Trên lĩnh vực kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ ấn độ các nước đông bắc á trong bối cảnh chính sách “hướng đông” giai đoạn 1991 – 2000 (Trang 66 - 95)

7. Bố cục của luận văn

2.2.1.2 Trên lĩnh vực kinh tế

Từ cuối thập niên 80, quan hệ hai nước đã không ngừng được cải thiện, nhờ đó quan hệ Ấn Độ – Trung Quốc trên lĩnh vực kinh tế cũng không ngừng tăng lên, nhất là khi Ấn Độ bắt đầu thực hiện chính sách “hướng Đông”. Năm 1991, Thủ tướng Lý Bằng đến thăm Ấn Độ, đây là mốc quan trọng cho quá trình hợp tác kinh tế giữa Ấn Độ và Trung Quốc, từ đó hàng loạt cuộc tiếp xúc, trao đổi cấp cao giữa hai bên được diễn ra.

Tháng 2/1991 Bộ trưởng Bộ Thương mại Ấn Độ đã đến thăm Trung Quốc để dự cuộc họp về quan hệ kinh tế, thương mại, và KH&CN. Đến cuối năm 1991, cuộc họp tiếp theo về quan hệ kinh tế, thương mại và KH&CN được tổ chức tại New Delhi. Hai bên đã ký một Nghị định thư thương mại năm 1992, các lĩnh vực hợp tác mới đó là nông nghiệp, năng lượng, giáo dục và y tế cộng đồng. Trung Quốc đã nhất trí về sự cần thiết cho một sự gia tăng và đa dạng hóa các quan hệ thương mại và bày tỏ sẵn sàng khắc phục tình trạng yếu kém thương mại giữa hai nước. Đồng thời, Ấn Độ và Trung Quốc đã ký Bản ghi nhớ về việc nối lại thương mại biên giới, ban đầu thương mại giữa hai nước sẽ được thực hiện tại một điểm qua biên giới Uttar Pradesh – Tây Tạng đó là: “Cửa Pôran của Tây Tạng (Trung Quốc) và Cung Chê, bang phía Bắc của Ấn Độ” [7, tr. 283]. Sau khi hai bên ký hiệp định nối lại buôn bán qua biên giới, mậu dịch biên giới giữa hai nước đã được khôi phục sau gần 3 thập kỉ đóng của. Ấn Độ mong muốn mở rộng phạm vi thương mại biên giới bao gồm các khu vực khác dọc theo biên giới đã được nhấn mạnh với Trung Quốc. Cũng trong thời điểm này, hai nước đã ký kết một bị vong lục thỏa thuận hợp tác khoa học kỹ thuật giữa hai nước (trong đó có nghị quyết về hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu vũ trụ, kĩ thuật và ứng dụng). Đây là hai lĩnh vực mà hai nước ưu tiên hợp tác hàng đầu, kết quả hai nước đã có hơn một trăm hạng mục trao đổi về khoa học kỹ thuật, đặc biệt là kỹ thuật hàng không. Mối hợp tác này càng có ý nghĩa to lớn trong bối cảnh các nước phương Tây đang âm mưu kiềm chế sự nghiệp khoa học kỹ thuật ở các nước đang phát triển.

Năm 1993, hai bên xúc tiến đối thoại mạnh mẽ để thành lập một số liên doanh của Trung Quốc ở Ấn Độ và thỏa thuận thành lập một số công ty liên doanh đầu tiên của Ấn Độ ở Trung Quốc. Tuy nhiên, hiện tại quan hệ kinh tế song phương vẫn chưa đầy đủ, hai nước đã nhất trí trong chuyến thăm của Thủ tướng Rao sẽ hết sức nổ lực để mở rộng liên kết kinh tế. Những ý tưởng mới cho sự hợp tác kinh tế giữa hai bên cũng được đề xuất trong chuyến thăm của Bộ trưởng Thương mại S.P Mukherjee đến Trung Quốc trong tháng 6/1993. Và sau đó, trong chuyến thăm của Phó Thủ tướng Trung Quốc Lý Lan Thanh đến Ấn Độ vào tháng 12/1993. Trong chuyến thăm của Phó Thủ tướng Lý Lan Thanh, Nghị định thư mở rộng thương mại biên giới ở đèo Shipki La được ký kết, nơi tiếp giáp giữa tiểu bang Himachal Pradesh và Tây Tạng.

Ấn Độ – Trung Quốc, cũng đã thành công trong nỗ lực của họ nhằm tăng cường quan hệ thương mại hai nước. Từ ngày 13 đến 15/6/1994, đã diễn ra kỳ hợp lần thứ năm của Ủy ban hỗn hợp Ấn - Trung về hợp tác kinh tế thương mại, khoa học kỹ thuật được tổ chức tại Ấn Độ. Hai bên đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, nhất là việc ký Nghị định thư hợp tác thương mại Ấn - Trung. Trong những tháng sắp tới, hai bên sẽ có hàng loạt những biện pháp nhằm thiết lập các mối quan hệ buôn bán trực tiếp, trong đó bao gồm cả việc ký kết hiệp định về tránh đánh thuế hai lần, mở các chi nhánh ngân hàng ở hai nước tạo thuận lợi cho việc trao đổi tín dụng, cũng như thiết lập tuyến vận tải thủy, cầu hàng không trực tiếp. Hiệp định thương mại vừa được ký kết là cơ sở tốt cho việc mở rộng quan hệ kinh tế giữa hai nước lớn nhất châu Á. Điều này chứng minh rằng quan hệ giữa hai nước khổng lồ châu Á đã và đang phát triển dựa trên một nền tảng tương đối vững chắc. Đầu năm 1991, kim ngạch buôn bán hai nước chỉ có 264 triệu USD [10, tr. 178] (theo Thông tấn xã Việt Nam ngày 9/9/1992: đầu năm 1991 kim ngạch buôn bán hai nước đạt 265 triệu USD), đến tháng 9/1992 thương mại song phương hai nước tương đương với năm trước. Trong chín tháng đầu năm 1994, tổng khối lượng thương mại song phương là 593 triệu USD, tăng 29,5% so với cùng kỳ năm trước [73, tr. 25]. Đây được xem là một bước dấu hiệu đáng mừng trong thương mại hai nước và nó cho thấy sự hiệu

quả của việc mở cửa buôn bán qua biên giới sẽ làm kim ngạch thương mại hai nước không ngừng được tăng lên. Tổng kim ngạch thương mại năm 1994 – 1995 “là 3,167.73 tỷ rupi, tăng 40,38% so với năm trước” [74, tr. 9].

Trong thời gian từ năm 1993 – 1995 Ấn Độ và Trung Quốc đã mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực khác như: “la–de, vật liệu khoa học địa cầu không gian và cảm ứng từ xa, nông nghiệp, ngư nghiệp, y tế, dược, hóa chất, công nghệ thông tin, điện tử… Hiện tại cả Trung Quốc và Ấn Độ đều thực hiện cải cách mở cửa, có thể học tập lẫn nhau. Ấn Độ rất quan tâm đến kinh nghiệm và biện pháp giải quyết các xí nghiệp quốc doanh từ lỗ chuyển sang lãi của Trung Quốc” [27].

Mặc dù, Ấn Độ và Trung Quốc đã thành lập các cơ quan chức năng thúc đẩy hợp tác kinh tế và công nghiệp, thế nhưng buôn bán giữa hai nước vẫn chưa tương xứng với tầm vóc và tiềm năng của hai nước lớn nhất châu lục này. Báo cáo của Trung tâm phát triển thế giới có trụ sở ở Mỹ đã chỉ rõ hai nước cần vạch ra chiến lược để khai thác thêm tiềm năng buôn bán song phương của mình. Tiềm năng buôn bán Ấn - Trung ước tính lên tới hàng tỷ USD nhưng vẫn chưa khai thác được là do các công ty và các doanh nghiệp của cả hai bên vẫn còn xem thường thị trường của nhau và do đó họ đã để lỡ cơ hội lớn lao này.

Tuy nhiên, với những nỗ lực chung của hai bên buôn bán thương mại song phương đã bắt đầu có những bước cải thiện. Một trong những nguyên nhân tăng kim ngạch buôn bán Ấn - Trung gần đây là do quan hệ buôn bán qua biên giới. Những tác động xấu tới việc phát triển buôn bán giữa hai nước sau chiến tranh biên giới năm 1962 đã lùi vào dĩ vãng, và cộng đồng người Ấn kiếm ăn đông đảo ở Xingapo và Hồng Kông có thể trở thành nhân tố xúc tác cho việc tăng cường quan hệ thương mại Ấn - Trung. Mặc khác, quá trình tự do hóa kinh tế không thể đảo ngược được của hai nước sẽ trở thành nhân tố tích cực giúp cho việc tìm, lựa chọn các lĩnh vực hợp tác song phương. Cũng có thể coi chính sách duy trì hòa bình và an ninh dọc theo đường biên giới chung mà hai nước đã thỏa thuận những năm qua có ảnh hưởng trực tiếp tới sự tăng cường thương mại giữa hai nước khổng lồ này. Theo hiệp định vừa ký thì Trung Quốc sẽ nhập của Ấn Độ các mặt hàng: “quặng,

sản phẩm sắt thép, mặt hàng nông sản như thuốc lá, đậu đỏ, chè, cà phê hạt, bông, gạo, gia vị và một số mặt hàng hóa chất, gỗ, đá quý, kim cương đã được chế tác và một số hãng cơ khí truyền thống” [29, tr. 4]. Ngược lại, Ấn Độ sẽ nhập khẩu của Trung Quốc các mặt hàng như: “tơ tằm, sợi tơ lụa, hàng nông sản như hạt đậu đỏ, sản phẩm công nghiệp nhẹ, hóa chất, sản phẩm dầu lửa, dược phẩm và một số hàng cơ khí” [29, tr. 4].

Quan hệ tin cậy lẫn nhau giữa hai chính phủ đã cho ra đời những quyết định quan trọng tạo cơ sở cho việc phát triển quan hệ kinh tế trong thời gian tới. Ấn Độ và Trung Quốc sẽ khai thác triệt để những tiềm năng của nhau, cũng như những khu vực có thể liên doanh liên kết và trao đổi công nghệ.

Tháng 11/1996 trong chuyến thăm Ấn Độ của Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân, hai bên đã ký nhiều hiệp định xây dựng lòng tin (CBMs), hiệp định giao thông vận tãi đường biển… càng thúc đẩy buôn bán giữa hai nước, làm giảm bớt sự nghi kỵ của Ấn Độ đối với Trung Quốc do cuộc chiến tranh năm 1962 để lại.

Bên cạnh đó, Hội nghị hợp tác kinh tế Ấn - Trung được dự kiến sẽ được tổ chức tại Bắc Kinh trong quý II năm 1997. Hai nước đã nhất trí để truyền đạt nội dung kinh tế và công nghệ lớn hơn nhiều cho quan hệ song phương “khối lượng thương mại vào năm 1995 là 4160 triệu rupi, tăng 30% so với năm trước[74, tr. 11]. Trong năm 1996, tổng khối lượng thương mại dự kiến sẽ tăng hơn nữa, hơn năm mươi liên doanh giữa Ấn Độ và Trung Quốc đã được thiết lập. Khoáng sản, hóa chất, dược phẩm, máy móc và các sản phẩm biển là một số trong những lĩnh vực mà hai nước đã mở rộng hợp tác. Với kích thước và sức mạnh của nền kinh tế Ấn Độ và Trung Quốc, tiềm năng hợp tác kinh tế và công nghệ vẫn còn rất lớn.

Năm 1997, 1998 Ấn Độ tiếp tục dành ưu tiên cho ngoại giao kinh tế, với mục tiêu thu hút đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực ưu tiên cao hơn cho Ấn Độ và đảm bảo chuyển giao công nghệ trong việc tăng cường liên kết kinh tế và thương mại của Ấn Độ với phần còn lại của thế giới.

Quan hệ thương mại Ấn Độ – Trung Quốc đã tiếp tục phát triển “thương mại song phương trong năm 1998 đạt 1,922 tỷ USD, đánh dấu sự gia tăng 5,02% so với

năm 1997” [77, tr. 13]. Thương mại song phương vào năm 1999 “đạt 1,987 tỷ USD, tăng 3,4% so với năm 1998. Ấn Độ xuất khẩu sang Trung Quốc giảm 8,82%. Xuất khẩu của Trung Quốc sang Ấn Độ tăng 14,29%” [77, tr. 26]. Năm 1998, Ấn Độ tiến hành vụ thủ hạt nhân làm cho quan hệ hai nước có một thời gian lạnh nhạt, nhưng sau đó với thiện chí của hai bên vào đầu năm 1999, quan hệ giữa hai nước được hâm nóng và bình thường trở lại. Ngày 4/4/1999, Thứ trưởng Bộ thông tin Trung Quốc đã tới New Dehli để cùng hợp tác nghiên cứu trên lĩnh vực phần mềm. Đây là lĩnh vực mà Ấn Độ rất phát triển, Trung Quốc thì rất quan tâm để phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Năm 2000, hai nước đã có dịp đối thoại song phương về các vấn đề liên quan đến mậu dịch, nhất là yêu cầu theo điều lệ của WTO, những điều kiện mà Trung Quốc muốn gia nhập tổ chức này. Kết quả, Ấn Độ và Trung Quốc đã xây dựng được các cơ chế hợp tác kinh tế giữa hai nước như: Nhóm kinh tế hỗn hợp Ấn Độ – Trung Quốc (JEG) được thành lập vào tháng 02/2000 và Hội đồng hợp tác kinh doanh Ấn Độ – Trung Quốc (JBC) cũng vào tháng 02/2000. Các cơ chế này có tác dụng quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác thương mại và đầu tư giữa hai nước.

2.2.2 Quan hn Độ - Nht Bn

Kế thừa những quan hệ tốt đẹp của giai đoạn trước, quan hệ giữa Ấn Độ và Nhật Bản trong những năm 90 tiếp tục có được những bước tiến quan trọng trên lĩnh vực chính trị – ngoại giao và kinh tế.

2.2.2.1 Trên lĩnh vực chính trị – ngoại giao

Chuyến thăm Ấn Độ của Thủ tướng Toshiki Kaifu vào giữa tháng 4 và tháng 5/1990, đã đánh dấu mốc quan trọng trong quan hệ hai nước, và nó mở ra một trang mới trong quan hệ hai nước. Điều đáng chú ý, ông đã chọn Ấn Độ là nơi để bắt đầu chuyến công du đến các quốc gia Nam Á và trình bày chi tiết “Sáng kiến Hợp tác quốc tế mới”. Tiếp theo, đến tháng 11 năm 1990, Tổng thống Venkataraman đại diện cho Ấn Độ đến dự Lễ tấn phong chính thức của Hoàng đế Akihito. Trong thập niên 90, quan hệ song phương giữa hai nước tiếp tục được củng cố và phát triển.

Mở đầu cho việc củng cố và phát triển quan hệ hai nước trong kỉ nguyên sau Chiến tranh Lạnh, đó là chuyến thăm Nhật Bản của Bộ trưởng Ngoại giao Shri Madhavsinh Solanki từ ngày 18 đến ngày 24/01/1992. Ngoại trưởng Solanki đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Toshiki Kaifu và các nhà lãnh đạo hàng đầu của Nhật Bản, hai bên đã thảo luận về những vấn đề thúc đẩy quan hệ song phương giữa hai nước, các vấn đề khu vực, và quốc tế mà hai nước cùng quan tâm. Thông qua Ngoại trưởng Solanki, Thủ tướng Shri P.V Narasimha Rao đã gửi lời chức mừng đến Thủ tướng Kiichi Miyazawa vừa trở thành tân Thủ tướng của Nhật Bản, điều này gợi lên một tình cảm ấm áp và thân mật trong quan hệ hai nước. Đồng thời, hai vị nguyên thủ cũng bày tỏ hy vọng tiếp tục tăng cường quan hệ song phương hơn nữa và phát triển thêm nội dung mới. Với việc phát triển tốt đẹp, hai nước hy vọng có thể cùng đóng góp cho sự hòa bình và ổn định và phát triển cho khu vực châu Á và toàn thế giới. Như vậy, chuyến thăm Nhật Bản của Ngoại trưởng Solanki đã làm sâu sắc thêm quan hệ hai nước và giúp tăng cường hiểu biết lẫn nhau tốt hơn giữa Ấn Độ và Nhật Bản.

Năm 1992, hai nước đều tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm thành lập quan hệ ngoại giao và ký kết Hiệp ước hòa bình giữa Ấn Độ và Nhật Bản. Đây là nhân tố quan trọng để thúc đẩy quan hệ giữa hai nước, kết quả của việc tổ chức lễ kỷ niệm được đánh dấu bằng một tinh thần hữu nghị và hợp tác trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế và văn hóa.

Tiếp theo chuyến thăm Nhật Bản của Ngoại trưởng Solanki, Thủ tướng Narasimha Rao cũng đã đến thăm hữu nghị Nhật Bản theo lời mời của Thủ tướng Kiichi Miyazawa từ ngày 22 đến 26/6/1992. Hai Thủ tướng đã thảo luận về các vấn đề song phương, đa phương, và tính hiệu quả trong các lĩnh vực hợp tác mà hai nước đã thực hiện. Hai bên cũng quyết định lần đầu tiên tổ chức tham vấn song phương về giải trừ quân bị và các vấn đề hạt nhân giữa hai nước ở cấp chính thức. Với ý nghĩa đó, cuộc đàm phán này sẽ dẫn đến tăng cường hiểu biết lẫn nhau liên quan đến mối quan tâm về an ninh và trật tự quốc tế mới nổi, đặc biệt là trong khu vực châu Á - TBD.

Tiếp theo, nhằm cụ thể hóa về việc mở rộng và tính hiệu quả của quan hệ hai nước trên các lĩnh vực khác. Bộ trưởng Bộ Môi trường Shri Kamal Nath, đến thăm Nhật Bản từ ngày 22 đến ngày 25/3/1992 để trao đổi với đối tác Nhật Bản của mình trước khi Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất ở Rio. Một chuyến thăm trở lại đã được thực hiện bởi ông Shozaburo Nakamura, Tổng Giám đốc của Cơ quan Môi trường Nhật Bản, trong tháng 9/1992 đến Ấn Độ để thảo luận với Bộ trưởng môi trường.

Đáp lại những động thái tích cực từ phía Ấn Độ, Hoàng tử Akishino, con trai thứ hai của Nhật hoàng Akihito, cùng với công chúa Akishino, đã đến thăm Ấn Độ từ ngày 12 đến ngày 20/11/1992 theo lời mời của Phó Tổng thống Ấn Độ. Như vậy, chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng Rao và chuyến thăm Ấn Độ của Hoàng tử Akishino, đã tạo ra động lực trong mối quan hệ của Ấn Độ với Nhật Bản, có tác dụng quan trọng thúc đẩy quan hệ Ấn Độ – Nhật Bản phát triển trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ ấn độ các nước đông bắc á trong bối cảnh chính sách “hướng đông” giai đoạn 1991 – 2000 (Trang 66 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)