Sự biến đổi ý nghĩa của từ trong cách nói cường điệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc trưng văn hóa dân tộc trong phương thức cường điệu của phương ngữ nam bộ (Trang 50 - 53)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3 Sự biến đổi ý nghĩa của từ trong cách nói cường điệu

2.3.1 Nguyên nhân và cơ sở của sự chuyển hóa ý nghĩa của từ

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chuyển hóa ý nghĩa của từ rất phức tạp, phong phú. Có hai nhóm nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này: nhóm nguyên nhân có tính chất xã hội và nhóm có tính chất ngôn ngữ học thuần túy.

a. Nhóm nguyên nhân có tính chất xã hội

Động lực chủ yếu thúc đẩy sự chuyển biến ý nghĩa là xuất phát từ nhu cầu giao tiếp, những nhu cầu về mặt trí tuệ, hoặc nhu cầu về mặt tu từ. Ngôn ngữ luôn đứng trước nhiệm vụ phải kịp thời sáng tạo ra những phương tiện từ ngữ mới để biểu thị những sự vật, hiện tượng, những nhận thức mới xuất hiện trong xã hội; hoặc để thay thế cách diễn đạt cũ, những tên gọi cũ; hoặc để nhằm mục đích bộc lộ những khả năng

thay đổi ý nghĩa của các từ sẵn có, biến đổi nghữ nghĩa bằng cách thổi vào chúng những luồng sinh khí mới là một biện pháp tiết kiệm vô cùng hữu hiệu của ngôn ngữ, đáp ứng được nhu cầu nói trên của giao tiếp.

Sự kiêng kị cũng đã khiến cho ý nghĩa của từ biến đổi. Sự thay đổi đầu tiên của kiêng kị là sự biến đổi vỏ ngữ âm của từ. Kiêng kị là sự cấm đoán việc sử dụng các từ để gọi tên vào các sự vật và hiện tượng khác nhau. Người ta sử dụng phương pháp thay thế từ ngữ hoặc tìm cách biến đổi âm thanh ngôn ngữ. Những từ ngữ được sử dụng để thay thế cho các từ bị cấm được gọi là uyển ngữ.

Cũng thuộc về các nguyên nhân xã hội là việc con người muốn sử dụng lối diễn đạt văn hóa bóng bẩy; hoặc tránh chịu trách nhiệm về lời nói của mình trong giao tiếp; muốn diễn đạt trang nhã, lịch sự…Yếu tố tâm lý xã hội có ảnh hưởng không nhỏ đến việc thay đổi môi trường sử dụng của các từ. Xã hội phát triển mạnh về phương diện nào thì những khái niệm tương ứng với những sự vật, hiện tượng ở phương diện đó gây ấn tượng mạnh mẽ vào tâm lý con người. Từ đó, dẫn đến tình trạng các từ biểu thị những khái niệm tương ứng những sự vật, hiện tượng ấy chuyển nghĩa tương ứng theo.

b. Nhóm nguyên nhân có tính chất ngôn ngữ học

Ban đầu, mỗi từ ngữ thường chỉ có một nghĩa gốc, hay một ý nghĩa biểu vật, hay một ý nghĩa biểu niệm. Sau quá trình sử dụng, trải qua nhiều hoàn cảnh, nhiều sự kiện nó sẽ có thêm nhiều ý nghĩa biểu vật mới. Khả năng biến đổi càng cao thì hệ thống nét nghĩa biểu niệm sẽ xuất hiện ngày càng nhiều. Trong nhiều trường hợp chuyển hóa ý nghĩa, theo thời gian, những nghĩa cũ hay nghĩa gốc dần dần đã bị mất đi hoặc bị quên hẳn.

Bên cạnh nghĩa gốc ban đầu, tất cả các nét nghĩa mới của mỗi từ ngữ có xuất phát điểm là nghĩa xuất hiện lâm thời trong văn cảnh. Ngoài nghĩa gốc ra, do nhu cầu giao tiếp, con người thường có khuynh hướng phát triển ý nghĩa của từ hay chuyển hóa ý nghĩa của từ tạm thời trong văn cảnh. Sau đó, những nét nghĩa lâm thời trong văn cảnh đó do trải qua thời gian lâu dài, được xã hội tiếp nhận và tiếp theo là được sử dụng đến

mức lâu dần thành quen thuộc. Sự quen thuộc đến một lúc nào đó sẽ mang tính ổng định, bền vững trong vốn từ vựng ngữ nghĩa.

2.3.2 Ẩn dụ tri nhận và phương thức chuyển hóa ý nghĩa của từ

Với cách tiếp cận chung nhất, ẩn dụ được xem như là cách nhìn một đối tượng này thông qua một đối tượng khác, và với ý nghĩa đó, ẩn dụ là một trong những phương thức biểu tượng tri thức dưới dạng ngôn ngữ.

“Ẩn dụ tri nhận (…) là một trong những hình thức ý niệm hóa, một quá trình tri nhận có chức năng biểu hiện và hình thành những ý niệm mới và không có nó thì không thể nhận được tri thức mới” [7, tr.293]. Ẩn dụ tri nhận nghiên cứu năng lực nắm bắt và tạo nên sự giống nhau giữa những cá thể và những lớp đối tượng khác nhau của con người trong một không gian tư duy phức tạp. Trong quá trình nhận thức, con người luôn luôn xác lập mối quan hệ tương quan từ cái cụ thể đến cái trừu tượng, từ không gian tư duy quan sát trực tiếp được chuyển sang không gian không quan sát trực tiếp. Nói cách khác, ẩn dụ là một trong những phương thức biểu tượng tri thức dưới dạng ngôn ngữ; hay ẩn dụ là một cơ chế tri nhận bằng tri giác của con người để phạm trù hóa hiện thực, hoặc nhìn đối tượng này thông qua một đối tượng khác.

Mỗi sự vật, hiện tượng vốn có nhiều đặc điểm, thuộc tính. Do vậy, cùng một sự vật, hiện tượng có thể được tư duy liên tưởng đồng nhất hóa với nhiều sự vật, hiện tượng khác nhau tùy theo đặc điểm, thuộc tính nào cùng có ở chúng được chọn để làm cơ sở cho sự đồng nhất hóa.

Theo quan điểm của Nguyển Đức Tồn [45], bản chất của ẩn dụ là sự thay thế tên gọi dựa trên sự đồng nhất hóa các sự vật, hiện tượng, tính chất…khi tư duy liên tưởng của con người phát hiện ra ở chúng ít nhất cùng có một nét hay một đặc điểm nào đó và so sánh là khái niệm loại, còn ẩn dụ chỉ là khái nhiệm chủng – nghĩa là ẩn dụ chỉ là một tiểu loại của so sánh mà thôi. Tác giả cũng khẳng định rằng tiểu loại so sánh đồng

đồng hoàn toàn giữa các sự vật mới cho phép có thể dùng cái này để thay thế cho cái kia được. Cho nên, cơ chế này thay thế tên gọi theo phép ẩn dụ được diễn ra như sau: tên gọi A của sự vật, hoạt động hay tính chất nào đó có thể được sử dụng để gọi thay thế cho tên gọi B của sự vật, hoạt động hay tính chất khác khi trong tư duy liên tưởng của con người chúng được đồng nhất hóa dựa trên đặc điểm hay thuộc tính…nào đó cùng có ở chúng.

Sự xếp loại ẩn dụ cũng phải được dựa trên sự đồng nhất hóa các sự vật, hiện tượng, tính chất…được so sánh với nhau trên cơ sở ít nhất là chúng có cùng một nét hay một đặc điểm nào đó. Cho nên, chỉ khi nào cần diễn đạt quan hệ đồng nhất hóa hai biểu vật thì mới cho phép dùng tên gọi của biểu vật này thay thế cho tên gọi của biểu vật kia và từ đó mới có cơ sở cho sự xuất hiện hiện tượng ẩn dụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc trưng văn hóa dân tộc trong phương thức cường điệu của phương ngữ nam bộ (Trang 50 - 53)