8. Cấu trúc của đề tài
3.2. Đặc điểm ngôn ngữ văn hóa của từ chỉ phương tiện nghề cá ở
Kiên Giang xét về độ sâu phân loại trong định danh
Để phân biệt các sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan, con người đã tiến hành đặt tên, gọi tên chúng. Những tên gọi này được ra đời theo kiểu tư duy “khái quát” hoặc kiểu tư duy “cụ thể”, tức là chúng đã được phạm trù hóa. Điều này có nghĩa là bản thân mỗi đơn vị từ vựng của một ngôn ngữ chỉ có thể biểu thị khái niệm chủng hoặc khái niệm loại. Đây chính là biểu hiện của độ sâu phân loại.
Chủng được hiểu là tập hợp những từ có ý nghĩa (khái niệm) rộng, trừu tượng, khái quát và liên quan đến nhiều đối tượng. Còn loại là tập hợp những từ có ý nghĩa cụ thể, chi tiết, thường liên quan đến một đối tượng nào đó (thuộc về một chủng nào đó) với những đặc trưng nhất định. Ở trong loại lại có những đối tượng được phân loại ở cấp độ sâu hơn theo hướng chi tiết hóa đến thứ cấp với nhiều tiểu loại khác nhau.
Khảo sát lớp từ chỉ phương tiện nghề cá ở Kiên Giang, chúng tôi nhận thấy biểu hiện của độ sâu phân loại rất rõ. Cụ thể như sau:
90
Bảng 3.4. Bảng thống kê số lượng, tỉ lệ từ chỉ phương tiện nghề cá ở Kiên Giang biểu thị “độ sâu phân loại” trong định danh
Độ sâu phân loại của nhóm từ Số lượng Tỉ lệ (%)
Nhóm từ biểu thị chủng 17 2,86
Nhóm từ biểu thị loại 577 97,14
Tổng 594 100
Qua thống kê, phân tích, chúng tôi có những nhận xét sau:
Một là, số lượng từ biểu thị chủng của phương tiện nghề cá ở Kiên Giang thấp, chỉ có 17/594 đơn vị, chiếm 2,86%. Điều này đồng nghĩa với việc người dân phân loại phương tiện theo hướng khái quát hóa, trừu tượng hóa không nhiều.
Hai là, chiếm số lượng cao còn lại là những từ biểu thị mức độ loại, có tới 577/594 đơn vị, chiếm 97,14%. Số liệu này chứng minh khi định danh các phương tiện nghề cá, ngư dân Kiên Giang luôn ưa chuộng hướng phân loại chi tiết, cụ thể. Hướng phân loại này giúp người dân dễ dàng nhận diện, phân biệt các phương tiện. Hơn nữa, phần lớn từ chỉ phương tiện nghề cá ở Kiên Giang có cấu tạo là từ ghép phân nghĩa. Lớp từ này tạo ra các tên gọi có nghĩa biệt loại, phân loại cao. Vì thế, nhóm từ chỉ mức độ loại chiếm số lượng rất lớn trong lớp từ chỉ phương tiện nghề cá ở Kiên Giang là điều tất nhiên.
Tiếp tục khảo sát các từ thuộc nhóm biểu thị loại, chúng tôi lại nhận thấy các từ chỉ phương tiện nghề cá lại có sự phân chia nhỏ hơn thành nhiều tiểu loại, nhiều cấp bậc. Tùy thuộc vào những thuộc tính của đối tượng và sự lựa chọn nhiều hay ít mà yếu tố phân biệt của tên gọi các phương tiện nghề cá được chia thành bậc 1, bậc 2 hay bậc 3 để phân biệt các phương tiện. Mỗi bậc được cụ thể qua các mô hình sau:
Mô hình bậc 1: chỉ có một đặc trưng được lựa chọn để định danh (chỉ có một yếu tố phân biệt nghĩa).
Yếu tố chỉ loại Yếu tố phân biệt
Mô hình bậc 2: có hai đặc trưng được lựa chọn để định danh (có hai yếu tố phân biệt nghĩa).
Yếu tố phân biệt Yếu tố chỉ loại
Bậc 1 Bậc 2
Mô hình bậc 3: có ba đặc trưng được lựa chọn để định danh (có ba yếu tố phân biệt nghĩa).
Yếu tố phân biệt Yếu tố chỉ loại
Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3
Số lượng và tỉ lệ cụ thể của từng nhóm từ biểu thị khái niệm loại và tiểu loại thể hiện trong bảng sau:
Bảng 3.5. Bảng thống kê số lượng, tỉ lệ từ chỉ phương tiện nghề cá ở Kiên Giang biểu thị khái niệm loại và tiểu loại
TT Nhóm từ Số lượng (từ) Tỉ lệ (%) 1 Loại 56 9,71 Bậc 1 367 63,6 Bậc 2 129 22,36 2 Tiểu loại Bậc 3 521 25 90,29 4,33 Tổng 577 100
Qua bảng thống kê trên, chúng tôi thấy nhóm từ được phân loại ở mức độ loại có 56/577 đơn vị chiếm 9,71%; nhóm từ được phân loại ở mức độ tiểu loại có 521/577 đơn vị, chiếm 90,29%. Nhóm tiểu loại lại được phân loại chi tiết hơn với 3 mức độ: bậc 1, bậc 2, bậc 3. Trong số 521 đơn vị thuộc nhóm
92
có 129/577 đơn vị (chiếm 22,36%), bậc 3 có 25/577 đơn vị (chiếm 4,33%, chiếm tỉ lệ thấp nhất). Ví dụ:
Khảo sát độ sâu phân loại của từ chỉ phương tiện nghề cá cào, chúng tôi thu thập ở Kiên Giang được 25 từ chỉ tên gọi các loại cào khác nhau: cào banh lông, cào bay, cào bờ, cào cá chạch, cào chem chép, cào chiếc, cào dép, cào điện, cào đôi, cào đơn, cào gọng, cào khung, cào lếch, cào máy, cào mực, cào nghêu giống, cào nghêu thịt, cào ốc viết, cào sò huyết giống, cào sò thịt, cào tay, cào cá xệp, cào hến có răng, cào hến không răng, cào nghêu lụa.
Trong khi đó không tìm thấy từ nào chỉ phương tiện này trong Từ điển tiếng Việt [45]. Đặc biệt trong số 25 tên gọi này lại có tới 8 tên gọi được phân loại chi tiết đến bậc 2 và bậc 3: cào cá chạch, cào nghêu giống, cào nghêu thịt, cào nghêu lụa, cào ốc viết, cào sò huyết giống, cào sò thịt, cào cá xệp, cào hến có răng, cào hến không răng.
Khảo sát độ sâu phân loại của từ chỉ phương tiện nghề cá câu, chúng tôi thu thập ở Kiên Giang được 37 từ chỉ tên gọi các loại câu khác nhau: câu bè, câu buộc, câu cá, câu cá bụng con, câu cá chạch, câu cặm, câu cằn, câu cua, câu dầm, câu dăng, câu diềm, câu dục, câu đường, câu ếch, câu giăng, câu giựt, câu kiều, câu lươn, câu luồng, câu mạng, câu mập, câu mồi chạy, câu mồi trùng, câu mực, câu nhấp vịt, câu nhắp, câu phao, câu quăng, câu rà, câu rê, câu sông, câu tay, câu thả, câu thọt, câu thu lạc, câu tôm, câu treo.
Trong đó có 4 tên gọi được phân loại chi tiết đến bậc 2 (câu cá bụng con, câu cá chạch, câu mồi chạy, câu mồi trùng).
Khảo sát độ sâu phân loại của từ chỉ phương tiện nghề cá lưới, chúng tôi thu thập ở Kiên Giang được 100 từ chỉ tên gọi các loại lưới khác nhau. Trong khi đó ở ngôn ngữ toàn dân chỉ có một tên gọi chung (lưới). Trong 100 tên gọi tiểu loại lưới lại có sự phân loại khác nhau: bậc 1 (lưới bổ, lưới bóng, lưới bủa, lưới dụi, lưới ghẹ, lưới mực, lưới nổi, lưới rê, lưới nâng, lưới ném,
lưới rùng, …), bậc 2 (lưới chụp mực, lưới kéo sào, lưới kéo tay, lưới kéo tôm, …), bậc 3 (lưới kéo cá cơm, lưới rê ba lớp cá trôi, lưới vây cá cơm, lưới kéo đơn gần bờ, lưới kéo đôi xa bờ, …)