Quá trình triển khai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ ấn độ các nước đông bắc á trong bối cảnh chính sách “hướng đông” giai đoạn 1991 – 2000 (Trang 39)

7. Bố cục của luận văn

1.2.2 Quá trình triển khai

Nội dung cơ bản của chính sách “hướng Đông” bao gồm: (1) cải cách kinh tế và ổn định chính trị trong nước, thúc đẩy hợp tác láng giềng; (2) tăng cường các quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế; (3) thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực quân sự nhằm tăng cường hiểu biết và các lợi ích về chính trị, chiến lược.

Trong chính sách “hướng Đông” của Ấn Độ, khu vực châu Á - TBD là khu vực ưu tiên hàng đầu, trong đó Đông Nam Á là trọng tâm. Cho đến nay, chính sách “hướng Đông” có thể được chia làm hai giai đoạn:

Giai đoạn đầu, chính sách “hướng Đông” của Ấn Độ bao gồm các mục tiêu chủ yếu sau đây:

Th nht, mở rộng phạm vi ảnh hưởng của Ấn Độ ra biển, trong không gian và các lãnh thổ bên ngoài;

Th hai, tăng cường hiểu biết và và giao lưu văn hóa;

Th ba, tận dụng các nguồn lực khổng lồ trong và ngoài nước cho nhu cầu phát triển của quốc gia;

Th tư, hội nhập và giải quyết các xung đột liên quan đến các vấn đề cơ bản rộng lớn như hàng rào thương mại, ổn định tài chính, tiền tệ, sự hỗ trợ của quốc tế và dòng vốn đầu tư nước ngoài;

Th năm, đẩy mạnh quan hệ hợp tác và trao đổi trong kinh tế – chính trị về các vấn đề như nhân quyền, chuẩn mực lao động, quản lý các nguồn và bảo vệ môi trường, tài nguyên, tận dụng lợi ích của tự do hóa thông tin…

Trong giai đoạn 1991 – 2000, chính sách “hướng Đông” của Ấn Độ tập trung vào việc nối lại các mối quan hệ khu vực. Trước năm 1990, Ấn Độ chỉ tập trung vào mối quan hệ với Liên Xô và các nước láng giềng Nam Á. Chính vì điều này, đã khiến Ấn Độ bị đặt ra ngoài khỏi sự phát triển của khu vực Đông Á. Do đó, trong giai đoạn đầu này, Ấn Độ tập trung vào việc nối lại các mối quan hệ thương mại và đầu tư với các nước Đông Á và nhất là các nước ASEAN. Mặc dù, các thành tựu đạt được trong giai đoạn này còn khiêm tốn, nhưng đã thực hiện được mục tiêu là thiết lập lại các mối quan hệ khu vực đã bị bỏ quên trước năm 1990.

Giai đoạn sau, được đánh dấu bằng sự mở rộng về mặt địa lý, từ trọng điểm ban đầu là các nước Đông Nam Á đến chỗ bao hàm cả các nước Đông Á và Nam TBD, nhất là các cường quốc khu vực như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. “Đây là giai đoạn mà chính sách “hướng Đông” tiến thêm một bước mới, đó là đạt được các thỏa thuận thương mại tự do và thiết lập các cầu nối kinh tế giữa các nước trong khu vực với Ấn Độ” [53, tr. 317].

Trong giai đoạn này, chính sách “hướng Đông” tập trung vào ba mục tiêu chủ yếu sau:

Th nht, tạo dựng các mối liên hệ hữu hình như việc đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực giao thông vận tải. Nhằm thiết lập các tuyến đường giao thông hiệu quả hơn để giao lưu với các nước trong khu vực là một nội dung quan trọng của chính sách “hướng Đông”.

Th hai, chính sách “hướng Đông” sẽ giúp Ấn Độ phá bỏ những rào cản về kinh tế, chính trị giữa Ấn Độ và nhiều nước khác ở khu vực châu Á, cho phép Ấn Độ xích lại gần hơn các quốc gia trong khu vực trong đó có Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Th ba, đối với Ấn Độ, yếu tố cạnh tranh trong quan hệ với Trung Quốc là điều không thể tránh khỏi, nhưng sau Chiến tranh Lạnh sự hợp tác Ấn - Trung ngày càng cải thiện và phát triển. Chính sách “hướng Đông” trong giai đoạn này một mặt đối phó với mối lo sợ về sự lớn mạnh của Trung Quốc; mặt khác, Ấn Độ cũng phát triển quan hệ hơn nữa với quốc gia lớn mạnh này. Với Ấn Độ, trọng tâm của các mối quan hệ song phương là việc giải quyết các vấn đề tồn tại từ lâu giữa hai nước trên cơ sở thực tiễn và tận dụng các cơ hội mới cho sự hợp tác kinh tế thương mại song phương. Hơn nữa, Ấn Độ muốn trở thành nước thường trực trong HĐBA LHQ, gia nhập APEC, gia nhập SCO… đều cần có sự hợp tác và ủng hộ của Trung Quốc. Do vậy, đến giai đoạn này Ấn Độ mong muốn phát triển mạnh hơn nữa quan hệ hữu nghị với Trung Quốc qua chính sách “hướng Đông”.

Như vậy, Ấn Độ trong quá trình triển khai chính sách “hướng Đông” có thể thấy rằng: trong giai đoạn đầu thì châu Á - TBD là ưu tiên của chính sách “hướng

Đông”, Đông Nam Á được coi là khu vực trung tâm; giai đoạn sau bắt đầu mở rộng ra các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Khi các nhà hoạch định chiến lược Ấn Độ xác định Đông Nam Á là trọng tâm của chính sách “hướng Đông” ở giai đoạn đầu, nhưng các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc vẫn nhận được sự quan tâm. Bởi vì, ba quốc gia đó đều là những quốc gia quan trọng trong khu vực châu Á - TBD cả về sức mạnh kinh tế, chính trị và những ảnh hưởng to lớn đến khu vực và thế giới. Vậy từ trong giai đoạn 1991 – 2000, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc có vị trí, vai trò như thế nào trong chính sách “hướng Đông” của Ấn Độ?

Vị trí và vai trò của Trung Quốc trong chính sách “hướng Đông” của Ấn Độ. Về chính trị, Trung Quốc là nước có vị thế chính trị rất cao trên trường quốc tế, là thành viên thường trực của HĐBA LHQ, Trung Quốc không chỉ phát huy ảnh hưởng của mình ở khu vực mà cả trên thế giới. Hai nước Ấn, Trung cũng có nhiều quan điểm chung trong việc giải quyết các vấn đề khu vực và thế giới. Do đó, chính sách “hướng Đông” hướng đến Trung Quốc là hướng đến sự ủng hộ lớn về mặt chính trị và ngoại giao cho Ấn Độ phát huy vị thế của mình trên trường quốc tế.

Ngoài ra, chính sách “hướng Đông” của Ấn Độ hướng đến Trung Quốc, bởi vì nước này là thành viên của nhiều tổ chức hợp tác kinh tế quan trọng của khu vực như ASEM, APEC, SCO,… Ấn Độ muốn trở thành thành viên thường trực HĐBA hay muốn tham gia vào các tổ chức hợp tác kinh tế này đều cần có sự ủng hộ lớn của Trung Quốc.

Về kinh tế, Trung Quốc là một quốc gia rộng lớn với nền kinh tế đang phát triển vào loại nhanh nhất thế giới, việc hướng đến thị trường Trung Quốc là việc cần thiết. Do tầm vóc ấy, từ năm 1991 – 2000 Ấn Độ luôn muốn mở rộng hợp tác kinh tế với thị trường đầy tiềm năng này. Ngoài ra, Trung Quốc không những là quốc gia láng giềng mà còn là nơi tiếp giáp với nhiều quốc gia trong khu vực gồm cả Đông Bắc Á và Đông Nam Á, vị thế này vô cùng quan trọng khi Ấn Độ mở rộng giao thương với bên ngoài. Do vậy, chính sách “hướng Đông” hướng đến Trung Quốc là yêu cầu cần thiết. Về mặt lịch sử, văn hóa Trung Quốc cũng như Ấn Độ là những nước có nền văn hóa, văn minh phát triển rực rỡ và có ảnh hưởng sâu rộng đến

nhiều nước trong khu vực. Cho nên, đây là tiền đề, là cơ sở quan trọng để phát triển các mối quan hệ chính trị và kinh tế.

Với vị thế của mình, Trung Quốc đang có sức hấp dẫn lớn đối với Ấn Độ, chỉ khi quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc, Ấn Độ mới có thể xây dựng được môi trường hòa bình, ổn định cho việc phát triển kinh tế, cân bằng lực lượng ở khu vực và vươn xa hơn trong ngoại giao quốc tế. Do đó, Trung Quốc cũng là đối tượng quan trọng trong chính sách “hướng Đông” của Ấn Độ.

Vị trí và vai trò của Nhật Bản trong chính sách “hướng Đông” của Ấn Độ.

Trước hết, Nhật Bản và Ấn Độ là hai cường quốc ở châu Á, hai nước đều mong muốn phát triển thành cường quốc toàn diện, đầy đủ, nhất là trong việc muốn có trở thành Ủy viên thường trực trong HĐBA LHQ, sự hợp tác giữa hai nước này là rất cần thiết để đạt được mục tiêu này. Thứ hai, khi triển khai chính sách “hướng Đông”, Ấn Độ nghĩ ngay đến vị thế của Nhật Bản. Ấn Độ muốn học tập nhiều điều trong sự phát triển của cường quốc kinh tế thứ hai này trong việc phát triển kinh tế và xã hội. Về kinh tế, hai nước có thể bổ sung cho nhau: Ấn Độ là mảnh đất đầu tư màu mỡ cho các công ty Nhật Bản, là nơi có nguồn nhân lực dồi dào vào bậc nhất ở châu Á và thế giới, nguồn nhân lực mà Nhật Bản rất cần thiết cho sự phát triển của công nghiệp CNTT nói riêng cũng nền kinh tế Nhật Bản nói chung. Thứ ba, Ấn Độ và Nhật Bản đều thực thi chính sách hợp tác và cạnh tranh với Trung Quốc. Khi Ấn Độ và Trung Quốc muốn trở thành siêu cường số một ở châu Á, và thế giới thì yếu tố Nhật Bản trở nên rất quan trọng. Ấn Độ có ưu thế là không có tranh chấp lớn và trực tiếp với Nhật Bản, vì vậy việc sử dụng yếu tố Nhật Bản để tăng cường sức mạnh cho mình trong cuộc cạnh tranh quốc tế, trở thành chính sách quốc tế lớn của Ấn Độ, và trở thành đối tác chiến lược toàn cầu của Ấn Độ. Thứ tư, về phía Nhật Bản, Nhật Bản cũng muốn duy trì vị trí số một về kinh tế của mình ở châu Á. Nhật Bản muốn tìm kiếm một thị trường lớn để đầu tư và xuất khẩu hàng hóa, vị trí đó không ai khác là Ấn Độ. Mặt khác, quan hệ với đối tác chiến lược toàn cầu Ấn Độ, Nhật Bản tăng cường vị thế của mình trong các diễn đàn khu vực và thế giới. Trong

chính sách “hướng Đông” của Ấn Độ, Nhật Bản là một trong những sự lựa chọn tốt để vừa học tập, vừa hợp tác và nâng cao vị thế của mình.

Vị trí và vai trò của Hàn Quốc trong chính sách “hướng Đông” của Ấn Độ. Mặc dù không thể nào so sánh với Nhật Bản về kinh tế và Trung Quốc về chính

trị, nhưng Hàn Quốc vẫn là đối tác quan trọng của nhiều nước trên thế giới. Hàn Quốc là một trong bốn con rồng của châu Á, các nhà phân tích kinh tế thế giới cho rằng Hàn Quốc có thể đóng vai trò mô hình mẫu để các nước đang phát triển noi theo. Nhằm đưa nước họ từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành một nước công nghiệp hiện đại. Kinh nghiệm công nghiệp hóa của Hàn Quốc có 3 yếu tố: gắn công nghiệp hóa với kỹ thuật, trong đó thúc đẩy phát triển kỹ thuật bản địa song song với nhập khẩu kỹ thuật cao để có thể tiêu hóa được kỹ thuật này, công nghiệp hóa theo chiều sâu và kỹ thuật, thực hiện chính sách phát triển kỹ thuật cao song song với các kỹ thuật hướng tới sản phẩm và kỹ thuật cơ bản.

Với những yếu tố đó, Hàn Quốc đã thoát khỏi tình trạng của một nước nông nghiệp lạc hậu thành một nước hiện đại, năng động, phát triển nhanh và kinh doanh của họ chủ yếu là vừa và nhỏ. Sự phát triển của các công ty vừa và nhỏ được xem là đầu tàu, kéo nền kinh tế nước này có thể cạnh tranh với các công ty của các nước tiên tiến. Những thành công trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Hàn Quốc, các nhà kinh doanh Hàn Quốc và nước ngoài tổng kết được những kinh nghiệm như sau:

Thứ nhất, chiến lược phát triển hướng về xuất khẩu mà Hàn Quốc đã theo đuổi. Các nhà phân tích cho rằng, không định hướng đúng trong chiến lược này trong thập kỷ 60, Hàn Quốc không thể đạt được tiến bộ kinh tế được coi là kỳ tích sông Hàn. Mặc dù chiến lược này dễ bị tổn thương trước những cú sốc từ bên ngoài, nhưng nó vẫn là một sự lựa chọn tốt hơn chiến lược hướng nội. Một nền kinh tế mở dễ thích nghi và có thể khai thác tốt hơn các cơ hội mới xuất hiện từ những thay đổi trong một môi trường quốc tế các nền kinh tế đóng kín.

Thứ hai, phát triển kinh tế của Hàn Quốc là nhấn mạnh vai trò của kinh tế thị trường. Trong thập niên 60, nền kinh tế Hàn Quốc phát triển nhanh nhờ thực hiện

các nguyên tắc cơ bản của thị trường. Kinh nghiệm quản lý kinh tế vĩ mô của Hàn Quốc trong thời gian qua cho thấy, không có sự thỏa hiệp giữa ổn định giá và tăng trưởng.

Thứ ba, xử lý dòng vốn nước ngoài đổ vào Hàn Quốc. Kinh nghiệm Hàn Quốc cho thấy, trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế, khi niềm tin của nước ngoài vào nền kinh tế của Hàn Quốc còn yếu, cản trở lớn nhất đối với việc thu hút vốn đầu tư là sự dao động và lưỡng lự của các nhà đầu tư và cho vay. Chính phủ có thể khắc phục tình trạng này thông qua việc đảm bảo thanh toán hoặc tham gia các hình thức đảm bảo quốc tế hoặc cho phép các nhà đầu tư chuyển lãi về nước.

Thứ tư, thu hút kỹ thuật mới và đào tạo nguồn nhân lực. Khả năng to lớn của Hàn Quốc là hấp thụ kỹ thuật mới từ nước ngoài trong những năm qua bắt nguồn từ trình độ giáo dục cao của nước này. Việc đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo không những là một chính sách kinh tế tốt mà còn là một chính sách xã hội tốt, vì đầu tư của chính phủ vào giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực cùng với chính sách mở rộng các cơ hội việc làm sẽ là cơ cấu hiệu quả nhất để phân phối công bằng thu nhập.

Thứ năm, đó là sự ổn định về chính trị và xã hội. Sự phát triển nhanh của Hàn Quốc, không thể có nếu không có sự ổn định chính trị và xã hội.

Như vậy, Hàn Quốc với những kinh nghiệm phát triển đất nước của mình đã để lại những bài học vô cùng quý giá cho Ấn Độ tham khảo, nhằm thực hiện mục tiêu quan trọng là trở thành cường quốc khu vực và thế giới. Với những tiềm lực của mình, Hàn Quốc đã có những ảnh hưởng nhất định ở khu vực và do đó nếu Ấn Độ thúc đẩy quan hệ với Hàn Quốc có thể cạnh tranh tốt hơn với Trung Quốc. Với những ý nghĩa đó, Hàn Quốc được xem là đối tượng quan trọng cho việc triển khai chính sách “hướng Đông” của Ấn Độ.

Tiểu kết chương 1

Vào những năm 90 của thế kỷ XX, tình hình thế giới có những biến động to lớn đòi hỏi các nước phải điều chỉnh chính sách để thích ứng. Ấn Độ sau thời gian thực hiện mô hình kế hoạch hóa mềm, với đặc trưng là hướng nội và thay thế nhập

khẩu, thay vì hướng ra bên ngoài và thúc đẩy xuất khẩu, và điều này làm cho kinh tế Ấn Độ không được chia sẻ sự thịnh vượng do sự mở rộng rất lớn của nền thương mại toàn cầu đã đem lại. Đến cuối thập niên 80 đầu thập niên 90, Ấn Độ bước vào cuộc khủng hoảng toàn diện về kinh tế, chính trị, xã hội. Do đó, vị thế và vai trò của Ấn Độ trên trường quốc tế ngày càng suy yếu. Yêu cầu cấp thiết của Ấn Độ hiện nay là phải tiến hành điều chỉnh một cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, trong đó quan trọng nhất là lĩnh vực kinh tế và chính sách đối ngoại. Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại, mà tiêu biểu đó là sự ra đời của chính sách “hướng Đông”.

Chính sách “hướng Đông” có ý nghĩa quan trọng trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ, vì nó giúp Ấn Độ nối lại mối quan hệ với các nước Đông Á. Đông Á là khu vực phát triển kinh tế năng động nhất thế giới, và ở đây có những cường quốc quan trọng như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, và các nước ASEAN… Đến nay, các nhà nghiên cứu đều cho rằng, chính sách “hướng Đông” phát triển qua hai giai đoạn. Giai đoạn đầu, Ấn Độ xác định châu Á - TBD là ưu tiên, Đông Nam Á là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ ấn độ các nước đông bắc á trong bối cảnh chính sách “hướng đông” giai đoạn 1991 – 2000 (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)