Các yếu tố ngôn ngữ được sử dụng để cường điệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc trưng văn hóa dân tộc trong phương thức cường điệu của phương ngữ nam bộ (Trang 68 - 77)

7. Cấu trúc của luận văn

3.3 Các yếu tố ngôn ngữ được sử dụng để cường điệu

trở. Số cư dân bản địa ít ỏi, thưa thớt. Do ở cận xích đạo nên Nam Bộ có khí hậu nóng và ẩm, nhưng nhờ hệ thống kênh rạch chằng chịt: 2500 km sông rạch tự nhiên và 2500 km sông rạch đào, nên mặc dù lượng bức xạ mặt trời cao nhưng vẫn không quá nóng, mưa nắng thuận hòa, ít khi có thiên tai xảy ra.

Thiên nhiên nhiệt đới, gió mùa ở Nam Bộ không chỉ có mặt thuận lợi cho cây trồng, vật nuôi, đời sống con người. Mỗi sự nhận biết và sử dụng được cái thuận lợi của thiên nhiên đó lại đồng thời đỏi hỏi phải tìm ra cái khó khăn của thiên nhiên đó để thích nghi hay khắc phục. Thành quả của công trình chinh phục thiên nhiên Nam Bộ là sản phẩm đầy sáng tạo của con người Việt Nam, tạo một số nét riêng của bản sắc văn hóa Việt Nam.

3.3 Các yếu tố ngôn ngữ được sử dụng để cường điệu mang đậm sắc thái văn hóa Nam Bộ Nam Bộ

3.3.1 Phương ngữ Nam Bộ - cơ sở tạo ra các kết hợp ngôn ngữ trong phương thức cường điệu của người Nam Bộ

Phương ngữ là một hiện tượng ngôn ngữ phổ biến của hiện thực văn hóa và lịch sử. Trong giới hạn của một ngôn ngữ, phương ngữ phản ảnh các đặc điểm tự nhiên và lịch sử của một địa bàn sinh tụ, một hệ thống ứng xử văn hóa cụ thể. Quy luật phát triển lịch sử không đồng đều dẫn tới sự xuất hiện các phương ngữ và những đặc điểm trong quá trình phát sinh và phát triển của chúng. Phương ngữ Nam Bộ cũng thuộc phạm trù hiện thực nói trên.

Phân vùng tiếng Việt là một vấn đề được bàn luận sôi nổi trong giới nghiên cứu phương ngữ học. Có nhiều ý kiến khác nhau trong việc phân chia các vùng phương ngữ trong tiếng Việt: chia thành hai vùng phương ngữ (H. Maspero, M.V. Gordina và I.S. Bystrov, Hoàng Phê), chia tiếng Việt thành ba vùng phương ngữ (Nguyễn Bạt Tụy,

Hoàng Thị Châu, Vương Hữu Lễ), chia tiếng Việt thành bốn phương ngữ (Nguyễn Kim Thản)… [4]. Dù có sự khác nhau trong cách phân chia vùng phương ngữ tiếng Việt nhưng các nhà ngôn ngữ học đều khẳng định sự tồn tại của phương ngữ Nam Bộ. Hoàng Phê gọi đó là tiếng miền Nam, nơi có Sài Gòn làm trung tâm [32]. Nguyễn Kim Thản và một tập thể tác giả gọi đó là phương ngữ Nam [39]. Nguyễn Văn Ái gọi đó là phương ngữ Nam bộ. Hoàng Thị Châu gọi đó là một bộ phận của phương ngữ Nam – phương ngữ “trải dài từ đèo Hải Vân đến miền cực Nam của đất nước, một phương ngữ mới được hình thành dần dần trong vòng năm thế kỉ gần đây” [4, tr.90].

“Trên nền tảng của tiếng Việt toàn dân, đã xuất hiện và phát triển nhanh chóng, từ thế kỉ XVII, một tiếng Việt địa phương ở Nam Bộ, gọi là phương ngữ Nam Bộ” [34, tr.228]. Khác với các phương ngữ ở Việt Nam, phương ngữ Nam Bộ ra đời sau cùng (hơn ba trăm năm nay) và đặc biệt là mang tính thống nhất cao.

Phương ngữ Nam Bộ là cơ sở tạo ra các kết hợp ngôn ngữ trong phương thức cường điệu của người Nam Bộ. Vốn từ vựng Nam Bộ là nền tảng tạo nên sự phong phú và độc đáo trong cách nói cường điệu của người dân nơi đây. Tìm hiểu phương ngữ Nam Bộ, dễ nhận ra sự phong phú của mảng từ sông nước. Các từ nước lớn, nước ròng, nước giựt, nước nhảy, nước nổi, nước đứng miêu tả trạng thái thủy triều, các từ xẻo, đìa, láng, trấp, bưng, biền, tắc, ngọn gọi tên các loại hình địa hình có liên quan tới sông nước… trong phương ngữ Nam Bộ chính là phản ánh ngôn ngữ về điều kiện tự nhiên ở địa phương.

Các từ ngữ chỉ mức độ là nét riêng trong cách cấu tạo từ ngữ của phương ngữ Nam Bộ: quá tay, quá trời, quá trời đất, hết lớn, ác chiến, hết hồn, dữ dằn, khủng khiếp, quá tổ, quá sá, hết biết, hết cỡ, quá cỡ, hết nước, hết chỗ nói…cùng nghĩa với quá, rất.

Về phong cách, phương ngữ Nam Bộ mang rõ dấu ấn đời sống tinh thần của nhân dân lao động, trong đó nổi bật là sự hài hước hóm hỉnh, khỏe khoắn mộc mạc và giàu hình tượng, ví dụ bị mất chỗ làm và thu nhập ổn định thì nói là “bể chén cơm”, gan lì thì nói là “cóc cắn trời gầm không nhả”, làm việc gì tới mức tột cùng thì nói là “Tới bến” hay “Chết bỏ”, về kẻ vô lễ hỗn láo, phá gia chi tử thì nói là “đồ đâm cha chém chú”, sợ sệt thì nói là “sợ xếp (cánh) ve”. “Trong lời ăn tiếng nói, người Nam Bộ thích diễn đạt cụ thể, với đường nét rõ ràng, hình ảnh sinh động, thẳng tuột, không quanh co úp mở, gây ấn tượng sâu, chân chất và khỏe khoắn” [34, tr. 246]. Khoảng cách giữa tiếng Việt khẩu ngữ và tiếng Việt văn chương trong phương ngữ Nam Bộ không rộng như ở các phương ngữ Trung Bắc, điều này dẫn tới những hiện tượng rất tinh tế song cũng rất dân dã trong văn học viết Nam bộ cuối thế kỷ XIX như Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Văn Lạc rồi thế kỷ XX như Vương Hồng Sển, Sơn Nam và gần đây là Nguyễn Ngọc Tư…

Phương ngữ Nam Bộ là một dạng từ ngữ địa phương của vùng đất Nam Bộ. Nó thể hiện cách nói, cách sử dụng từ ngữ, kiểu phát âm riêng của con người Nam Bộ. Phương ngữ Nam Bộ còn là nơi chứa đựng các yếu tố văn hóa, phong tục tập quán, sinh hoạt xã hội của con người và vùng đất Nam Bộ.

Phương ngữ Nam Bộ ra đời tuy có muộn hơn so với phương ngữ của các vùng khác, nhưng không vì thế mà nó nghèo nàn, hời hợt, mà trái lại rất đa dạng, phong phú và sâu lắng. Nó chứa đựng các yếu tố văn hóa, phong tục tập quán cùng tính cách của con người Nam Bộ. Phương ngữ Nam Bộ không chỉ đơn thuần là khẩu ngữ của người Nam Bộ mà nó đã bước vào văn học nghệ thuật với một tư thế rất đường hoàng.

3.3.2 Các yếu tố ngôn ngữ được sử dụng để cường điệu phản ảnh đời sống văn hóa của người Nam Bộ

Đời sống văn hóa của người Nam Bộ được thể hiện trong các yếu tố ngôn ngữ để cường điệu chủ yếu là các đặc trưng về phương tiện đi lại, nhà cửa, vật dụng, tín

ngưỡng… Trong thời kỳ hình thành và phát triển của văn hóa Óc Eo từ thế kỷ I đến thế kỷ VII, khu vực Óc Eo - Ba Thê được nhìn nhận là một cảng biển - đô thị của vương quốc cổ Phù Nam. Để có thể tồn tại và phát triển, cư dân Óc Eo đã tạo ra những điều kiện sống thích hợp, chấp nhận và khai thác những mùanước nổi, nước lêntheo chu kỳ hàng năm. Đặc điểm nổi bật của lối sống cư dân văn hóa Óc Eo là tiếp tục cuộc sống trên nhà sàn ven hệ thống sông rạch tự nhiên và nhân tạo, chọn các vùng đất cao như đồi, gò, giồng…để cư trú và canh tác.

Với hệ thống sông ngòi chằng chịt, cảnh tượng sông nước đã đi vào đời sống văn hóa của người Nam Bộ như một thành tố không thể thiếu và góp phần làm nên nét đặc trưng của vùng. Các hoạt động sản xuất, sinh hoạt hàng ngày của cư dân nơi đây luôn gắn bó với mọi biến động của các dòng sông rạch, con nước.

Người Nam Bộ đã cảm nhận sâu sắc đặc điểm thiên nhiên đó, và chính họ đã biết tận dụng và phát huy loại phương tiện tối ưu nhất cho việc đi lại, vận chuyển trên sông nước. Sự xuất hiện của lớp từ vựng chỉ phương tiện đi lại trên sông nước chính là một biểu hiện của việc “phạm trù hóa hiện thực” trong phương ngữ Nam Bộ. Ở Bắc Bộ, những hình ảnh tiêu biểu làm nên gương mặt của nông thôn cổ truyền – cây đa, bến nước, mái đình, lũy tre…rất hay được nhắc tới trong các bài ca dao. Câu hát Trung Bộ trùng điệp hình ảnh của núi non, rừng rú. Trong ca dao Nam Bộ, hình ảnh ghe xuồng, sông rạch xuất hiện với tần số rất cao. Chuyện với mình hay chuyện với người, nhân vật trữ tình thường mượn hình ảnh trung gian sông – nước và ghe xuồng:

Bước xuống tàu, ruột bàu, gan thắt,

Qua khỏi khúc sông này, anh Bắc, em Nam.

(ĐHSPTPHCM-TVĐT-T1-tr.239)

Ghe anh vừa mới cắm sào

Nghe em có chồng, anh muốn lộn nhào xuống sông.

-Bước xuống che quạt ghe tay ngoắt, Cất mái chèo ruột thắt từng cơn.

(BĐG-CDDCNB – tr. 161)

-Ngó lên Châu Đốc, Vàm Nao

Thấy buồm anh chạy như dao cắt lòng.

(ĐHSPTPHCM-TVĐT-T1-tr.295)

“Người nông dân, như Mác nhận xét, “trao đổi với thiên nhiên nhiều hơn là giao tiếp với xã hội”. Nền thi ca của họ, cũng giống như bản thân họ, luôn thở hít trong thiên nhiên tươi mát, sống động. Nhân dân luôn lấy những cảnh vật thân thuộc quanh mình để phô bày tâm sự”[30, tr.27]. Có thể nói, ghe thuyền ở vùng Nam Bộ là loại phương tiện đi lại, vận chuyển thông dụng của người dân nơi đây. Khi đi vào phương thức cường điệu trong phương ngữ Nam Bộ, hình ảnh ghe thuyền thô sơ giúp chuyển tải những tình cảm mộc mạc, chân chất của chủ thể trữ tình, làm cho cách nói cường điệu gần gũi và chân thành hơn.

Để thích nghi và đối phó với môi trường tại chỗ, người Nam Bộ còn tạo ra nơi cư trú và các vật dụng hàng ngày phù hợp với điều kiện tự nhiên, thể hiện được phần nào cuộc sống của con người nơi đây.

Phải căn duyên, tấm vách nát, bộ vạt sập

Tháng nước ngập em cũng ngồi

Không phải căn duyên, nhà ngói đỏ, bộ phản dồi em cũng không ham.

(ĐHSPTPHCM-TVĐT-T1-tr.260)

Hai đứa mình gá nghĩa bữa nay, Tình thật em nói vậy, hậu lai thế nào? Anh dứt lời than, em ruột thắt gan bào,

Anh đi về bển, em vô phòng đào, nước mắt như mưa!

Các câu dao trên đây chỉ mượn những hình ảnh “tấm vách nát”, “bộ vạt sập”, “nhà ngói đỏ”…làm cái cớ để đi sâu vào tâm trạng cần diễn đạt. Sở dĩ sử dụng những vật dụng đó là do chúng tồn tại sẵn trong hiện thực, luôn nằm trong tiềm thức của người dân Nam Bộ, những hình ảnh đó khi đi vào phương thức cường điệu sẽ làm cho người nghe dễ chấp nhận hơn và tin hơn vào điều được nghe.

3.3.3 Các yếu tố ngôn ngữ được sử dụng để cường điệu phản ảnh một thiên nhiên hoang sơ, đầy thách thức ở Nam Bộ

Nghệ thuật ngữ văn dân gian đã phản ánh khá trung thực và đầy đủ dấu vết của một thời “khai sơn phá thạch” với bao gian truân vất vả của con người cùng những đặc trưng tiêu biểu của thiên nhiên nơi đây. Có thể dễ dàng tìm thấy những hình ảnh rất đa dạng in đậm nét trong hàng trăm câu da dao, tục ngữ, thành ngữ về cọp, rắn hổ mang, muỗi mòng, đỉa vắt, chim trời cá nước…

Mưa to nắng cháy, nước mặn đồng chua, ma thiêng nước độc là những cụm từ đã tái hiện một cách đầy đủ nhất tính chất khắc nghiệt về khí hậu, đất đai của đất rừng phương Nam đối với đời sống của những lưu dân. Khí hậu Nam Bộ có hai mùa mưa và nắng, ngoài những cánh đồng phù sa màu mỡ thì vẫn còn rất nhiều đất hoang vu vì nhiễm mặn, nhiễm phèn đang chờ sự khai phá của con người. Rừng thì mênh mông bạt ngàn càng làm cho khí hậu trở nên ẩm thấp hơn. Trong khi đó, khí hậu ẩm thấp lại là điều kiện để muỗi mòng rắn rít đua nhau sinh sôi nảy nở. Khi nói tới Nam Bộ, người ta nghĩ ngay đến chốn:

Muỗi kêu như sáo thổi Đỉa lội như bánh canh

Cỏ mọc thành tinh Rắn đồng biết gáy.

Đó là một thiên nhiên hoang sơ, huyền bí đang chờ đón những bàn tay đến “khai thông mở lối”. Dọc theo các kinh rạch cũng như ở các cửa sông, cửa biển phù sa đặc quánh ngày đêm bồi đắp cho vùng đất trũng, những cánh đồng ngập sâu dần dần hoá thành những bãi bồi, cây cối mọc xum xuê. Ven sông, rạch thì bần, mắm, dừa nước, ô rô, cóc kèn, choại... chen chúc tạo thành một vùng sinh thái Nam Bộ đặc trưng.

Bên cạnh những khó khăn do khí hậu, đất đai, rừng rậm, sông nước gây ra cho con người thì sấu và cọp là hai mối đe dọa lớn đối với sinh mạng của người dân Nam Bộ ở buổi đầu vào khai phá:

Đường tăm tối nhờ cây đuốc tỏ Nẻo quanh co khó nỗi đi nhầm Mỗi một kì em đến thăm anh

Người thì nhát ma, người thì nhát quỷ, năm bảy ông cọp nằm em cũng cứ đi.

(ĐHSPTPHCM-TVĐT-T1-tr.232)

Những lưu dân từ miền ngoài vào đất Nam Bộ khai phá ở buổi đầu vốn là “những người nghèo khổ, những kẻ bất bình và chán ngấy chế độ phong kiến thối nát cùng cảnh chiến tranh liên miên”[34, tr.61] đã mang sẵn ý chí, quyết tâm đi tìm một cuộc đổi đời. Mặc dù họ đã từng vượt qua núi cao, rừng rậm, sông sâu nhưng vẫn không khỏi bàng hoàng, lo ngại khi đối diện với thực tế nơi đây. Cho nên, những cảnh tượng khác thường, khó có thể tưởng tượng nổi đã in sâu dấu ấn đậm nét trong tâm thức của người Nam Bộ và đi vào ngôn ngữ để ghi dấu lại một thời khai hoang, mở cõi.

Cảnh quan châu thổ còn là những cánh đồng rộng nghìn ngút tầm mắt, sông sâu nước chảy, rừng bụi um tùm, bạt ngàn, mùa nắng đất khô nẻ, mùa mưa nước ngập tràn.

Ngó lên mặt nước chói lòa sen đỏ Ngó da trời rạng tỏ mây xanh

Từ ngày chia rẽ yến anh

Nước trời còn đó mà ai đành phụ nhau.

(ĐHSPTPHCM-TVĐT-T1-tr.254)

Tháp Mười đưng lác mịt mù

Bao nhiêu cọng lác căm thù bấy nhiêu.

(ĐHSPTPHCM-TVĐT-T2-c160-tr.71)

Ai làm cho dạ em buồn,

Chim sa, cá lặn, chuồn chuồn lụy theo.

(ĐHCT-VHDGĐBSCL-tr.326)

3.3.4 Các yếu tố ngôn ngữ được sử dụng để cường điệu phản ảnh một thiên nhiên trù phú, tràn đầy sinh lực ở Nam Bộ

Thiên nhiên Nam Bộ không chỉ được khắc họa bằng những hình ảnh hoang sơ mà còn bằng một khuôn mặt trù phú, tràn đầy sinh lực. Vùng đất Nam Bộ nằm gọn trong những vĩ tuyến: từ 8035’ đến 110. Nhiệt độ và độ ẩm đều cao. Chế độ gió mùa ở đây tạo nên nhịp điệu mùa rõ rệt: từ tháng 5 đến tháng 10 là thời kì gió mùa Tây Nam, là mùa mưa, tập trung tới 80-90% lượng mưa cả năm; từ tháng 11 đến tháng 4 là thời kì gió mùa Đông Bắc. Mưa tập trung trong một số tháng làm cho hai mùa được phân biệt rõ rệt: mùa khô và mùa mưa. Chính hai mùa khí hậu này là nhịp điệu chủ đạo, điều khiển các quá trình của sự sống và phát triển của tự nhiên.

Nam Bộ là vùng đất có sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Điều kiện tự nhiên này đã ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt và sản xuất của người dân. Bên cạnh đó, hệ thống sông ngòi, kênh rạch còn cung cấp những nguồn lợi vô cùng phong phú, dồi dào. Đó là một miền châu thổ màu mỡ, tôm cá đầy sông rạch. Trong phương thức cường điệu thường thấy xuất hiện nhiều sản vật của vùng đất Nam Bộ. Không ở đâu mà nguồn lượng nông

dao vô số những hình ảnh về bông sen, cau, gừng hay một con ốc gạo, chim trời cá nước…Và các yếu tố ngôn ngữ trong phương thức cường điệu của phương ngữ Nam Bộ cũng vận dụng sáng tạo và tinh tế những hình ảnh đặc trưng đó của Nam Bộ:

-Bông sen trắng, nhụy sen vàng

Đầm sen bao nhiêu lá, anh thương nàng bấy nhiêu.

(ĐHSPTPHCM-TVĐT-T1-tr.208)

-Thương em vô giá quá chừng

Trèo cau quên ngợp, ngậm gừng quên cay.

(ĐHSPTPHCM-TVĐT-T1-tr.274)

-Trống trên lầu ai điểm canh thùng cắc Chuông ngoài biển ai trở giấc boòng boong Anh thương em ruột héo gan mòn

Giả như con ốc gạo vỏ còn ruột không.

(ĐHSPTPHCM-TVĐT-T1-tr.276)

-Ở đâu bằng xứ Lung Tràm,

Chim kêu như hát bội, cá lội vàng tợ mắm nêm.

(CDDCNB – tr. 145)

Các yếu tố thiên nhiên của vùng Nam Bộ tác động lẫn nhau làm cho cảnh quan ở đây luôn ở trạng thái chuyển đổi đa dạng nhưng vẫn dễ nhận biết. Từ miền Đông qua

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc trưng văn hóa dân tộc trong phương thức cường điệu của phương ngữ nam bộ (Trang 68 - 77)