cao, trong khi nhu cầu về dầu mỏ và các sản phẩm từ dầu mỏ phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa ở Ấn Độ gặp rất nhiều khó khăn. Ấn Độ phải tìm kiếm nguồn cung cấp dầu mới để thay thế mà phương Đông cụ thể là Đông Nam Á là khu vực mà Ấn Độ hướng tới: “Chỉ trong giai đoạn 1990 – 1991 giá dầu nhập khẩu của Ấn Độ đã tăng 21,9% tính bằng đồng rupi. Nếu năm 1965, chi phí dành cho nhập khẩu năng lượng của Ấn Độ là khoảng 8% giá trị nhập khẩu thì tới năm 1990, con số đó đã lên tới gần 25%” [55, tr. 65].

1.1.2 Nhân t bên trong

1.1.2.1 Sự yếu kém của nền kinh tế

Sau khi giành được độc lập năm 1947, Ấn Độ tiến hành khôi phục và xây dựng đất nước trong bối cảnh thế giới bị phân chia thành hai hệ thống chính trị, kinh tế đối lập nhau. Là một nước lớn, Ấn Độ không muốn ngã theo bên nào để chống lại bên kia, cho nên Jawaharlal Nehru đề ra chủ trương trung lập. Tư tưởng trung lập

của Ấn Độ cũng được thể hiện trên lĩnh vực kinh tế, đó là chủ trương xây dựng một nền kinh tế hỗn hợp hai thành phần: kinh tế nhà nước và kinh tế tư nhân, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Mô hình phát triển kinh tế Ấn Độ khi đó được gọi là mô hình kế hoạch hóa mềm (còn gọi là mô hình Mahalanobis do Giáo sư P.C. Mahalanobis soạn thảo). Ấn Độ chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa với những ưu tiên dành cho công nghiệp nặng, nhưng cũng không xem nhẹ vai trò của ngành công nghiệp nhẹ. Theo Nehru: “Công nghiệp nặng là điều kiện cơ bản cho công nghiệp hóa. Công nghiệp nhẹ được phát triển rộng khắp nhằm đáp ứng mọi yêu cầu tiêu dùng trong nước” [10, tr. 16].

Nội dung chính trong chủ trương phát triển kinh tế của Ấn Độ là thực hiện chính sách đóng cửa và chính sách thay thế hàng nhập khẩu cho phù hợp với đường lối độc lập và tự lực cánh sinh. Mô hình phát triển trên, đã đạt được những thành tựu bước đầu. Các ngành công nghiệp phát triển tương đối hoàn chỉnh từ những ngành thông thường đến những ngành kỹ thuật cao như: công nghệ sinh học, khoa học vũ trụ… Kết quả của cuộc cách mạng xanh giữa những năm 60 cho thấy sự phát triển thần kỳ của nền nông nghiệp Ấn Độ, từ một nước thiếu lương thực triền miên, cho đến giữa những năm 80, Ấn Độ đã tự túc được lương thực và có kho dự trữ chiến lược.

Sau một thời gian thực hiện mô hình kinh tế kế hoạch hóa mềm, kinh tế Ấn Độ đạt được những thành tựu quan trọng về các mặt công nghiệp, nông nghiệp… tốc độ tăng trưởng GDP ổn định và liên tục trong 4 thập kỉ: “Trong khoảng 3 thập kỉ, từ những năm 50 đến những năm 70, Ấn Độ đạt mức tăng GDP bình quân hàng năm là 3,5%, những năm 80 đạt bình quân 5,5%” [10, tr. 17].

Bên cạnh những thành tựu, kinh tế Ấn Độ cũng bộ lộ một số yếu kém nghiêm trọng. Đó là, cơ chế quan liêu bao cấp, làm hạn chế tính năng động, sáng tạo và hiệu quả trong sản xuất. Kết quả, kinh tế nhà nước hoạt động kém hiệu quả so với kinh tế tư nhân:

Vì phần đóng góp cho tích lũy của công nghiệp nhà nước rất thấp so với thành phần kinh tế tư nhân. Trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, kinh tế

nhà nước đóng góp cho tích lũy trong nước 1,7% GDP, trong khi kinh tế tư nhân là 8,7%... Cao nhất là kế hoạch 5 năm lần thứ 5 (1974 – 1979), tích lũy của kinh tế nhà nước là 4,6%, kinh tế tư nhân là 17%... Về đóng góp và GDP, 1984 – 1985 kinh tế nhà nước đóng góp 24,5%, còn kinh tế tư nhân 75,5% [10, tr. 18].

Một yếu tố khác cũng đã làm cho kinh tế Ấn Độ hoạt động kém hiệu quả đó là, sự hạn chế của hệ thống luật pháp. Trong nền kinh tế, luật pháp giữ vai trò quan trọng – đây là nhân tố có thể thúc đẩy kinh tế phát triển nếu như phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh. Ngược lại, luật pháp sẽ trở thành vật cản trở trong việc phát triển đất nước, Ấn Độ là nước có nhiều luật, nhưng phần lớn các luật này được ban hành trong thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa, không có sự hài hòa giữa kế hoạch và thị trường nên gây cản trở cho các doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp tư nhân. Điển hình như theo luật MRTP, các công ty chỉ được tích lũy vốn ở một mức độ hạn chế không quá 200 triệu rupi. Nếu muốn tăng nguồn vốn, mở rộng sản xuất phải xin giấy phép mà thời gian hoàn thành thủ tục này luôn là mối phiền hà cho các doanh nghiệp.

Vào những năm cuối thập kỉ 80, kinh tế Ấn Độ có một thời gian ngắn ngủi khởi sắc (1985 – 1987) do những cố gắng của chính phủ Rajiv Gandhi. Nhưng đến đầu thập kỉ 90, kinh tế Ấn Độ lâm vào khủng hoảng toàn diện, do những tác động bất lợi từ tình hình thế giới lúc bấy giờ: “Mục tiêu tăng trưởng GDP lên mức bình quân 7%/năm không những không đạt được mà nền kinh tế lại suy giảm chưa từng thấy… Mức GDP sụt xuống còn 0,8 vào năm tài chính 1991 –1992, lạm phát dâng cao (trên 13%), dự trữ ngoại tệ đến tháng 5/1991 chỉ còn khoảng 1 tỷ USD, đủ cho nhập khẩu 20 ngày” [10, tr. 24].

Tình hình trên, đưa kinh tế Ấn Độ đến trước bờ vực phá sản, các ngành công nghiệp đều gặp khó khăn, tỉ lệ thất nghiệp cao, nợ nước ngoài không có khả năng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ ấn độ các nước đông bắc á trong bối cảnh chính sách “hướng đông” giai đoạn 1991 – 2000 (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)