Tính cách người Nam Bộ trong phương thức cường điệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc trưng văn hóa dân tộc trong phương thức cường điệu của phương ngữ nam bộ (Trang 83 - 128)

7. Cấu trúc của luận văn

3.5 Tính cách người Nam Bộ trong phương thức cường điệu

Lối sống ngang tàng là hệ quả của tinh thần nghĩa khí hào hiệp trong con người Nam Bộ. Những con người tứ chiếng từ những huyện phủ khác nhau về vùng đất mới mang trong mình nhiều chất phản kháng, ít chịu sự ràng buộc của lễ giáo, không bao giờ bị khuất phục. Họ chấp nhận mọi hiểm nguy, thậm chí trong những hoàn cảnh nhất định, họ đã phải liều:

Ra đi là sự đã liều,

Nắng mai không biết, mưa chiều không hay.

Ngang tàng có nghĩa là dám sống, sống hết mình đúng với chính mình, dám tin vào chân lý cuộc sống, tin vào tình yêu như hình ảnh cây khô chết đứng:

Cây khô chết đứng giữa trời,

Chết thời chịu chết không quên lời anh than.

Chấp nhận tất cả rủi ro trên con đường phiêu bạt, người Nam bộ coi nhẹ tính mạng nên sống ngang tàng. Mặt khác, việc khai thác vùng đất mới đầy gian khổ hiểm nguy cũng góp phần tôi luyện tính cách trên. Nhưng ngang tàng ở đây không phải là phá phách, làm loạn. Ngang tàng là một nét nhân cách Nam Bộ, đó là những con người không chấp nhận sống mà phải cầu xin, phải khuất phục trước bạo lực. Đó là những con người vươn tới những điều to tát, không quan tâm đến những cái vụn vặt.

Lối sống ngang tàng gắn với một thái độ dứt khoát kiểu đã tròn cho ra tròn, vuông cho ra vuông. Đây cũng là thái độ dứt khoát trong quan niệm về tình nghĩa trong quan hệ lứa đôi của tác giả ca dao Nam Bộ.

-Thò tay ngắt một ngọn ngò

Thương anh đứt ruột giả đò ngó lơ.

(ĐHSPTPHCM-TVĐT-T1-tr.273)

-Chớ phải căn duyên thì cái nhà rách, bộ vạt sập, nước ngập, anh cũng chờ.

Không phải căn duyên thì nhà ngói đỏ, bộ ngựa gõ dài, anh cũng không ham.

(ĐHSPTPHCM-TVĐT-T1-tr.260)

Cuộc sống nơi đất mới có nhiều thuận lợi, ưu đãi hơn, con người không phải vất vả, bon chen như ở nơi đất hẹp người đông. Có nhiều nhân tố để con người sống rộng rãi, hào hiệp hơn. Họ không khuất phục trước cường quyền, sẵn sáng cứu khốn phò nguy, dám đứng lên dẹp bất công, bênh vực người yếu đuối, thế cô. Những đức tính ấy không phải bỗng nhiên có được, mà phải trải qua hàng thế kỉ hun đúc, tôi luyện trong suốt quá trình lập nghiệp.

Gắn với óc thực tế người nông dân Nam Bộ có vẻ ít quan tâm đến những triết lý sâu xa, những khái niệm trừu tượng về cuộc đời mà chú ý đến cuộc sống hàng ngày như nó vốn có. Những cách cường điệu dựa trên triết lý rất ít xuất hiện trong ca dao Nam Bộ, kiểu như câu:

Anh về ngoài Huế tôi nhắn theo cùng

Nhắn với ông thợ rèn rèn cho tôi một trăm cái đục, một chục cái chàng

Để tôi đóng cái thang một trăm ba mươi sáu nấc, từ đất cho thấu lên trời

Tôi hỏi xem duyên nợ tôi đổi dời về đâu.

(ĐHSPTPHCM-TVĐT-T1-tr.203)

Mặc dù đề cập đến câu hỏi muôn đời là muốn biết xem “duyên nợ…về đâu” nhưng cái cách mà người Nam Bộ dẫn dắt thật là dung dị, lấy những vật dụng hàng ngày để nhấn mạnh ý tình của mình cũng là kiểu triết lý sơ khai và dễ hiểu nhất.

Tiểu kết

Văn hóa Nam Bộ là chất liệu cơ bản tạo nên nét đặc sắc cho các yếu tố được sử dụng để cường điệu. Trên nền tảng đó, phương thức cường điệu có cơ hội đi đến tận cùng mục tiêu cảm xúc thẩm mỹ cần phải chuyển tải của mình. Các yếu tố ngôn ngữ được dùng để cường điệu trong phương ngữ Nam Bộ luôn tìm đến những hình ảnh gần gũi, thực tế của đời sống văn hóa và thiên nhiên Nam Bộ.

Các yếu tố cường điệu gắn liền với môi trường sông nước đã làm nên một phương thức cường điệu vừa tinh tế vừa lai láng cảm xúc. Tìm về thiên nhiên, mượn thiên nhiên để bộc bạch tấm chân tình là cách ngắn nhất và thông minh nhất để đến được tận sâu xúc cảm con người. Và phương thức cường điệu mặc dù luôn đề cao tính vượt trội, vượt lên hiện thực nhưng vẫn luôn quay về với điều giản dị và quý giá nhất trong cuộc sống: tấm chân tình con người dành cho nhau.

KẾT LUẬN



1. Bằng cách khảo sát hệ thống cứ liệu kết hợp thống kê các phương tiện, yếu tố ngôn ngữ được sử dụng trong cách nói cường điệu, chúng ta thấy được nét độc đáo của phương ngữ Nam Bộ. Cách nói cường điệu tồn tại ở mọi miền đất nước nhưng ở các vùng khác nhau nó sẽ được thể hiện khác nhau. Ở Nam Bộ, các phương tiện, yếu tố ngôn ngữ được sử dụng để cường điệu đều xuất phát từ hiện thực ngôn ngữ nơi đây, dựa trên chất liệu cuộc sống con người Nam Bộ.

2. Lần đầu tiên, phương thức cường điệu được xem xét và khảo sát dựa trên các lý thuyết ngôn ngữ học, trên nhiều bình diện: cấu trúc ngữ nghĩa, cách chuyển hóa ý nghĩa và yếu tố ngữ nghĩa. Trong đó, những vấn đề được đề cập chi tiết là:

2.1 Các phương tiện ngôn ngữ được sử dụng để cường điệu trong phương ngữ Nam Bộ tương đối phong phú, đa dạng, thuộc nhiều phạm trù khác nhau, bao gồm: ngữ pháp – ngữ nghĩa và cách tu từ. Các cấu trúc ngữ nghĩa làm thành cách nói cường điệu trong phương ngữ Nam Bộ thực chất là vận dụng sự chuyển hóa ý nghĩa của từ tạo nghĩa hàm ẩn bằng các ẩn dụ tri nhận. Các giá trị biểu trưng trong cách nói cường điệu của người Nam Bộ vừa thống nhất với biểu trưng của người Việt vừa mang nét độc đáo riêng nhờ chất liệu phương ngữ Nam Bộ.

2.2 Các yếu tố ngôn ngữ được sử dụng để liên tưởng tạo nên nét đặc sắc rất riêng trong cách nói cường điệu của phương ngữ Nam Bộ. Chính môi trường Nam Bộ, văn hóa Nam Bộ đã làm nên điểm khác biệt của phương thức cường điệu nơi đây khác so với những vùng phương ngữ còn lại của đất nước. Phương thức cường điệu Nam Bộ phản ánh một thiên nhiên hoang sơ, đầy thách thức nhưng rất trù phú của vùng đất phía Nam của Tổ quốc bằng chất liệu ngôn ngữ tự nhiên, đa dạng. Tùy vào khả năng sáng tạo của chủ thể ngôn ngữ mà cách nói cường điệu mang phong cách dấu ấn riêng.

3. Cách nói cường điệu của người Nam Bộ cũng thể hiện được phần nào tính cách của họ: chân chất, thẳng thắn, thích bông đùa, ưa hài hước. Mặc dù sử dụng các phương tiện ngôn ngữ có lúc vượt quá hiện thực, không có trong hiện thực nhưng đều là để nói thật tình cảm, cảm giác của chủ thể. Nói quá lên so với sự thật cũng là một cách thể hiện sự dũng cảm, dám bộc bạch tấm chân tình của mình trước người thương mà không cần biết có được đáp lại hay không. Do vậy, cách nói cường điệu của người Nam Bộ cốt là nằm ở tấm lòng chứ không phải ở những ngôn từ trau chuốt, bóng bẩy. Ngôn từ chỉ là một phương tiện để cảm xúc cất cao đôi cánh.

4. Phương thức cường điệu trong phương ngữ Nam Bộ sử dụng các chất liệu liên tưởng mang đậm dấu ấn văn hóa Nam Bộ và thể hiện được phần nào tư duy ngôn ngữ của người Nam Bộ: tư duy từ trừu tượng đến cụ thể, thích hình tượng hóa tâm trạng, tình cảm. Cách nói cường điệu trong phương ngữ Nam Bộ do vậy mang tính ví von, nhiều xúc cảm.

5. Cách tiếp cận của đề tài đối với cách nói cường điệu trong phương ngữ Nam Bộ chủ yếu từ góc độ phong cách học và bước đầu phân tích một số giá trị biểu trưng của ẩn dụ tri nhận. Đây sẽ là sự gợi mở cho những nghiên cứu khác về cách nói cường điệu trong các phương ngữ khác của tiếng Việt. Hoặc từ góc độ lý thuyết ngôn ngữ học tri nhận, có thể khảo sát phương thức cường điệu qua hệ thống các giá trị biểu trưng. Từ đây sẽ mở ra một hướng nghiên cứu mới cho mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy.

TÀI LIỆU THAM KHẢO



Tiếng Việt:

1. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb. ĐHQGHN, Hà Nội.

2. Diệp Quang Ban – Hoàng Văn Thung (2006), Ngữ pháp tiếng Việt (tập 1), Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

3. Đỗ Hữu Châu (2009), Đại cương Ngôn ngữ học – tập 2 Ngữ dụng học, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

4. Hoàng Thị Châu (1989), Tiếng Việt trên các miền đất nước, Nxb. KHXH, Hà Nội.

5. Nguyễn Văn Chiến (1992), Ngôn ngữ học đối chiếu và đối chiếu các ngôn ngữ Đông Nam Á, ĐHSPNN Hà Nội.

6. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (2001), Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

7. Trần Văn Cơ (2007), Ngôn ngữ học tri nhận (chi chép và suy nghĩ), Nxb. Khoa học xã hội, TP. Hồ Chí Minh.

8. Nguyễn Phú Cường (2008), Đặc trưng phương ngữ Nam Bộ qua “Hương rừng Cà Mau” của Sơn Nam. Trong Ngữ học trẻ 2007, Nxb Đại học Sư phạm.

9. Nguyễn Đức Dân (1998), Ngữ dụng học, Nxb. Giáo dục.

10. Hữu Đạt (1999), Phong cách học tiếng Việt hiện đại, Nxb. KHXH, Hà Nội . 11. Bảo Định Giang-Nguyễn Tấn Phát – Trần Tấn Vĩnh – Bùi Mạnh Nhị (1984), Ca

dao dân ca Nam Bộ, Nxb. TPHCM.

13. Lê Thị Diệu Hà (2005), Đặc trưng ngôn ngữ ca dao tình yêu Nam Bộ. Trong Ngữ học trẻ 2005, Hội Ngôn ngữ học Việt Nam – Sở Giáo dục và Đào tạo Thừa Thiên Huế.

14. Huỳnh Thị Hồng Hạnh (2001), Đặc điểm ngữ nghĩa, ngữ pháp của vị từ có yếu tố đứng sau biểu thị mức độ cao trong tiếng Việt, Luận án tiến sĩ Ngữ văn.

15. Đỗ Thị Hòa (2003), Vài nét về biểu tượng trong ca dao người Việt. Trong Ngữ học trẻ 2002, Hội Ngôn ngữ học Việt Nam.

16. Hội văn nghệ dân gian Việt Nam và Trường ĐH Cần Thơ (2004), Tìm hiểu đặc trưng di sản văn hóa, văn nghệ dân gian Nam Bộ, Nxb. KHXH, Hà Nội.

17. Nguyễn Hữu Hiệp (2007), Hò xạo – Kiểu hò độc đáo của người thôn dân Nam bộ, Tập san KTNN, số 606.

18. Đinh Gia Khánh chủ biên, Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn (2002), Văn học dân gian Việt Nam, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

19. Khoa Ngữ văn Đại học Cần Thơ (1997), Văn học dân gian ĐBSCL, Nxb. Giáo dục, TP.HCM.

20. Nguyễn Trọng Lạc chủ biên (1997), Phong cách học tiếng Việt, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

21. Đinh Trọng Lạc chủ biên, Nguyễn Thái Hòa (1999), Phong cách học tiếng Việt, Nxb. Giáo dục, Hà Nội

22. Trần Thị Ngọc Lang (1995), Phương ngữ Nam Bộ, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

23. Trần Thị Ngọc Lang (2009), Đặc điểm phương ngữ Nam Bộ trong ca dao – dân ca, Tạp chí Khoa học xã hội, số 10.

24. Nguyễn Lân (2000), Từ điển từ và ngữ Việt Nam, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh. 25. Nguyễn Thế Lịch (1991), Từ so sánh đến ẩn dụ, Tạp chí Ngôn ngữ, số 3.

26. Nguyễn Thế Lịch (1998), Về các tính chất của ngôn ngữ nghệ thuật, Tạp chí Ngôn ngữ, số 4.

27. Đỗ Thị Kim Liên (2005), Giáo trình Ngữ dụng học, Nxb. ĐHQG Hà Nội. 28. Sơn Nam (2008), Hương rừng Cà Mau, Nxb. Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.

29. Trần Văn Nam (2010), Biểu trưng trong ca dao Nam Bộ, Nxb. ĐHQG, Hà Nội. 30. Bùi Mạnh Nhị (1984), Một số đặc điểm ngôn ngữ của ca dao – dân ca Nam Bộ,

Tạp chí Ngôn ngữ, số 1.

31. Bùi Mạnh Nhị (2003), Truyện Ba Phi và văn hóa dân gian Nam Bộ, tạp chí Nguồn sáng dân gian, số 1.

32. Hoàng Phê (1973), Ý kiến về một vấn đề nhỏ: ưu hay iu?, Tạp chí Ngôn ngữ, số 4.

33. Huỳnh Thị Lan Phương, Nguyễn Văn Nở (2007), Vài nét về ngôn ngữ tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh. Trong Ngữ học trẻ 2006, Nxb Đại học Sư phạm.

34. Thạch Phương, Hồ Lê, Huỳnh Lứa, Nguyễn Quang Vinh (1992), Văn hóa dân gian người Việt ở Nam Bộ, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

35. Mai Thị Kiều Phượng (2011), Ẩn dụ với ý nghĩa hàm ẩn của từ tiếng Việt, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.

36. Minh Tân – Thanh Nghị – Xuân Lãm (1999), Từ điển tiếng Việt, Nxb. Thanh Hóa.

37. Đào Thản (1981), Thử tìm hiểu vấn đề tiêu chí nhận dạng các đơn vị từ vựng đặc trưng cho khẩu ngữ, trong Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt về mặt từ ngữ (tập 1), Nxb. KHXH, Hà Nội.

38. Đào Thản (1998), Lối nói phóng đại trong tiếng Việt, trong Từ ngôn ngữ chung đến ngôn ngữ nghệ thuật, Nxb. KHXH, Hà Nội.

39. Nguyễn Kim Thản, Nguyễn Trọng Báu, Nguyễn Văn Tu (1982), Tiếng Việt trên đường phát triển, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.

40. Lý Toàn Thắng (2009), Ngôn ngữ học tri nhận từ lí thuyết đại cương đến thực tiễn tiếng Việt, Nxb. Phương Đông, TP. Hồ Chí Minh.

41. Trần Ngọc Thêm (1997), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb. TPHCM. 42. Trần Minh Thương (2010), Cách nói của người miền Tây Nam Bộ qua ca dao.

Trong Văn hóa phi vật thể người Việt miền Tây Nam Bộ, Kỷ yếu hội thảo, Văn phòng đại diện Tạp chí Văn hóa nghệ thuật – Khoa Văn hóa học Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM.

43. Huỳnh Công Tín biên soạn (2007), Từ điển từ ngữ Nam Bộ, Nxb. Khoa học xã hội, TP. Hồ Chí Minh.

44. Lê Minh Tôn (2008), Đặc trưng phương ngữ Nam Bộ trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư. Trong Ngữ học trẻ 2007, Nxb Đại học Sư phạm.

45. Nguyễn Đức Tồn (2002), Tìm hiểu đặc trưng văn hóa – dân tộc của ngôn ngữ và tư duy ở người Việt (trong sự so sánh với những dân tộc khác), Nxb. ĐHQGHN, Hà Nội.

46. Huỳnh Ngọc Trảng biên soạn (2006), Ca dao dân ca Nam kỳ Lục tỉnh, Nxb. Tổng hợp Đồng Nai.

47. Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia – Viện Thông tin khoa học xã hội (2003), Những vấn đề văn học và ngôn ngữ học (30 năm thông tin các khoa học ngữ văn), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.

48. Trường ĐH Sư phạm TP. HCM – Trường CĐ SPĐT (1986), Thơ văn Đồng Tháp (Tuyển tập 1, 2), Nxb. Tổng hợp Đồng Tháp.

49. Cù Đình Tú (2001), Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt, Nxb. Giáo dục, TP. Hồ Chí Minh.

50. Nguyễn Ngọc Tư (2005), Cánh đồng bất tận – Những truyện hay và mới nhất, Nxb. Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.

51. Hoàng Tuệ (1984), Cuộc sống ở trong ngôn ngữ, Nxb. Tác phẩm mới, Hà Nội. 52. Viện Ngôn ngữ học (2002), Từ điện tiếng Việt phổ thông, Nxb. TPHCM.

53. Viện Văn hóa (1987), Mấy đặc điểm văn hóa Đồng bằng sông Cửu Long, Nxb. Tổng hợp Hậu Giang.

54. Trần Quốc Vượng (2003), Ba Phi – U Minh – Cà Mau và tâm lý ngoa dụ của con người, Tạp chí Nguồn sáng dân gian, số 1.

55. Nguyễn Như Ý biên soạn (1997), Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

Tiếng Anh:

56. D. Geeraerts, Noncorrespondence. Trong R. E. Asher, The encyclopedia of language and linguistics, Pergamon Press, 1994, Vol. 5, pp. 2822-2824.

PHỤ LỤC 1

PHƯƠNG THỨC CƯỜNG ĐIỆU TRONG PHƯƠNG NGỮ NAM BỘ ĐƯỢC CẤU TẠO THEO PHẠM TRÙ NGỮ PHÁP – NGỮ NGHĨA

STT Dạng cường điệu Phương thức

cường điệu Ngữ cảnh 1 Hết cỏ Tháp Mười Sử dụng hình ảnh không có trong hiện thực ĐHSPTPHCM-TVĐT-T2-c.16- tr.46

Bao giờ hết cỏ Tháp Mười Thì dân ta mới hết người đánh Tây. 2 Cạn nước Đồng Nai Sử dụng hình ảnh không có trong hiện thực ĐHSPTPHCM-TVĐT-T2-c.17- tr.46

Bao giờ cạn nước Đồng Nai Sụt chân đất Tháp mới sai lời nguyền. 3 Sụt chân đất Tháp Sử dụng hình ảnh không có trong hiện thực ĐHSPTPHCM-TVĐT-T2-c17- tr.46

Bao giờ cạn nước Đồng Nai Sụt chân đất Tháp mới sai lời nguyền.

4 Thiếu điều đứt hơi Cụ thể hóa

ĐHSPTPHCM-TVĐT-T2- c.19.tr.46

Chạy theo mấy cháu thiếu điều đứt hơi.

5 Ba liệu bảy lo Số từ

ĐHSPTPHCM-TVĐT-T2-c.27- tr.48

Mẹ nay ba liệu bảy lo

Nỗi cho bộ đội, nỗi cho phần mình.

6 Trăm chiều Số từ

ĐHSPTPHCM-TVĐT-T2-c.28- tr.48

Gian nan chiến sĩ trăm chiều Ở đây sản xuất thêm nhiều lúa khoai.

7 Chót vót cây vông Không có trong hiện thực

ĐHSPTPHCM-TVĐT-T2-c.31-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc trưng văn hóa dân tộc trong phương thức cường điệu của phương ngữ nam bộ (Trang 83 - 128)