1.4.1. Khái quát về Trƣờng Đại học Đồng Tháp
Tỉnh Đồng Tháp nằm ở hành lang mở ra phía Tây của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, có vị trí trung gian giữa vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và vùng kinh tế năng động Cần Thơ - An Giang - Cà Mau - Kiên Giang, là cửa ngõ của vùng tứ giác Long Xuyên và là đầu mối giao thông quan trọng theo định hƣớng phát triển của vùng Mê Kông.
Đồng Tháp là một trong 13 tỉnh thành ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, với diện tích tự nhiên là 337.408 km2, chiếm 8.17% diện tích Đồng bằng sông Cửu Long dân số 1.687.416 ngƣời (theo số liệu điều tra năm 2006). Đồng Tháp đƣợc xem là tỉnh chủ yếu sản xuất nông, ngƣ nghiệp với thế mạnh là lúa gạo, kinh tế thủy sản. Ngoài ra, kinh tế vƣờn cũng tƣơng đối phát triển và còn có các vùng bảo tồn sinh thái vùng ngập mặn đặc thù. Với quang cảnh sông nƣớc, cồn bãi, đặc biệt là các khu vực rừng ngập mặn với các di tích văn hóa lịch sử: Tràm chim, Gò Tháp, Xẻo Quýt, Gáo Giồng…Con ngƣời Đồng Tháp có truyền thống cách mạng, giàu lòng mến khách và thích tập TDTT, với tinh thần tự giác tích cực tham gia tập luyện TDTT để nâng cao sức khỏe phục vụ cho học tập và lao động sản xuất. Theo số liệu thống kê của ngành TDTT thì Đồng Tháp hiện nay các cấp huyện, thị xã đã có phòng Văn hóa - Thể thao và Du lịch là đơn vị hoạt động sự nghiệp. Hầu hết đã đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức chuyên môn tích cực phục vụ cho sự nghiệp TDTT của ngành.
Các môn đá cầu, xe đạp, cờ vua và võ thuật là những môn thể thao thế mạnh đã gặt hái nhiều thành công cho thể thao Đồng Tháp trong những năm qua. Đồng thời cũng đóng góp nhiều VĐV cho đội tuyển quốc gia trong các kỳ Seagames và các giải đấu thể thao quốc tế đã góp phần làm rạng danh thể thao Việt Nam trên trƣờng quốc tế.
Trƣờng Đại Học Sƣ Phạm Đồng Tháp đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ ký Quyết định thành lập ngày 10/1/2003. Qua nhiều năm phấn đấu không ngừng và hoàn thành công tác đào tạo nguồn nhân lực cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, đến năm 2008 Trƣờng Đại học Sƣ phạm Đồng Tháp đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ cho đổi tên thành Trƣờng Đại học Đồng Tháp đa ngành đa hệ. Từ khi mới thành lập năm 2003 có 04 mã ngành đào tạo đại học, đến nay
năm học 2014 – 2015 trƣờng đã có 03 mã ngành Cao học, 32 ngành đại học và 19 ngành cao đẳng.
Giáo dục và Đào tạo đóng vai trò quan trọng chủ yếu trong việc giữ gìn phát triển truyền bá văn minh nhân loại. Con ngƣời vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển xã hội. Giáo dục là một bộ phận đặc biệt của cấu trúc hạ tầng xã hội, là tiền đề quan trọng cho sự nghiệp phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, giáo dục của đất nƣớc.
Giáo dục và Đào tạo là cơ sở phát huy nhân tố con ngƣời. Trong đó giáo dục thể chất là một trong những nội dung nhằm mục đích giáo dục con ngƣời phát triển toàn diện về nhân cách, trí tuệ, thể chất để phục vụ đất nƣớc, giữ gìn và tăng cƣờng an ninh quốc phòng.
Trong chiến lƣợc phát triển con ngƣời toàn diện, Đảng và Nhà nƣớc ta luôn quan tâm đến mục tiêu giáo dục cho thế hệ trẻ và phát triển đức, trí, thể, mỹ. Trong chỉ thị 36 CT-TW nêu rõ: “Phát triển TDTT là một bộ phận quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nƣớc nhằm bồi dƣỡng phát huy nhân tố con ngƣời. Công tác TDTT góp phần tích cực nâng cao sức khỏe, thể lực, giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống lành mạnh, làm phong phú đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân, nâng cao năng suất lao động xã hội và sức chiến đấu trong lực lƣợng vũ trang”.
Với sự phát triển của Trƣờng Đại học Đồng Tháp, hiện nay số lƣợng sinh viên ngày càng đông, nhu cầu giải trí và tạo sân chơi cho các sinh viên trong quá trình học tập, tập luyện TDTT nhằm nâng cao sức khỏe và đào tạo nguồn lực giáo viên TDTT là một vấn đề đƣợc lãnh đạo nhà trƣờng rất quan tâm.
Trƣờng Đại học Đồng Tháp hiện nay đƣợc nâng cấp lên từ trƣờng CĐSP Đồng Tháp, diện tích hơn 13 nghìn m2, ở ngoại ô thành phố Cao Lãnh nằm trên đƣờng Phạm Hữu Lầu thuộc khu vực Phƣờng 6 gần Bến Phà Cao
Lãnh. Qua 5 năm đƣợc nâng cao và phát triển với số lƣợng sinh viên rất đông trên 10 nghìn sinh viên chính quy. Hiện nay, quỹ đất vẫn chƣa sử dụng đƣợc hết, còn một số đất vẫn chƣa giải tỏa xong gần 1,5 nghìn m2. Với sự phát triển của Nhà trƣờng hiện nay thì điều kiện sân bãi phục vụ cho công tác giảng dạy môn giáo dục thể chất và tạo sân chơi giải trí cho sinh viên cũng ngày càng phát triển mới đảm bảo cho công tác giảng dạy và các hoạt động phong trào TDTT của nhà trƣờng.
Để đảm bảo cho công tác giảng dạy môn giáo dục thể chất nhà trƣờng đã tạo điều kiện rất lớn và dành riêng khu vực giảng dạy và tập luyện TDTT (trên 2 nghìn m2) nâng cấp và sửa chữa các sân bãi để phục vụ cho việc giảng dạy nhƣ sau:
- Nâng cấp mặt sân nhà tập luyện đa năng 45m x 35m sử dụng cho môn cầu lông, bóng chuyền, bóng bàn, võ thuật, khiêu vũ thể thao.
- Nâng cấp 04 sân bóng chuyền ngoài trời cạnh nhà thi đấu. - Nâng cấp 01 sân bóng rổ, kích thƣớc 40m x 25m.
- Nâng cấp mặt bằng 02 sân bóng đá mini cỏ nhân tạo 40m x 20m. Ngoài ra, nhà trƣờng còn tận dụng các vị trí khoảng trống giữa các phòng học và sân trƣớc các dãy phòng học để tạo thêm các sân cầu lông, bóng chuyền cho sinh viên tập luyện ngoài giờ vào các buổi chiều.
Để phục vụ tốt cho việc giảng dạy môn giáo dục thể chất, nhà trƣờng kết hợp tận dụng trang thiết bị sẵn có để phục vụ cho các lớp chuyên thể dục thể thao (hiện tại trƣờng đang đào tạo hệ đại học và cao đẳng ngành giáo dục thể chất cho khu vực). Do đó, điều kiện sân bãi học tập môn giáo dục thể chất tƣơng đối đảm bảo đầy đủ, sinh viên tham gia học tập môn giáo dục thể chất phải tự trang dụng cụ và đóng học phí, trang phục theo yêu cầu chuyên môn.
Nắm bắt kịp thời những diễn biến tƣ tƣởng trong sinh viên đề xuất các giải pháp và đƣa ra những chủ trƣơng kịp thời. Tổ chức tuần sinh hoạt công
dân, học tập nghị quyết, đƣờng lối chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, thông báo chỉ đạo của Nhà trƣờng về việc chuyển đổi học tập môn giáo dục thể chất theo hình thức tự chọn môn học. Trong tuần lễ sinh hoạt chính trị đầu khóa vào đầu năm học.
Phối hợp cùng với các tổ chức đoàn thể, các khoa tổ chức văn hóa, văn nghệ và các hoạt động thể dục thể thao cho sinh viên.
Trong việc thực hiện tham mƣu công tác chính trị, tƣ tƣởng trong nhà trƣờng, phòng công tác sinh viên còn có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động phong trào thể dục thể thao và quản lý các câu lạc bộ, đội tuyển trƣờng để tập luyện và tham gia thi đấu các giải truyền thống trong nhà trƣờng, các giải của tỉnh tổ chức, giải truyền thống 09/01 khu vực ĐBSCL và các giải thể thao sinh viên do Bộ Giáo dục và đào tạo tổ chức. Thực hiện theo sự chỉ đạo của Ban Giám Hiệu Nhà trƣờng sinh viên các lớp không chuyên tham gia trong đội tuyển trƣờng sẽ đƣợc miễn học môn giáo dục thể chất.
Nhƣ vậy việc tổ chức và quản lý việc học tập môn giáo dục thể chất theo hình thức tự chọn môn học không những chỉ có khoa giáo dục thể chất và Trung tâm TDTT chịu trách nhiệm mà còn có các phòng, khoa và các bộ phận khác tham gia, cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các lực lƣợng giữa các phòng, khoa và các đoàn thể trong trƣờng và lực lƣợng sinh viên tham gia học tập và rèn luyện kỹ năng chuyên môn, góp phần nâng cao sức khỏe phục vụ cho việc học tập các môn chuyên ngành.
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chi Minh là một bộ phận cấu thành quan trọng không thể thiếu đƣợc trong hệ thống chính trị của nƣớc ta và đặc biệt là hệ thống giáo dục. Đoàn TNCS HCM nghiên cứu nhu cầu, diễn biến tâm lý, bảo vệ lợi ích chính đáng và đúng pháp luật của đoàn viên sinh viên.
Từ đó, có những chủ trƣơng chính sách cho phù hợp, tạo sân chơi lành mạnh cho sinh viên.
Trong trƣờng đại học, ngoài tổ chức đoàn TNCS HCM ra còn có tổ chức Hội sinh viên. Hội sinh viên Việt Nam có chức năng tập hợp rộng rãi mọi đối tƣợng sinh viên Việt Nam cùng phấn đấu học tập và rèn luyện.
Trong nhà trƣờng, tổ chức Đoàn và Hội là ngƣời bạn đáng tin cậy của sinh viên, đoàn viên, hội viên. Ngoài công tác giáo dục ra Đoàn, Hội còn tổ chức các hoạt động phong trào nhƣ văn hóa, thể dục thể thao, văn nghệ, là nơi tập hợp quần chúng, đoàn viên, hội viên tham gia các hoạt động phong trào và thi đấu thể thao trong nhà trƣờng và đƣợc sự tham gia cổ vũ nhiệt tình của đoàn viên sinh viên.
Để tổ chức và quản lý tốt việc học tập môn giáo dục thể chất theo hình thức tự chọn môn học khoa giáo dục thể chất và Trung tâm TDTT cần phối hợp chặt chẽ và đồng bộ với các khoa, phòng Công tác Sinh viên, Đoàn TNCS HCM, Hội sinh viên để nắm đƣợc tâm tƣ, nguyện vọng của sinh viên về công tác tổ chức học tập môn giáo dục thể chất có những điểm còn bất cập, nội dung chƣơng trình có phù hợp với đối tƣợng và cách sắp xếp giờ học có phù hợp với yêu cầu ngƣời học hay chƣa. Từ đó, khoa Giáo dục Thể chất và Trung tâm TDTT có sự điều chỉnh kịp thời cho phù hợp để đảm bảo cho việc học tập môn giáo dục thể chất theo hình thức tự chọn môn học, tạo đƣợc sự hứng thú trong sinh viên nhằm nâng cao kỹ năng chuyên môn, tự tập để rèn luyện sức khỏe, nâng cao thể chất góp phần phục vụ tốt cho việc học tập các môn chuyên ngành của sinh viên.
1.4.2 Thành tích thi đấu của đội tuyển bóng đá Futsal nam trƣờng Đại học Đồng Tháp từ năm 2013 đến năm 2015
Hội thao sinh viên các trƣờng ĐH, CĐ khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long đƣợc diễn ra đều đặn hàng năm, đây là ngày hội giao lƣu văn hóa trao đổi kinh nghiệm học tập và thi đấu nhiều môn thể thao nhằm kiểm tra công tác giáo dục thể chất trong sinh viên của các trƣờng đại học, cao đẳng trong khu vực, đồng thời tìm kiếm tài năng thể thao phục vụ nƣớc nhà tham dự các kì đại hội thể dục thể thao sinh viên quốc tế. Đến nay đã trải qua hai mƣơi mốt kỳ hội thao, trƣờng Đại học Đồng Tháp là một trong những trƣờng luôn đạt thứ hạng cao trong những lần tham dự, các đội tuyển thể thao của trƣờng luôn đƣợc sự quan tâm tạo điều kiện của Ban Giám Hiệu về trang thiết bị cơ sở vật chất và duy trì tập luyện đều đặn nhằm tham gia tốt các kì đại hội.
Những năm gần gần đây khi Liên đoàn bóng đá Đồng Tháp đƣợc thành lập. Một trong nhƣng mục tiêu mà Liên đoàn muốn hƣớng đến là phát triển phong trào bóng đá Futsal trong tỉnh. Nằm trên địa bàn tỉnh và có mối quan hệ thân thiết với các ban ngành, các doanh nghiệp hay các câu lạc bộ thể thao phong trào nên bóng đá Futsal của Đại hoc Đồng Tháp không nằm ngoài xu hƣớng đó.
Đội tuyển bóng đá Futsal của trƣờng đƣợc thành lập từ năm 2012 với trên 20 VĐV là những sinh viên ƣu tú đƣợc tuyển chọn bổ sung hàng năm do những sinh viên năm cuối khóa ra trƣờng. Đội tuyển là một trong các đội thể thao đóng góp tích tích không nhỏ vào sự thành công của đoàn VĐV của trƣờng trong các kì đại hội vừa qua. Thành tích trong ba năm gần đây đƣợc thể hiện ở bảng 1.1
Bảng 1.1 Thành tích thi đấu của đội tuyển bóng đá Futsal nam trƣờng Đại học Đồng Tháp từ năm 2013 đến nay
Năm thi đấu Thứ hạng Giải đấu
2013 I ĐH TDTT CÁC TRƢỜNG CĐ-ĐH ĐBSCL
2014 III FUTSAL TỈNH ĐỒNG THÁP
2015 III FUTSAL TỈNH ĐỒNG THÁP
1.4.3. bóng đá Futsal nam
Trƣờng Đại học Đồng Tháp
Đội tuyển bóng đá Futal của trƣờng đƣợc thành lập theo định hƣớng chỉ đạo của Nhà trƣờng về công tác phát triển thể dục thể thao, nhằm tham gia tập duy trì luyện thƣờng xuyên trong sinh viên. Đồng thời đây là nòng cốt cho việc tham gia thi đấu giao lƣu thể thao, tham gia các kì hội thao sinh viên toàn quốc và hội thao sinh viên khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long. Đối tƣợng nòng cốt hầu hết là những sinh viên chuyên ngành giáo dục thể chất và bổ sung một số sinh viên của các ngành học khác đã qua tập luyện bóng đá tại trƣờng, đội tuyển thƣờng xuyên duy trì số lƣợng trên 20 VĐV và tập luyện thƣờng xuyên với mục đích chính là tham gia thi đấu tại hội thao sinh viên khu vực ĐBSCL đều đặn hàng năm.
Để đánh giá thực trạng thể lực chuyên môn cho VĐV đội tuyển bóng đá Futsal nam của trƣờng Đại học Đồng Tháp đề tài tiến hành đánh giá trên hai mặt. Thứ nhất thành tích đạt đƣợc của đội tuyển trong ba năm gần đây tại Đại hội thể thao sinh viên khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long trên cơ sở phân tích yếu tố đạt đƣợc và thất bại của đội tuyển về thể lực chuyên môn. Thứ hai trên thực tiển kiểm tra thể lực chuyên môn và so sánh với mặt bằng thể lực của các đội tuyển bóng đá Futsal nam cùng khu vực từ đó rút ra đƣợc những nhận định đúng đắn.
Qua bảng 3.1 cho thấy, thành tích thi đấu của đội tuyển bóng đá Futsal nam trong những năm vừa qua cơ bản là tốt nhƣng không ổ định, yếu tố thành công của một đội bóng đƣợc xét trên nhiều góc độ tuy nhiên qua nhận xét và rút kinh nghiệm của Ban huấn luyện về yếu tố thất bại của đội chúng tôi thấy rằng về mặt chuyên môn cơ bản là sự xuống dốc về thể lực. Tuy nhiên khâu then chốt là phải nâng cao đƣợc thể lực.