Các loại ẩn dụ tri nhận tham gia vào cách nói cường điệu trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc trưng văn hóa dân tộc trong phương thức cường điệu của phương ngữ nam bộ (Trang 53 - 64)

7. Cấu trúc của luận văn

2.4 Các loại ẩn dụ tri nhận tham gia vào cách nói cường điệu trong

Nam Bộ

2.4.1 Ẩn dụ cấu trúc

“Ẩn dụ cấu trúc là loại ẩn dụ khi nghĩa (hoặc giá trị) của một từ (hay một biểu thức) này được hiểu (được đánh giá) thông qua cấu trúc của một từ (hoặc một biểu thức) khác” [7, tr.295]. Kiểu ẩn dụ này thường sử dụng kết quả của quá trình biểu trưng hóa (vật thể và ngôn ngữ) và của sự liên tưởng. Với ẩn dụ tri nhận, những nét nghĩa biểu trưng không bộc lộ ra ngoài, chúng là những nét nghĩa hàm ẩn.

Trong cách nói cường điệu của phương ngữ Nam Bộ, ẩn dụ cấu trúc được sử dụng thường xuyên. Có thể nói, ẩn dụ cấu trúc là phương tiện biểu đạt hiệu quả nhất cho việc hình tượng hóa tâm trạng, tình cảm của chủ thể ngôn ngữ khi cách diễn đạt thông thường không thể đảm nhiệm được. Một trong những kiểu ẩn dụ cấu trúc thường thấy trong cách nói cường điệu là dạng biểu trưng “số từ”. Số từ là dạng biểu trưng thường xuất hiện trong ca dao, trong cách nói bình dân. Sở dĩ số từ được xem là một dạng ẩn

ẩn của những số từ này không nằm ở số lượng cụ thể mà là tính chất không đong đếm được, không biết bao nhiêu cho vừa đủ.

Ví dụ: các số từ bảy, ba, chín, mười… là những số từ thường xuất hiện nhất trong cách nói cường điệu của người Nam Bộ

Một mình lo bảy lo ba

Lo cau trổ muộn, lo già hết duyên.

(ĐHSPTPHCM-TVĐT-T1-tr.319)

Đèn Sài Gòn ngọn xanh ngọn đỏ Đèn Mỹ An ngọn tỏ ngọn lu

Anh đi chiến đấu diệt thù

Chíntrăng em cũng đợi, mười thu em cũng chờ.

(ĐHSPTPHCM-TVĐT-T2-c.62-tr.54)

Ham chơi bỗng đứt dây đờn

Dẫu cho chín giận mười hờn cũng nguôi.

(PVNCVHNT – CDNKLT – tr. 37)

Ngoài số từ, cách nói cường điệu còn sử dụng ẩn dụ cấu trúc thông qua hình thức của một biểu thức ngôn ngữ. Các biểu thức này rất đa dạng, phong phú về mặt nội dung. Có khi cùng một nghĩa (giá trị) nhưng được biểu trưng bằng nhiều biểu thức với các hình ảnh liên tưởng khác nhau.

Ví dụ:

Anh xa em chưa đầy một tháng,

Nước mắt lai láng hai mươi tám đêm ngày.

Tui xa mình chưa hết con trăng,

Nhà hư, cột gãy, nhện giăng tứ bề.

(ĐHCT-VHDGĐBSCL-tr.472)

Trong hai câu ca dao này, “nước mắt lai láng hai mươi tám đêm ngày”, “nhà hư, cột gãy, nhện giăng tứ bề” là ẩn dụ tri nhận bởi vì ý nghĩa biểu trưng của chúng: “đau đáu nhớ thương, luôn trông ngóng người yêu” vẫn còn ẩn chứa trong chúng.

Trong câu bình thường, ẩn dụ cấu trúc có thể được bắt gặp trong những hình thức ngôn từ dân dã nhất.

Ví dụ: “Nhiều bữa hát ế ngoi ngóp nằm nghe mưa dầm, nhiều bữa đứng soát vé bị bọn du đãng địa phương rượt chạy xịt khói, Thàn muốn về nhà nhưng sợ ông già cười

thúi mũi”. (NNT – CĐBT – tr. 9)

Nghĩa hàm ẩn của “chạy xịt khói”, “cười thúi mũi” vẫn còn được ẩn giấu bên trong cụm từ này, đó là: “chạy hết tốc lực, cực nhanh”, “chọc quê, chế giễu”. Chỉ có dùng hình ảnh cường điệu, nói quá lên như vậy mới mang đến hiệu quả nghệ thuật như mong muốn của tác giả, vừa gợi hình vừa có tính hài hước là nét đặc trưng riêng của giọng văn Nguyễn Ngọc Tư.

Ẩn dụ cấu trúc còn được biểu hiện ở nhiều những hình ảnh liên tưởng khác nữa. Dù dưới hình thức nào, chúng cũng là một phương tiện không thể thiếu của cách nói cường điệu bởi tính hàm súc và giàu sức biểu cảm.

2.4.2 Ẩn dụ vật chứa

Theo Trần Văn Cơ, con người với bộ da bao bọc xung quanh là vật chứa toàn bộ thế giới nội tại nằm bên trong lớp da đó. Thế giới nội tại này rất phức tạp và đa dạng, bao gồm thế giới vật lí – sinh lí: nội tạng, hệ thần kinh, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa, các cơ bắp…thế giới trí tuệ tinh thần, thế giới cảm xúc và ý chí.

Mỗi bộ phận trên cơ thể con người, đến lượt mình, lại là vật chứa những thế giới khác, chẳng hạn, cái đầu là vật chứa bộ não của con người, bụng theo tâm thức của người Việt là vật chứa suy nghĩa và tình cảm, tim, gan, dạ là vật chứa tình cảm, ý chí của con người. Con người là vật chứa không khép kín, nó chừa những kênh liên lạc với thế giới ngoại cảnh, sẵn sàng phản ứng lại những tác động từ thế giới bên ngoài nhờ những cơ quan cảm giác, thính giác, thị giác.

Mỗi vật chứa là một ẩn dụ tri nhận. Người Việt có cách biểu trưng khá lý thú là lấy một số bộ phận cơ thể để biểu trưng cho thế giới tâm lí – tình cảm của con người. “Ở người Việt, thế giới tâm lí – tình cảm của con người nói chung được biểu thị một cách tượng trưng, ước lệ bằng toàn bộ cái được chứa đựng trong bụng con người” [45, tr.286].

Một số tên gọi bộ phận cơ thể được sử dụng mang tính biểu trưng trong cách nói cường điệu của người Nam Bộ:

2.4.2.1 Tim

Từ tim trong tiếng Việt nói chung và phương ngữ Nam Bộ nói riêng được xem là biểu tượng tình cảm, tình yêu. Để thể hiện tình cảm, người Nam Bộ cũng sử dụng bộ phận này để cường điệu, nhằm mục đích nhấn mạnh.

Ví dụ: “Ông thương đào Hồng từ cái giây phút đầu tiên, người đâu mà đẹp quá chừng, đẹp tới đứng tim người ta.”

(NNT – CĐBT – tr. 89)

Đây không phải là cách biểu trưng truyền thống của từ tim nhưng vẫn giữ lại được tình cảm của chủ thể dành cho đối tượng muốn giao tiếp của mình. Có một chút trìu mến, ngưỡng mộ đối với nhan sắc của “đào Hồng”, đến mức không hay biết trái tim của mình đang đập lỗi nhịp.

Từ ruột ngoài ý nghĩa biểu trưng quan hệ gia đình, từ ruột còn có ý nghĩa biểu trưng về tâm trạng, sự chịu đựng về tình cảm rất cụ thể.

Ví dụ:

Bước xuống che quạt ghe tay ngoắt, Cất mái chèo ruột thắt từng cơn.

(CDDCNB – tr. 197)

Cánh buồm bao quản gió xiêu, Nhớ em ruột thắt chín chiều quặn đau.

(HNT – CDNKLT – tr.90)

Màn treo phết đất, gió phất màn lên,

Ruột đứt từng đoạn, cũng vì em có chồng.

(ĐHCT-VHDGĐBSCL-tr.426)

Trong phương ngữ Nam Bộ, từ ruột thường đi kèm với những từ chỉ tính chất đau đớn: ruột thắt, đứt ruột, ruột đau…để diễn tả nỗi nhớ, trạng thái tương tư hoặc sự lo lắng. Đây là cách nói cường điệu thường gặp cả trong thơ ca và trong khẩu ngữ tự nhiên của phương ngữ Nam Bộ. Nghĩa hàm ẩn của cách ẩn dụ này tựu trung là: “âm thầm chịu đựng, không oán trách”.

2.4.2.3 Gan

Bộ phận cơ thể này được người Việt dùng để biểu trưng cho tinh thần, ý chí mạnh mẽ của con người. Ngoài ra, nó còn có thể biểu trưng cho tâm trạng, tình cảm tiêu cực, phủ định (như căm thù, tức giận) của con người.

Ví dụ:

Miếng ăn là miếng tồi tàn, Mất ăn một miếng lộn gan lên đầu

(ĐHCT-VHDGĐBSCL-tr.481)

Dậm chân em kêu tức Vỗ ngực em kêu trời

Gan em khô, ruột em héo, cũng bởi lời anh than.

(ĐHCT-VHDGĐBSCL-tr.378)

Nghĩa hàm ẩn của từ gan trong cách ẩn dụ này là: “sự tức giận không thể kiềm chế được”.

2.5 Sắc thái biểu cảm của các kết hợp ngôn ngữ trong phương thức cường điệu

2.5.1 Các kiểu sắc thái biểu cảm trong phương thức cường điệu

Khi các phương tiện ngôn ngữ được kết hợp với nhau để tạo thành cách nói cường điệu trong phương ngữ Nam Bộ thì ngoài sự khác biệt về phạm vi biểu vật và cấu trúc biểu niệm còn có sự khác biệt về sắc thái biểu cảm. Các yếu tố ngôn ngữ trong phương thức cường điệu có tác dụng tạo ra sắc thái nghĩa mới, có giá trị biểu lộ tình cảm.

Tuy nhiên, khi xem xét khả năng biểu thị sắc thái tình cảm của các yếu tố cường điệu cần thiết phải có sự thận trọng bởi trong nhiều trường hợp sự định hướng nghĩa biểu cảm của các yếu tố không hoàn toàn rõ ràng. Nếu như không dựa vào ngữ cảnh thì khó xác định hướng biểu cảm của một số yếu tố được sử dụng để cường điệu.

Từ các căn cứ trên, khi xem xét các yếu tố cường điệu ở bình diện khả năng biểu thị sắc thái tình cảm, chúng tôi chia thành hai nhóm:

 Nhóm biểu thị sắc thái tình cảm tích cực (Positive)

Nhóm này bao gồm các yếu tố ngôn ngữ diễn tả tình cảm, tư duy tích cực như vui, hạnh phúc, sung sướng, yêu, thương…: Anh thương em… mấy sông anh cũng lội, mấy hòn anh cũng leo, Anh thương em ruột thắt gan bào…

Nhóm này bao gồm các yếu tố ngôn ngữ diễn tả tình cảm, tư duy tiêu cực như buồn, nhớ, ghét, đau…: thất tình…dựa mai, mai ngã, dựa đình đình xiêu, Ruột đau như

2.5.2 Giá trị định hướng lập luận của các yếu tố ngôn ngữ trong phương thức cường điệu

Lí thuyết lập luận hiện nhìn chung vẫn là một lĩnh vực nghiên cứu còn khá mới mẻ trong ngôn ngữ học Việt Nam. Tuy vậy, lập luận cũng đã được các nhà ngôn ngữ học xem xét từ nhiều phương diện khác nhau tạo thành một hệ thống lí thuyết tương đối vững chắc.

“Về phương diện thực tiễn, “lập luận là một hoạt động bằng logic ngôn từ mà người nói thực hiện nhằm tác động tới quần chúng” [14, tr.85].

“Về phương diện ngôn ngữ, “sự lập luận là một hoạt động – một thao tác ngôn ngữ, qua đó người nói đưa ra một hoặc một số phát ngôn làm luận cứ mà cấu trúc ngôn ngữ và nội dung của chúng đưa người nghe tới những chuỗi liên kết dẫn tới một kết luận nào đó” [14, tr.85].

“Về mặt phương pháp thì “sự lập luận là thao tác mà người nói tìm kiếm những lí lẽ tốt làm cho người nghe chấp nhận một kết luận nào đó, đi tới một xác tín nào đó”[14, tr.85].

Các phương diện trên chủ yếu vẫn quan tâm đến lập luận ở góc độ cấu trúc hình thức. Thời gian gần đây, khi những vấn đề về ngữ dụng học và lí thuyết lập luận được các nhà Việt ngữ học quan tâm nhiều hơn thì một số người đã đặt vấn đề khảo sát một số lớp từ được coi là tác tử định hướng lập luận trong tiếng Việt. Ở bình diện ngữ nghĩa – ngữ dụng, khi tham gia vào phát ngôn, các yếu tố cường điệu cũng có thể được xem như một tác tử định hướng lập luận.

Theo như định nghĩa của Nguyễn Đức Dân, “tác tử lập luận là những yếu tố tác động vào một phát ngôn sẽ tạo ra một định hướng nghĩa làm thay đổi tiềm năng lập luận của phát ngôn”[14, tr.87].

Dựa vào định nghĩa này, chúng ta thử tiến hành phân tích cấu trúc – ngữ nghĩa và giá trị định hướng lập luận của những yếu tố cường điệu.

a. Tính chất đặc biệt trong cấu trúc ngữ nghĩa của yếu tố ngôn ngữ trong phương thức cường điệu đã tạo ra khả năng định hướng lập luận

Phương thức cường điệu như được khảo sát ở mục 2.1 và 2.2 của đề tài là những cấu trúc gồm một tính chất, sự việc được nhấn mạnh, nhân lên gấp nhiều lần, được tạo thành bởi một kết hợp tự do các yếu tố ngôn ngữ theo quan hệ so sánh, liên tưởng, các yếu tố này đều mang nghĩa biểu cảm.

Chính nhờ sắc thái biểu cảm của yếu tố biểu thị mức độ cao mà chúng có thể tham gia định hướng lập luận khi vận dụng trong phát ngôn. Trong một chừng mực nào đó, chúng có thể được xem như một loại tác tử định hướng lập luận.

Trong thực tế, sắc thái biểu cảm của các yếu tố cường điệu trong phương thức cường điệu vừa đa dạng, vừa tinh tế và linh hoạt. Hướng biểu cảm và sắc thái biểu cảm cụ thể như thế nào là tùy thuộc vào nhận thức của người tiếp nhận.

b. Giá trị định hướng lập luận của yếu tố ngôn ngữ trong phương thức cường điệu

Sau khi xem xét các hướng biểu cảm khác nhau của phương thức cường điệu, ta thấy chúng cũng có thể được sắp xếp theo một thang độ từ thấp lên cao. Hay nói cách khác nó cũng là một tác tử để thang độ hóa sự vật và tạo nên những lập luận.

Ví dụ: So sánh về mức độ “thương”, chủ thể trữ tình có nhiều cách diễn đạt khác nhau, khi dùng trong lập luận có tác dụng sắp xếp thang độ từ thấp lên cao:

1. Sao rua chín cái Sao bánh lái nằm chồng

Em thương anh từ thuở mẹ bồng trên tay. (p)

(ĐHSPTPHCM-TVĐT-T1-tr.265) 2. Sao rua chín cái

Sao bánh lái nằm ngang

Em thương anh từ thuở mẹ mang trong lòng. (ĐHSPTPHCM-TVĐT-T1-tr.265) 3. Sao rua chín cái

Sao bánh lái nằm kề

Em thương anh từ thuở má về với ba.

(ĐHSPTPHCM-TVĐT-T1-tr.265) 4. Em thương anh từ rất lâu rồi.

Những câu này giống nhau ở chỗ đều cùng mang một nội dung thông báo về “em thương anh” nhưng có sự khác nhau căn bản về sắc thái biểu cảm và sự định hướng đánh giá.

Qua so sánh các hướng lập luận với cùng những thông tin miêu tả (p) như nhau, ta thấy các câu (1), (2), (3) và (4) khác nhau ở định hướng lập luận. Định hướng lập luận của (4) xuất phát từ “lí lẽ chung” (topos) chứ không phải xuất phát từ sắc thái biểu cảm. Thuật ngữ “Topos”, theo cách gọi của Gs. Đỗ Hữu Châu là “lẽ thường”, “là những chân lí thông thường có tính chất kinh nghiệm, không có tính tất yếu, bắt buộc như các tiền đề logic, mang đặc thù địa phương hay dân tộc, có tính khái quát…” [3, tr.272].

Như vậy, lập luận (4) là lập luận theo chuẩn mực có sẵn, thông thường, dựa vào sự kết hợp ngôn từ chuẩn trong tiếng Việt.

So sánh (1), (2), (3) với (4) ta thấy (1), (2) và (3) có sức thuyết phục cao hơn (4). Theo Aristote (dẫn theo Đỗ Hữu Châu), có 3 nhân tố phải đạt tới để thuyết phục người nghe, đó là:

Logos: nhân tố lí lẽ Pathos: nhân tố xúc cảm

Muốn thuyết phục người nghe cần phải hội đủ cả ba nhân tố nói trên. Nếu như không kể đến nhân tố thứ ba (ethos) thì giữa (1) – (2) – (3) có chung nhân tố thứ nhất (logos) nhưng khác nhau ở nhân tố thứ hai (pathos), còn (4) hoàn toàn không có nhân tố thứ hai (pathos). So sánh (1) – (2) – (3) ta thấy (3) mang màu sắc biểu cảm cao hơn (2), và (2) cao hơn (1). Suy cho cùng, cái mà người nói muốn người nghe đi tới qua thông tin miêu tả (p) có thể là một thái độ, một sự đánh giá, một nhận định hay một hành động nào đó.

Các phát ngôn (1), (2), (3) và (4) là những phát ngôn có cấu trúc nghĩa như nhau nhưng những kết hợp ngôn ngữ mang yếu tố cường điệu trong (1), (2), (3) đã làm thay đổi tiềm năng lập luận của các phát ngôn chứa chúng. Rõ ràng những yếu tố ngôn ngữ mang tính cường điệu đó có thể được xem như những tác tử lập luận có vai trò định hướng nghĩa cho phát ngôn.

Tiểu kết

Các phương tiện ngôn ngữ được sử dụng trong phương thức cường điệu của phương ngữ Nam Bộ tương đối đa dạng, phong phú, mang nét riêng của phương ngữ Nam Bộ, bao gồm: sử dụng số từ mang ý nghĩa khái quát, ước lệ; sử dụng lối nói phủ định; cụ thể hóa những cảm xúc trừu tượng; có sự lẫn lộn các tri thức thông thường; sử dụng sự kiện, hình ảnh không có hoặc chưa xảy ra trong hiện thực; sử dụng từ có yếu tố nhấn mạnh. Ngoài ra, trong phương thức cường điệu ở phương ngữ Nam Bộ còn sử dụng một số cách tu từ: so sánh, ẩn dụ.

Sự chuyển hóa ý nghĩa của từ bằng phép ẩn dụ tri nhận làm cho cách nói cường điệu trong phương ngữ Nam Bộ vừa mới mẻ, đặc sắc, vừa không xa lạ với cách diễn đạt thông thường. Các giá trị biểu trưng được sử dụng trong phương thức cường điệu tương ứng với các biểu trưng trong tiếng Việt toàn dân. Mặt khác, các giá trị biểu trưng được thể hiện dưới những hình thức ngôn từ giàu hình ảnh, sinh động xuất phát từ thực tế cuộc sống ở Nam Bộ nên rất gần gũi, bình dị và chân chất, thật thà.

Bên cạnh đó, những phát hiện về giá trị định hướng lập luận của các yếu tố ngôn ngữ được sử dụng trong phương thức cường điệu góp phần làm sáng rõ một lối tư duy ngôn ngữ ở người Nam Bộ: tư duy từ trừu tượng đến cụ thể.

CHƯƠNG 3: CẤU TRÚC NGỮ NGHĨA CỦA PHƯƠNG THỨC CƯỜNG ĐIỆU NHÌN TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc trưng văn hóa dân tộc trong phương thức cường điệu của phương ngữ nam bộ (Trang 53 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)